Nhu cầu và ứng dụng Polyethylene trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite kháng khuẩn trên cơ sở polyethylene chứa nano bạc lai với một số oxit kim loại (Trang 28 - 29)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Nhu cầu và ứng dụng Polyethylene trên thế giới và Việt Nam

Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến những thay đổi kỳ diệu do những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học thì công nghệ vật liệu mới (mà công nghệ polymer là một trong những ngành có nhiều ứng dụng) đã và đang phát triển không ngừng. Công nghệ polyme là một ngành vật liệu mới có khả năng sản suất ra nhiều loại sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân và thay thế cho những vật liệu truyền thống như: sắt, thép, thủy tinh, gỗ, sành, sứ... Do có các đặc tính ưu việt như: trọng lượng nhẹ, hình thức mẫu mã đẹp, tính chất cơ lý tương đương với nhiều vật liệu khác, giá rẻ nên các sản phẩm polyme từng bước thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và cuộc sống [5]. Việc sử dụng vật liệu polyme trên thế giới và Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực: chế tạo máy, xây dựng, điện tử, ống, màng phủ, bao bì.

Trên thế giới, hàng năm một lượng lớn polyme được tiêu thụ, đặc biệt là PE. Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu thì lượng PE tiêu thụ trong những năm gần đây chiếm 36 % - 40 % lượng vật liệu polyme tiêu thụ trên toàn thế giới [48].

Ở Việt Nam nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 6,8 %. Trong tổng sản lượng nhựa hàng

năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 39 %, trong khi nhựa vật liệu xây dựng chiếm khoảng 14 %, đồ gia dụng chiếm khoảng 35 % và các ngành công nghiệp khác như: điện tử, điện, giao thông vận tải chiếm khoảng 12 %. Các sản phẩm từ nhựa không những đã thay thế hầu hết hàng nhựa ngoại nhập mà còn trực tiếp tham gia xuất khẩu. Một phần lớn các sản phẩm được làm từ nhựa PE, đặc biệt là đồ gia dụng và bao bì các loại như: Bao bì mềm đơn lớp và đa lớp, bao bì dạng dệt sợi, bao bì dạng túi ở các siêu thị... phát triển rất nhanh và đã bắt đầu tham gia xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ. Chính vì nhu cầu như vậy nên mức độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam trong những năm gần đây đạt tỷ lệ rất cao.

Các công nghệ nhựa mà Việt Nam sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa gồm:

- Công nghệ phun ép (Injection Technology): Công nghệ này được sử dụng để làm các chi tiết và phụ tùng cho các thiết bị điện tử, điện lực, xe máy và ngành công nghiệp ô tô.

- Công nghệ đùn-thổi (Blow-Extrusion Technology): Đây là công nghệ thổi màng để sản xuất các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng như: PE, PP và màng PVC.

- Công nghệ sản xuất nhựa thanh Profile (Profile Technology): Ở Việt Nam, công nghệ này được sử dụng để làm các sản phẩm như: ống nước PVC, ống nước PE, ống nhôm-nhựa, cáp quang, cửa PVC, khung hình, tấm lợp, phủ tường… [1,2].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite kháng khuẩn trên cơ sở polyethylene chứa nano bạc lai với một số oxit kim loại (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)