Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

bộ tín dụng

Trước hết để có thể nâng cao chất lượng tín dụng , VietinBank Hà Nội cần coi trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đầu vào, áp dụng chính sách tuyển dụng công khai tuyển dụng từ trong các trường học để chọn đựoc cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt có tr nh độ chuyên môn cao, sức khoẻ và nhiệt tình làm việc.

lớn thông tin mà cán bộ tín dụng phải xử lý trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, thêm vào đó trong quá trình công tác nhiều kiến thức bị mai một. Việc đào tạo cán bộ cần có một chương trình và kế hoạch chi tiết đối với từng nhân viên nhằm đảm bảo phát huy tối đa khả năng đóng góp của cán bộ tín dụng , ngoài ra phải có sự phối hợp chạt chẽ và chia sẻ trách nhiệm giữa các tổ chức, các cấp lãnh đạo, các đơn vị thành viên. Ngày nay xu hướng hội nhập đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những kiến thức hiểu biết về kinh tế quốc tế, bởi vậy việc đào tạo không chỉ thực hiện trong nước mà nên có sự giao lưu, tranh thủ sự hợp tác với các tổ chức nước ngòai đưa cán bộ chủ chốt ra nước ngoài nhằm học tập những kiến thức mới, đóng góp có hiệu qủa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Về tư cách đạo đức, việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay đều chứa đựng những nhận định mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng . Bởi vậy chi nhánh cần có chính sách lương bổng. thưởng phạt hợp lý, thoải mãn nhu cầu vật chất chính đáng của nhân viên, chú trọng nhân tài đãi ngộ chất xám để khuyến khích nhũng nhân viên có năng lực tâm huyết với Chi nhánh.

Xây dựng tính chuyên nghiệp và văn hóa kinh doanh: Hiện nay hoạt động của chi nhánh đang có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó. để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ, một lời giải quan trọng trong bài toán cạnh tranh chính là việc sử dụng cẩm nang văn hóa kinh doanh, trong đó có phong cách giao dịch của nhân viên chi nhánh. Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên chi nhánh sẽ phản ánh hình ảnh, chất lượng phục vụ tại chi nhánh, Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của chi hánh và ngược lại hình ảnh đẹp về chi nhánh sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng. Văn hóa kinh doanh chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững ở chi nhánh khi từng cán bộ nhân viên chi nhánh thấu hiểu được bản chất của nó, còn Ban giám đốc cần cụ thể hóa thành các chuẩn mực, đồng

hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Văn hóa kinh doanh là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững cho chi nhánh, liên kết các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn đơn vị. Tuy văn hóa kinh doanh không thể thay thế các nguồn lực khác của chi nhánh như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực... nhưng nó lại có thể tạo ra môi trường và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên, Thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, không những hình ảnh chi nhánh trong tiềm thức khách hàng sẽ ngày càng đẹp hơn mà nó chính là cơ hội để mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thiện mình,

Cần có dự án khảo sát sự hài lòng và gắn kết nhân viên trên cơ sở các yếu tố: Thương hiệu, nhiệm vụ công việc. thương thưởng phúc lợi. cần bằng công việc/cuộc sống. cán bộ quản lý trực tiếp. quản lý hiệu quả công việc nhằm cải thiện các yếu tố để tăng cường sự gắn bó của nhân viên với chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w