Khái quát hoạt động khởi nghiệp ĐMST Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 35 - 48)

Dựa trên khảo sát 2118 người trưởng thành và 36 chuyên gia, Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018 (GEM Việt Nam 2017/2018) đã cung cấp một bức tranh bao quát về đặc điểm kinh doanh ở Việt Nam theo từng giai đoạn trong chu kỳ phát triển, từ những doanh nhân tiềm năng, đến lúc khởi sự, trải qua giai đoạn đầu, cho đến khi phát triển ổn định và cuối cùng là chấm dứt hoạt động kinh doanh. Báo cáo đã tập trung nghiên cứu các giai đoạn khởi nghiệp, tính từ lúc thành lập cho đến khi hoạt động kinh doanh được 3,5 năm.

Theo đó, hoạt động kinh doanh nói chung và khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

- Nhận thức về cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, có 46,4% người trưởng thành ở Việt Nam nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh trong năm 2017.

- Nhận thức về năng lực kinh doanh có xu hướng kém đi: Tỷ lệ người trưởng thành nhận thức là có năng lực kinh doanh năm 2017 là 53%, xếp thứ 19/54. Tỷ lệ này trung bình ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực là 53,8%.

- Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới vẫn tiếp tục tăng lên, từ mức 18,2% năm 2014, lên lên 22,3% năm 2015 và đạt 25% năm 2017, xếp thứ 19/54, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.

- Tỷ lệ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi sự ở Việt Nam năm 2017 đã tăng cao nhất trong trong giai đoạn 2013-2017, đạt 23,3%, xếp thứ 6/54 (tăng so với vị trí 20/60 của năm 2015), cao hơn so với mức bình quân 16,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.

- Các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn chủ yếu hướng đến phục vụ người tiêu dùng (74,8%). Tỷ lệ khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực chế biến đã tăng từ 14,4% lên 17,7%, còn tỷ lệ khởi sự trong lĩnh vực phục vụ

doanh nghiệp cũng đã tăng từ 3,3% lên 6,6%.

- Tỷ lệ khởi nghiệp trong doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 0,6%, xếp thứ 45/54, thấp hơn mức trung bình 1,4% của các nước phát triển dựa trên nguồn lực như Việt Nam.

- Dù các hoạt động khởi nghiệp năm 2017 đã mang tính đổi mới nhiều hơn so với năm 2015, nhất là về công nghệ. Nhưng nhìn chung, các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đa phần không mang tính đổi mới. Chỉ số đổi mới sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 13,9%, xếp thứ 48/54.

- So với năm 2015, các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp ở Việt Nam đã có định hướng quốc tế cao hơn, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ có 1,8% hoạt động có trên 25% là khách hàng nước ngoài, trong khi tỷ lệ này trung bình ở các nước phát triển ở giai đoạn I là 8%.

2.1.2. Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam

Theo báo cáo của GEM, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2017 tiếp tục có xu hướng cải thiện về điểm số ở những chỉ số đứng đầu, tuy nhiên lại giảm đi ở những chỉ số đứng sau. Thứ tự xếp hạng của các chỉ số cơ bản vẫn được duy trì khi mà cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố được đánh giá cao nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đạt 4,19 điểm (trên thang điểm từ 1 đến 5). Hai yếu tố tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao là sự Năng động của thị trường nội địa (4,15 điểm) và Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,62 điểm). Nếu những năm trước đây thường chỉ có 3 chỉ số này trong số 12 chỉ số là đạt trên mức trung bình (3 điểm), thì năm 2017 đã có thêm chỉ số về các Quy định của chính phủ (3,02). Tám chỉ số còn lại được các chuyên gia đánh giá dưới mức trung bình, trong đó ở ba vị trí cuối cùng lần lượt là: Chuyển giao công nghệ (2,19 điểm), Chương trình hỗ trợ của Chính phủ (2,09 điểm), và đặc biệt là Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông (1,83 điểm).

