7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
2.3.9. Khảo sát khả năng diệt khuẩn
* Các chủng vi sinh vật thử nghiệm bao gồm:
+ Vi khuẩn Gr(+): Staphylococcus aureus (ATCC 25923) cầu khuẩn gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng.
+ Vi khuẩn Gr(-): Escherichia coli (ATCC 25922) gây một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn.
+ Vi khuẩn Gr(-): Salmonella typhimurium (ATCC 14028): gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu và ngộ độc thực phẩm. - Môi trường nuôi cấy vi sinh vật: Nutrient Agar (NA), Brain Heat Infusion Broth (BHI)
- Các chủng vi sinh vật được bảo quản trong glycerol 50 % ở -20 oC và hoạt hóa trong BHI để đạt nồng độ 106 cfu/mL trước khi tiến hành thí nghiệm.
a. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của hạt lai
- Dùng pipet, hút 100 µl dung dịch vi sinh vật đã được hoạt hóa và trang đều trên bề mặt thạch.
- Đục lỗ trên bề mặt thạch, đường kính lỗ thạch d1 = 8 mm.
- Hút lần lượt 50 µl dịch mẫu ở nồng độ 0 mg/mL, 8 mg/mL, 16 mg/mL, 40mg/mL nhỏ vào giếng thạch.
- Đậy nắp đĩa petri lại, cho vào tủ ấm 37 oC để vi khuẩn phát triển trong 18-24 giờ.
Đọc và phân tích kết quả
- Lấy các đĩa thạch ra khỏi tủ ấm. Đo và ghi lại D1: Đường kính vòng vô khuẩn.
b. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của vật liệu nanocomposite * Môi trường
- Môi trường pepton (g/l): pepton (20); NaCl (5), pH = 7,2 ± 0,2. Vô trùng môi trường ở 121 °C trong 15 phút.
- Môi trường thạch thường (g/l): cao thịt (4); pepton bột (10); NaCl (5); thạch (20), pH = 7,4 ± 0,2. Vô trùng môi trường ở 121 °C trong 15 phút.
- Môi trường thạch dinh dưỡng - Brain Heart Agar, Merck: pH = 7,4 ± 0,2. Vô trùng môi trường ở 121 °C trong 15 phút.
* Phương pháp nuôi cấy
Các chủng vi sinh được cấy trên môi trường lỏng hoặc đặc đã kể trên, ở nhiệt độ 37 °C trong thời gian 24 giờ.
* Phương pháp đếm vi sinh vật tổng số trên môi trường thạch
Pha loãng mẫu huyền phù vi sinh vật trong dung dịch pepton sao cho nồng độ vi khuẩn trong mẫu khoảng 101 – 103 CFU/ml. Từ mẫu đã pha loãng, rút ra
100 ml cấy lên 3 đĩa thạch. Đặt đĩa vào tủ ấm ở nhiệt độ 37 °C, thời gian 24 giờ. Sau 24 giờ, tiến hành đếm số khuẩn lạc trên đĩa. Lựa chọn hộp có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 10 - 300.
Nồng độ vi khuẩn trong mẫu cần xác định ban đầu (X) sẽ là: X = (số khuẩn lạc đếm được/1 hộp) x 10n+1
Với n: là hệ số pha loãng.
* Đánh giá tính kháng khuẩn của vật liệu nanocomposite PE và hạt lai nano Ag/TiO2 và Ag/ZnO
Chuẩn bị canh trường vi khuẩn thí nghiệm có nồng độ 108 CFU/ml. Từ dịch thu được, dùng pipet hút ra 1 ml và tráng đều lên trên đĩa thạch. Ép miếng vật liệu nanocomposite có kích thước (50 ± 2) mm x (50 ± 2) mm với các nồng độ hạt lai thay đổi lên trên đĩa, sao cho bề mặt nanocomposite áp sát mặt thạch. Lấy vật liệu ra, đưa vào hộp lồng và đặt ngửa lên. Giữ cho môi trường trong hộp được ẩm bằng giấy lọc vô trùng và nước cất vô trùng. Để thời gian tác dụng 24 giờ, ở 37 °C. Song song tiến hành mẫu kiểm chứng với miếng vật liệu composite không chứa nano bạc.
Đánh giá hiệu quả kháng khuẩn sau thời gian ủ cần thiết: Lấy miếng vật liệu nanocomposite ra, rửa vi khuẩn trong môi trường pepton 20 %. Pha loãng dịch rửa 100 lần. Từ dịch pha loãng, rút ra 50 µl trang đều lên trên đĩa thạch. Để vào trong tủ ấm, giữ ở 37 °C trong 24 giờ. Tiến hành đếm khuẩn lạc.
Đánh giá kết quả: So sánh số khuẩn lạc đếm được trên các mẫu thí nghiệm tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ với mẫu đối chứng, tính phần trăm diệt khuẩn đối với từng nồng độ hạt lai nano Ag/TiO2 khác nhau. Trong luận án này chúng tôi đã gửi mẫu sang phòng thử nghiệm vi sinh - Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC để đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu.
Kết luận chương 2
Chương này trình bày chi tiết về quá trình thực nghiệm bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tổng hợp hệ hạt lai nano giữa bạc và các oxit kim loại TiO2, ZnO. Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hạt lai; Tiến hành phân tích đánh giá tính chất và cấu trúc của các hạt lai tổng hợp được
- Chế tạo vật liệu nanocomposite trên cơ sở nhựa PE với các hạt lai nano Ag/TiO2 và Ag/ZnO, bằng phương pháp trộn nóng chảy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hạt lai nano tới cấu trúc, tính chất cơ lý của vật liệu PE nanocomposite
Nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn của các vật liệu nanocomposit với các chủng vi khuẩn là E. coli và S.aureus là các chủng gram (-) và gram (+).
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN