Giải pháp nâng cao chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 72 - 73)

Doanh nghiệp khởi nghiệp là trung tâm của Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, vì vậy chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ quyết định phần lớn sự phát triển, thành công của một Hệ sinh thái. Việc nâng cao chất lượng của doanh nghiệp khởi nghiệp, cần phải triển khai xuyên suốt từ các cấp bậc giáo dục, từ cấp độ ý tưởng đến doanh nghiệp. Cụ thể, 03 nhóm giải pháp chính có thể kể đến là:

Đẩy mạnh hoạt động nâng cao kiến thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Triển khai các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao, chuyên sâu về khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực cụ thể (giáo dục, y tế, du lịch, nông nghiệp, công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4).

- Nâng cao chất lượng nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thông qua việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về các mô hình kinh doanh, phương thức gọi vốn và các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết khác cho các nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực cụ thể.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Triển khai thực hiện chương trình tìm kiếm nhân sự cho doanh nghiệp KNST như chương trình kết nối sinh viên giỏi tới thực tập tại các doanh nghiệp KNST.

- Doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn để xây dựng được đội ngũ nhân lực then chốt; Chủ động tiếp cận nguồn nhân lực nước ngoài trên cơ sở hài hoà với nguồn lực trong nước.

Phát triển hoạt động khởi nghiệp ĐMST trong trường đại học, viện nghiên cứu

- Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là bậc đại học; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ từ các cấp học phổ thông, trường đại học, việc nghiên cứu.

- Triển khai các chương trình hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thu hút không chỉ sinh viên khởi nghiệp mà còn các nhà khoa học, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu thành lập doanh nghiệp KNST.

- Thành lập Đội cán bộ hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên khởi nghiệp, thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo trong trường đại học để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của sinh viên, kết nối các nhóm khởi nghiệp với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, vườm ươm quốc tế.

- Tổ chức đưa các nhóm khởi nghiệp tiềm năng sang nước ngoài để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và trực tiếp tham gia vào hoạt động gọi vốn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 72 - 73)