Kinh nghiệm của các quốc gia có HST khởi nghiệp phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 51 - 57)

2.2.2.1. Hoa Kỳ

Đánh giá trên cơ sở mô hình của GEM

Hình 2.3: Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu 2017 của Hoa Kỳ

Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu 2017/2018 của GEM, khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp của Hoa Kỳ với 54 nước khác trên thế giới, chỉ số Hoa Kỳ có thứ hạng cao nhất là Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3/54) và Tài chính cho kinh doanh (13/54). Điều này có thể lý giải bằng thực tế các kết quả đạt được của Hoa Kỳ đến thời điểm hiện tại, khi mà đây được đánh giá là một quốc gia có tinh thần khởi nghiệp lan tỏa cũng như các chính sách tài chính đa dạng, hiệu quả. Đối với các chỉ số khác, thứ tự xếp hạng của Hoa Kỳ cụ thể như sau: Cơ sở hạ tầng (33/54); Độ mở của thị trường nội địa (41/54); Năng động của thị trường nội địa (32/54); Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (20/54); Chuyển giao công nghệ (30/54); Giáo dục kinh doanh sau phổ thông (24/54); Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông (19/54); Chương trình hỗ trơ Chính phủ (32/54); Chính sách Chính phủ (22/54); Quy định Chính phủ (35/54);

Đánh giá thực trạng một số thành phần trong HST

Chính sách và khuôn khổ pháp lý

Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp đã rất phát triển, Nhà nước vẫn tiếp tục có các chính sách để phát triển hệ sinh thái, nổi bật là sáng kiến của Nhà trắng: Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia Startup America. Theo đó, chính quyền Obama ban hành hành loạt các sáng kiến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tập trung vào 5 yếu tố chính:

- Giảm thiểu các loại rào cản hành chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp - Giảm thuế

- Tạo điều kiện dễ dàng hơn về tiếp cận vốn: - Kết nối khởi nghiệp và các nhà cố vấn:

Tài trợ và tài chính

Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có những hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Ví dụ, Chương trình US Small Business Investment Company (SBIC) và Small Business Innovation Research (SBIR) đã đầu tư 2,4 triệu USD trong năm 1995 cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, hơn 60% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm của năm đó. Những chính sách thúc đẩy đầu tư trong những năm 1970-1980 cũng giúp ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Hoa Kỳ phát triển một cách nhanh chóng. Trong đó có Luật về lương hưu cho phép các quỹ hưu trí được đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các tài sản có rủi ro cao.

Sáng kiến của Nhà Trắng không phải là sáng kiến duy nhất tầm vĩ mô nhằm hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, các hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp cũng diễn ra rất mạnh mẽ và đạt nhiều hiệu

quả như hệ sinh thái của Colorado, Ohio.

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp bang Ohio – Third Frontier22

Ohio Third Frontier (OTF) là một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Bang Ohio, Hoa Kỳ. Trong đó, Chính quyền bang cho ra đời quỹ 2.1 tỷ USD để sẵn sàng làm vốn đối ứng với các công ty công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu,…nhằm mục đích tạo ra các công ty khởi nghiệp thành công.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Ohio có xuất phát điểm khá tương đồng với tình hình hiện tại ở Việt Nam khi nền kinh tế dựa nhiều vào ngành nông nghiệp, không có nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp nổi trội, văn hóa khởi nghiệp mới chỉ đang nhen nhóm, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp và luật của bang không cho phép Nhà nước đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, OTF đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp rất mạnh mẽ. Ngoài ra, OTF được coi là một chương trình thành công khi mỗi USD do Chính quyền bang bỏ ra hỗ trợ khởi nghiệp đã kéo theo 3 USD tiền đầu tư của tư nhân và đã tạo ra trên 13,000 việc làm mới.

Một số nguyên tắc tạo nên thành công của Chương trình OTF được các chuyên gia chia sẻ bao gồm:

- Không hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà chỉ hỗ trợ cho các tổ chức trung gian để các tổ chức đó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Không hỗ trợ cho từng tổ chức đơn lẻ mà lựa chọn các nhóm các tổ chức trung gian liên kết để cùng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại một vùng, một lĩnh vực nhất định; Nhóm liên kết phải có đủ khả năng để hỗ trợ một cách hoàn thiện chuỗi quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp (ý tưởng – hoàn thiện công nghệ – thử nghiệm thị trường – mở rộng quy mô – phát triển ổn định)

- Hỗ trợ của Nhà nước được thể hiện dưới dạng đối ứng vốn với các tổ chức trung gian đang tồn tại.

- Cơ chế tuyển chọn dựa trên ý kiến của Hội đồng tuyển chọn và Ban cố vấn Chương trình là những nhà đầu tư, chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm, được tuyển chọn dựa trên hồ sơ đăng ký độc lập. Hội đồng tuyển chọn có thể có một vài đại diện của Nhà nước nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hội đồng tuyển chọn làm việc dựa trên trên tinh thần tự nguyện và tình nguyện (thậm chí không cần trả lương). Chỉ có Ban cố vấn Chương trình, những người thực hiện việc rà soát thông

tin hồ sơ đăng ký, đánh giá trước thì có thể được trả lương công tác. Toàn bộ quá trình tuyển chọn được công khai trên trang thông tin điện tử của Chương trình và thông qua các buổi tuyển chọn có sự tham gia của tất cả những người dân mong muốn chứng kiến.

- Không phải doanh nghiệp khởi nghiệp mà các tổ chức được hỗ trợ phải báo cáo về hoạt động của mình và sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hệ thống phần mềm chung.

