chi nhánh có thể sẽ bỏ qua những những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng
Trong quá trình hoạt động tín dụng của VietinBank Hà Nội đã gặp những khó khăn nêu trên làm ảnh hướng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2.3.2. Những kết quả đạt được và tồn tại trong chất lượng tíndụng của VietinBank Hà Nội dụng của VietinBank Hà Nội
2.3.2.1. Kết quả đạt được
Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về công tác tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm cao, đa dạng hóa các hình thức tín dụng với phần thu từ hoạt động tín dụng của VietinBank Hà Nội trên địa bàn vẫn là phần thu nhập chủ yếu (chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Trong giai đoạn 2014 - 2017, chi nhánh tăng trưởng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và khách hàng cá nhân là các hộ kinh doanh nhỏ và các ngành tập trung ở các ngành sản xuất và gia công, chế biến; bán buôn và bán lẻ được Chính phủ khuyến khích phát triển, phản ánh đúng chiến lược kinh doanh của Ban Lãnh đạo VietinBank. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế khá hợp lý, phù hợp với những chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với kết quả tăng trưởng về hoạt động tín dụng nêu trên th chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật và các giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Cụ thể tại VietinBank Hà Nội : Chỉ tiêu nợ quá hạn thấp hơn 1%, và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế là dưới 5%; Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là rất thấp so với mức quy định của NHNN là 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của toàn Ngành Ngân hàng trong năm 2017 là 2.5%.
quản trị rủi ro toàn chi nhánh được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ và có những chuyển biến rõ rệt. Phát huy hiệu quả mô hình 3 vòng kiểm soát,đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng, an toàn và tuân thủ quy định Pháp luật. Nâng cao và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro, ý thức tuân thủ trên toàn hệ thống. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đảm bảo lộ trình triển khai Basel II phù hợp với yêu cầu của NHNN. Đồng thời tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro trên cơ sở thiết lập hạn mức về tài sản có rủi ro với từng phân khúc khách hàng, ưu tiên tăng trưởng đối với các khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp và tăng cường các biện pháp bảo đảm đối với các khoản tín dụng, kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, đầu tư chứng khoán.... thoái vốn ngoại ngành/các khoản đầu tư hiệu quả không cao.
Việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, phương thức cho vay, thu nợ và các kênh phân phối sản phẩm tín dụng phù hợp với thực tế và theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
ngoài việc thu hút lượng khách hàng lớn còn giúp chi nhánh phân tán rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng.
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên th hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế sau:
Xét về mô hình tổ chức cho thấy, hoạt động tín dụng tập trung các phòng khách hàng 1, phòng khách hàng 2 và phòng khách hàng cá nhân ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
Chi nhánh đa số tận dụng mọi nguồn vốn để cho vay, tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn, chính sách này phần nào ảnh hưởng đến thu nhập thấp do lãi suất tín dụng trung dài hạn cao hơn so với lãi suất tín dụng ngắn hạn. Đồng thời VietinBank sẽ có thể gặp khó khăn trong việc phải sử dụng huy động vốn ng ắn hạn để cho vay trung
chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng, cao hơn mức của NHNN quy định cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nguyên nhân, Một là, ngân hàng đang thận trọng lo xa. hai là lợi nhuận của VietinBank Hà Nội tăng trưởng qua các năm, song chủ yếu đến từ tín dụng nên ngân hàng đang phải chi nhiều cho trích lập dự phòng rủi ro. Đó là hệ lụy từ tăng trưởng “nóng” về tín dụng thời gian qua làm rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Do đó, dù lợi nhuận thu về rất lớn, song ngân hàng đã phải chi hàng ngàn tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro.
Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả doanh nghiệp và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số bước trong phân tích tín dụng , dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng. Mặc dù đã có sổ tay tín dụng được áp dụng chung trong toàn hệ thống VietinBank nhưng việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Một số cán bộ tín dụng vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc không có điều kiện thực hiện theo các quy định của sổ tay, mà một phần lớn là dựa trên kinh nghiệm. Do vậy, đôi khi các bước thẩm định bị coi nhẹ hay thậm chí bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Vòng quay vốn của ngân hàng chưa đạt mức chung của toàn hệ thống. Điều này cho thấy ngân hàng còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định được tốc độ chu chuyển vốn trong các doanh nghiệp và sự kết hợp về sự kết hợp về tốc độ chu chuyển của từng doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp - khách hàng, để thiết lập vòng quay vốn tối ưu. Vòng quay vốn chưa cao còn cho thấy công tác thu hồi nợ chưa tốt. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trong không chỉ đảm bảo cho
đủ. sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng.
Chiến luợc hỗ trợ khách hàng vay vốn còn hạn chế. Các cán bộ tín dụng còn thể hiện sự thụ động trong việc cùng khách hàng tìm kiếm, phát triển phuơng án kinh doanh. Cán bộ tín dụng hầu nhu mới chỉ dừng lại ở tư vấn cho khách hàng về các điều kiện thủ tục vay vốn mà chưa cùng họ tìm ra cách thức tháo gỡ khó khăn, tìm ra cách thức đáp ứng vốn tốt nhất cho họ cùng họ thực hiện một phần hoặc tham gia tư vấn chuyên môn cho dự án xin vay.
Mặt khác, do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng nên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cấp tín dụng ở chi nhánh vẫn còn cồng kềnh. phức tạp. quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của chi nhánh khi xử lý các khoản tín dụng.
Qua phân tích chất lượng tín dụng cho thấy VietinBank Hà Nội cho thấy: VietinBank Hà Nội chi nhánh lớn của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, có trụ sở trên Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi tập trung phát triển kinh tế và xã hội, có nhiều thuận lợi cho các ngân hàng đóng trên địa bàn. Theo đó, chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội đã đạt những kết quả như: Hoạt động tín dụng với việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng đã luôn tăng trưởng cao, trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về công tác tín dụng; Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu thấp so với thông lệ quốc tế ... .Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục như: tăng trưởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng, cao hơn mức của NHNN quy định; Vòng quay vốn của ngân hàng chưa đạt mức chung của toàn hệ thống; khâu chính sách khách hàng và kết quả thẩm định tín dụng còn chưa tốt.
Nhìn chung. tại chương 2 tác giả đã hoàn thành mục tiêu phân tích chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội thông qua phân tích định tính và định lượng nguồn số liệu thu thập. Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong giai đoạn tiếp theo ở chương 3.