Hình 2.1: Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

(Đơn vị thang điểm 1-5, Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018)

Nếu so sánh với các nước ASEAN, trong số 12 chỉ số của hệ sinh thái khởi nghiệp, có hai chỉ số của Việt Nam được đánh giá tốt hơn 3 nước là Indonesia, Thái Lan và Malaysia, đó là: Cơ sở hạ tầng và Văn hóa và chuẩn mực xã hội. Trong khi đó có tới 6 chỉ số của Việt Nam kém hơn tất cả ba nước ASEAN, đó là: Tài chính cho kinh doanh, Quy định của Chính phủ, Chương trình hỗ trợ Chính phủ, Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông, Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông, Chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải có những giải pháp cải thiện để thúc đẩy các hoạt động khởi sự và kinh doanh, theo kịp với sự phát triển của các nước ASEAN, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập.

Thực trạng các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

2.1.2.1. Doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo một số nguồn tin thống kê từ các tạp chí có uy tín của nước ngoài5, Việt Nam ước tính có khoảng 3000 doanh nghiệp KNST và đang tiếp tục tăng trưởng

mạnh mẽ. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp KNST Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển, với giá trị doanh nghiệp còn tương đối thấp.

Một số doanh nghiệp KNST hiện đã và đang tập trung vào việc đưa các mô hình, giải pháp mới ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, áp dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như các Thuật toán tối ưu (Optimization), trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), ... và đã có những thành công nhất định.6Những hoạt động này cho thấy tính nhanh nhạy và khả năng bắt kịp, tham gia vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và áp dụng được các công nghệ mới nhất toàn cầu để phát triển doanh nghiệp với tính cạnh tranh cao tại thị trường trong nước và quốc tế.

2.1.2.2. Chính sách Chính phủ và khuôn khổ pháp lý

Các chính sách và khuôn khổ pháp lý những năm qua đã dần được hoàn thiện để tối đa hóa các hỗ trợ cho khởi nghiệp. Cụ thể như sau:

Các Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tầm cỡ quốc gia: Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844); Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665); Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939)

Về đầu tư cho khởi nghiệp: Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có những quy định về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp KNST. Cụ thể như sau:

- Nhà nước tham gia vào việc đầu tư cho các doanh nghiệp KNST thông qua một số hình thức như rót vốn từ ngân sách Nhà nước; bảo lãnh tín dụng; đồng thời, Nhà nước hỗ trợ các startup bằng việc miễn, giảm thuế, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật:

6Điển hình có thể kể tới như: Abivin - giải pháp phần mềm ứng dụng công nghệ 4.0; Nami - Trợ lý ảo cho

nhà đầu tư cá nhân; EKID - ứng dụng, đồ chơi và giáo cụ thông minh sử dụng công nghệ AR/VR.; Ella Study - dự án khởi nghiệp trực tuyến cho phép kết nối các học sinh có mong muốn du học hoặc học một chương

- Hỗ trợ các doanh nghiệp KNST về cơ sở vật chất, đào tạo - huấn luyện, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực,…

- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn từ khoản thu nhập từ việc đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa KNST.

Về sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyên giao công nghệ quy định một số nội dung về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm:

- Hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo;

- Công nhận quyền tài sản đối với quyền sở hữu, quyền sử dụng và các quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và cho phép sử dụng quyền này như tài sản đảm bảo cho giao dịch vay vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo;

- Cho phép sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo;

- Ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; - Có các chính sách thúc đẩy cá nhân và nhóm cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ hoạt động của trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ quốc gia.

2.1.2.3. Thị trường cho khởi nghiệp ĐMST

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, là một thị trường rộng lớn với nhu cầu cao thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp KNST trong những năm gần đây7.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp KNST cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc phát triển thị trường, đặc biệt với các doanh nghiệp có người mua là công ty, tập

đoàn lớn bởi họ chưa có các kênh thông tin, liên kết đến các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp có khách hàng là nhà nước là gặp phải các khó khăn trong quy định về đấu thầu (về kinh nghiệm, khả năng tài chính). Doanh nghiệp mà sản phẩm có hàm lượng công nghệ, nghiên cứu cao cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm, sản xuất hàng loạt và tiếp thị trên thị trường.

Ngoài ra, các sản phẩm trong nước còn có thể gặp hạn chế khi muốn vươn ra thị trường nước ngoài do thiếu các kênh thông tin, thiếu tài chính, các khác biệt về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, thiếu các nhà đầu tư chiến lược có khả năng giúp doanh nghiệp KNST vươn ra nước ngoài, v.v.