- Hiệu quả của Chương trình được đánh giá bằng số việc làm mà doanh nghiệp tạo ra và số vốn tư nhân mà các doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút được.

2.2.2.2. Israel

Đánh giá trên cơ sở mô hình GEM

Hình 2.4 : Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu của Israel năm 2017

(Nguồn: GEM Global Report 2017/2018)

Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu 2017/2018 của GEM, cũng giống như Hoa Kỳ, hai chỉ số mà Israel có vị trí cao nhất là Văn hóa và chuẩn mực xã hội (1/54) và Tài chính cho kinh doanh (4/54). Có thể nói, chính sách về đầu tư của Nhà nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp và tinh thần quốc gia về khởi nghiệp chính là chìa khóa khiến một quốc gia nhỏ bé và luôn phải chống chọi với nhiều thế lực thù địch vươn lên mạnh mẽ về kinh tế như ngày nay. Đến bây giờ, Israel vẫn luôn chú

trọng để phát triển văn hóa và gia tăng tài chính cho khởi nghiệp một cách mạnh mẽ nhất.

Đánh giá thực trạng một số thành phần của HST

Doanh nghiệp

Israel có mật độ các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất trên thế giới – cứ 1844 người dân Israel thì có 1 doanh nghiệp khởi nghiệp. Với dân số là 7,1 triệu người, Israel có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ Mỹ hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc hay bất cứ quốc gia nào ở Châu Âu. Hiện nay, Israel đang có thêm nhiều công ty khởi nghiệp về công nghệ cao và có một số lượng lớn nguồn đầu tư mạo hiểm tính trên bình quân đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trên thế giới23.

Chính sách của Chính phủ

Một hỗ trợ nổi bật từ phía Chính phủ Israel đó là Chính phủ đã tạo nên một vòng tuần hoàn trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo của Israel. Theo đó, ngay khi chỉ là một ý tưởng, chính phủ đã có chương trình hỗ trợ, khuyến khích để biến những ý tưởng đó thành sản phẩm cụ thể. Sau giai đoạn đầu tiên, chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ công ty phát triển thị trường. Số tiền thu về từ việc bán lại công ty hoặc khi công ty đó quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán được đưa trở lại hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Nếu thành công, công ty sẽ phải trả lại khoản tài trợ của Chính phủ. Còn nếu không thành công, họ không phải trả lại tiền mà còn được hỗ trợ để thành lập công ty mới, để họ thử lại lần nữa. Miễn là công ty đó hoạt động liêm chính, có đạo đức, họ luôn luôn có cơ hội thử lại và được hỗ trợ đến khi thành công.

Hệ thống vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp.

Tại Israel, 60% người thành công từ các vườn ươm đã trở lại đầu tư cho các startup. Kết quả nghiên cứu của các viện, trường đại học được chuyển giao cho các công ty để thương mại hóa. Số tiền thu về lại được tái đầu tư cho các trường đại học,

nhà nghiên cứu, phòng thí nghiệm,... Nhờ đó, các trường đại học, viện nghiên cứu có nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu của họ mà không cần xin tài trợ từ Chính phủ.

Giáo dục và đào tạo

Với dân số 9 triệu người, chính phủ Israel xác định ngay từ đầu mục tiêu giáo dục là đào tạo toàn dân trở thành những chuyên viên khoa học - công nghệ. Israel có được chương trình đào tạo và phát triển nhân lực startup thông qua chương trình quân ngũ bắt buộc. Israel đã xây dựng 9 trường đại học trang bị đầy đủ thiết bị tối tân cho các phòng thí nghiệm để các giáo sư nghiên cứu, giảng dạy.Sinh viên giỏi từ 600 trường trung học trong cả nước được tuyển vào học tại 9 đại học này đều có thầy giỏi và đủ trang thiết bị để học, thực hành và cùng nghiên cứu khoa học với thầy cô. Nhờ chính sách đó mà ngày nay Israel nổi tiếng là quốc gia công nghiệp với hàng trăm nghìn chuyên gia, trong đó có 12 người đoạt giải Nobel. Nổi tiếng hơn nữa, Israel được cả thế giới công nhận là quốc gia khởi nghiệp.

Về hoạt động tài trợ và tài chính

Ở Isarel, đầu tư của Nhà nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp ban đầu được thực hiện qua các quỹ đầu tư và cơ sở ươm tạo của Nhà nước. Chính phủ Israel còn vận hành hình thức đầu tư có thể ở dạng vốn mồi hoặc cho vay rủi ro, cụ thể nếu doanh nghiệp không thành công, Nhà nước sẽ mất đi khoản đầu tư còn nếu doanh nghiệp thành công, họ sẽ phải trả lại Nhà nước số tiền nhất định. Có trường hợp doanh nghiệp được nhà nước cho vay với điều kiện: Nếu sản phẩm được sản xuất thành công thì doanh nghiệp phải trả lại cho Nhà nước Israel 3-5% giá trị sản phẩm. Ngược lại, nếu sản phẩm làm ra gặp thất bại do yếu tố khách quan, hợp lý thì khoản nợ này được xóa.24 Như vậy, dù doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại nhưng vẫn có cơ hội khởi nghiệp trở lại.

Chương trình hỗ trợ đầu tư mạo hiểm Yozma từ năm 1993 đến 1998, được coi là động lực quan trọng nhất để phát triển ngành đầu tư mạo hiểm tại nước này. Yozma

đã đầu tư 80 triệu USD để góp vốn vào 10 quỹ đầu tư mạo hiểm của tư nhân và 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 51 - 57)