Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 73 - 76)

Hoàn thiện hệ thống chính sách, môi trường pháp lý

- Xây dựng chiến lược khởi nghiệp ĐMST quốc gia: Một chiến lược quốc gia hiệu quả, tận dụng được tối đa các nguồn lực của quốc gia đó sẽ là nền tảng quan trọng để phát triển HST khởi nghiệp.

- Cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, loại bỏ giấy phép con: Cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp

khởi nghiệp ĐMST trong chiến lược khởi nghiệp quốc gia. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST có nhiều cơ hội phát triển tại thị trường nội địa cũng như hội nhập quốc tế.

- Tối ưu hoá môi trường pháp lý: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy môi trường pháp lý thuận lợi là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công của một HST khởi nghiệp. Một số giải pháp để tối ưu hoá môi trường pháp lý hiện tại của Việt Nam có thể kể đến như:

(i) Xây dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy các mô hình công nghệ mới;

(ii) Ưu đãi thuế cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là đối tượng nhà đầu tư;

(iii) Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và nhận đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài cho doanh nghiệp KNST;

(iv) Tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới công nghệ.

Tăng cường hỗ trợ tài chính

- Đẩy mạnh hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ: Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển HST khởi nghiệp ĐMST, coi đây là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, Chính phủ cần tham gia sâu hơn nữa vào quá trình đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp KN, điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp KN, đặc biệt là giai đoạn đầu.

- Huy động hỗ trợ từ khu vực tư nhân: Đẩy mạnh việc thu hút nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua việc các Bộ, ban ngành phối hợp để tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thường xuyên với các tập đoàn lớn trong nước, nước ngoài để thu hút đầu tư cho KNST.

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

- Xây dựng mạng lưới cố vấn khởi nghiệp trong nước và quốc tế

- Liên kết hoạt động của các tổ chức thúc đẩy kinh doanh với tổ chức đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở phạm vi quốc gia, quốc tế.

- Liên kết khai thác nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST theo từng lĩnh vực cụ thể (nông nghiệp, y tế, du lịch, ẩm thực, công nghệ, tài chính)

- Xây dựng mạng lưới quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thông qua các hoạt động trao đổi doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam với nước ngoài.

- Tổ chức các sự kiện trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy liên kết giữa cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong nước và cộng đồng khởi nghiệp ĐMST quốc tế

- Thúc đẩy hoạt động cung cấp một số loại hình dịch vụ tư vấn (pháp lý, đầu tư, tài chính, thuế, kế toán, thành lập và giải thể doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn- đo lường-chất lượng, marketing, chuyển giao công nghệ, thông tin khoa học và công nghệ...) cho nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

- Hình thành và phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và phát triển các khu tập trung dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Tạo dựng văn hoá khởi nghiệp thông qua hoạt động truyền thông

Truyền thông:

- Xây dựng mạng lưới, hỗ trợ hoạt động liên kết các tổ chức, cá nhân truyền thông cho khởi nghiệp ĐMST.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông giới thiệu hình ảnh hệ sinh thái và năng lực của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Việt Nam tới quốc tế.

- Truyền thông nhằm quảng bá các điển hình khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp - Truyền thông nhằm thu hút nguồn lực đầu tư trong nước, quốc tế, từ các doanh nghiệp lớn, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần cho khởi nghiệp ĐMST thông qua phóng sự, cuộc thi, huấn luyện trực tiếp trên truyền hình, thương thuyết, đàm phán, kết nối đầu tư, tham gia chia sẻ hoặc tương tác với nhà đầu tư.

- Thực hiện giải pháp đánh giá hiệu quả của truyền thông, quảng bá đối với tốc độ gia tăng thị trường/doanh thu/người dùng/uy tín của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

Sự kiện:

- Tổ chức sự kiện vinh danh các doanh nghiệp KNST thành công; các tập đoàn, nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ đã có những hỗ trợ, đầu tư đáng ghi nhận cho KNST Việt Nam, hướng đến mở rộng quy mô ra khu vực,

- Tổ chức các ngày hội khởi nghiệp ĐMST cấp địa phương

- Tổ chức tọa đàm, hội thảo, tham quan, khảo sát thực tế, tham gia sự kiện trong nước, nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động truyền thông về khởi nghiệp ĐMST.

Cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

- Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu làm việc chung, các công viên công nghệ, vườn ươm khoa học của Nhà nước, từ đó cung cấp không gian làm việc và trang thiết bị với giá hợp lý, hoặc miễn giảm phí thuê cho các doanh nghiệp KN;

- Hỗ trợ các chi phí về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp KN tại các khu làm việc, vườn ươm tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)