2.1.2.4. Nguồn nhân lực và lực lượng lao động

Về nguồn nhân lực trong nước: Với vai trò cơ bản là cung cấp nhân lực chất

lượng cao cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, các trường đại học trong nước đang nỗ lực tăng cường chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, số lượng trường Đại học có các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp còn khá nhỏ so với số lượng doanh nghiệp KNST trên cả nước.

Về nguồn nhân lực quốc tế: nước ta không có hạn chế trong việc tuyển lao

động nước ngoài song trong các quy định hiện hành còn những yếu tố bất cập như không có cơ chế cho lao động nước ngoài thử việc, giấy phép lao động thời hạn tối đa 2 năm và không được ký hợp đồng vô thời hạn, không có visa cho doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam thường phải xin visa du lịch (thường tối đa 3 tháng) với hạn chế nhập cảnh,...

2.1.2.5. Tài trợ và tài chính

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)8, đa số người khởi nghiệp phải huy động nguồn vốn từ các khoản tiết kiệm của bản thân (40%) hay từ gia đình (15%). Trong khi đó, cũng có khoảng 35% cá nhân đã tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, tuy nhiên chủ yếu là vay dưới dạng cá nhân và dùng các tài sản cá nhân để đảm bảo, chứ chưa thể sử dụng các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh hay các kết quả dự kiến.

Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2018, Việt Nam tiếp nhận hơn 889 triệu USD tổng số vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, tăng gần ba lần so với năm 2017 (291 triệu USD) và gấp hơn bốn lần so với năm 2016 (205 triệu USD).

Hình 2.2: Tình hình đầu tư vào startup Việt năm 2018

(Nguồn: TOPICA)

Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp KNST tại Việt Nam đến nay vẫn còn khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia9, năm 2018, khu vực Đông Nam Á đã thu hút 10,9 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp10, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%.

Thị trường vốn đầu tư KNST tại Việt Nam đang có những hoạt động đa dạng, tương đối sôi nổi từ cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quy mô vốn cũng như sự liên kết, hợp tác trong đầu tư KNST tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hệ sinh thái KNST Việt Nam. Một số các mô hình

9 Một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, trụ sở tại Singapore.

thu hút vốn khá thành công trên thế giới như các mô hình gọi vốn cộng đồng11 hiện tại chưa có cơ chế hoạt động tại Việt Nam. Tương tự, Việt Nam cũng chưa có cơ chế để triển khai một số hình thức nhà nước trực tiếp tham gia vào thị trường vốn cho KNST như việc nhà nước góp vốn vào các quỹ đầu tư KNST tư nhân (fund of funds) hay cho phép các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm được đầu tư một phần vào các quỹ tư nhân này. Đây là những hình thức đã được nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, một số nước châu Âu, Ixa-ren hay Singapore áp dụng và phát huy tính hiệu quả.

2.1.2.6. Hệ thống các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

Theo thống kê sơ bộ và tổng hợp từ nhiều nguồn của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ KH&CN, hiện có khoảng 40 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh12, tăng 6 cơ sở so với năm 2016. Trong đó có khoảng 10 cơ sở ươm tạo trực thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp; 07 cơ sở ươm tạo thuộc các trường ĐH và còn lại là các cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh do các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài thành lập.

Một số dự án cung cấp dịch vụ cố vấn đáng chú ý tại Việt Nam, "Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam" (Vietnam Mentors Initiative - VMI), bao gồm các tổ chức cung cấp dịch vụ cố vấn ở Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của VMI, các tổ chức trong VMI đã có 234 nhóm/doanh nghiệp KNST sử dụng dịch vụ cố vấn khởi nghiệp, 190 nhà cố vấn KNST tham gia và đã đào tạo được 292 nhà cố vấn KNST tham gia. Đây là những con số đầy hứa hẹn đối với sự phát triển của các hoạt động cố vấn tại Việt Nam.

11Bao gồm công nhận và quy định việc thành lập, hoạt động cho các hình thức gọi vốn cộng đồng lấy phần

thưởng (reward-based crowdfunding), gọi vốn cộng đồng dưới dạng vốn vay (P2P lending), và gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần (equity-based crowdfunding). Theo Ngân hàng thế giới, đây là hình thức hiệu quả để thu hút vốn nhàn rỗi từ người dân cho hoạt động KNST, rất có tiềm năng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

12Tổ chức thúc đẩy kinh doanh là tổ chức đào tạo, huấn luyện, phát triển mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 35 - 48)