Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

• Tổn thất tín dụng ước tính (Chỉ tiêu nợ quá hạn):

Tổn thất tín dụng ước tính là khái niệm nêu trong Basel II, để đánh giá tỷ lệ này thì các NHTM tại Việt Nam nói chung và VietinBank Hà Nội nói riêng sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ, đây được xem là phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được trả đúng hạn và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Một khi khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng, để xuất hiện nợ quá hạn, có nghĩa là chất lượng của khoản tín dụng đó đã có vấn đề, khả năng mất vốn là rất cao trong trường hợp này. Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng tuyệt đối hay tương đối biểu hiện tỉ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng được cấp ra mà không thu hồi được đúng hạn chia cho tổng dư nợ cho vay, cho thuê đến một thời điểm

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Tại VietinBank Hà Nội thì tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank Hà Nội)

Biểu đồ 2.7 cho thấy, Chỉ tiêu nợ quá hạn tại VietinBank Hà Nội thấp hơn 1%, và giảm dần từ 0,73% năm 2016 còn 0,43% năm 2017, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế dưới 5%5 cho thấy chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng khá tốt. Nguyên nhân: VietinBank Hà Nội khi quyết định cho vay có chọn lọc, đã phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng thấp. Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hội nhập quốc tế về ngân hàng, VietinBank Hà Nội phải phấn đấu giữ tỷ lệ này trong tầm kiểm soát, tránh tình trạng ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,...

Tỷ lệ mất vốn là khái niệm nêu trong Basel II, tại các NHTM Việt Nam nói chung và VietinBank Hà Nội nói riêng chính là tỷ lệ nợ xấu6 trên tổng dư nợ cho vay.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN Việt Nam có quy định là: Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

Bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

Các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):

Bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

Bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

6 Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005

của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”

trở lên theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank Hà Nội)

Biểu đồ 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại VietinBank Hà Nội dưới 1% là rất thấp so với mức quy định của NHNN là 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của toàn Ngành Ngân hàng trong năm 2017 là 2,5% 7. Nguyên nhân, VietinBank Hà Nội nói riêng và hệ thống VietinBank nói chung uôn xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, Hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ được Ban Lãnh đạo VietinBank quán triệt từ Trụ sở chính đến gần 1.000 phòng giao dịch trong hệ thống; áp dụng hệ thống quản trị rủi ro bao gồm ba trụ cột: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động/tác nghiệp và rủi ro tín dụng. Hệ thống này giúp VietinBank hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa tốt hơn với rủi ro tín dụng. Tại các bộ phận kinh doanh và tác nghiệp, VietinBank Hà Nội đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mô hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ

tuơng lai. Đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phuơng án sản xuất khả thi... Ngân hàng kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng; đồng thời tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank Hà Nội mặc dù vẫn ở nguỡng cho phép của NHNN nhung tăng lên từ 0,93% năm 2016 lên 1,07% năm 2017. Nguyên nhân là việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả doanh nghiệp và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số buớc trong phân tích tín dụng, dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng

Thêm một biện pháp xử lý nợ xấu đuợc VietinBank Hà Nội rất quan tâm là chuyển nợ vay thành vốn góp (đảm bảo tỷ lệ đầu tu ngoài ngành theo quy định của NHNN) đối với doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nuớc), Cùng với việc tự chủ trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu, VietinBank Hà Nội đã thực hiện phuơng án bán nợ cho VAMC và bán nợ thuơng mại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua nợ. VietinBank Hà Nội chủ động rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ cho VAMC theo lộ tr nh và thời điểm thích hợp đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu từ NHNN; đồng thời phối hợp với các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua nợ để đàm phán xử lý với các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ.

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng Dư nợ (ngắn hạn; trung và dài hạn)/Tổng dư nợ tại VietinBank Hà Nội trong giai đoạn 2014 - 2017

(Nguồn: Tác giả tính toán từ các bảng cân đối kế toán của VietinBank Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2017)

Biểu đồ 2.9 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn trên tổng nợ đạt từ 56% trở lên và cao hơn tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ tín trong giai đoạn 2014 - 2017. Cho thấy VietinBank Hà Nội tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn. Đó là do chính sách muốn giảm rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, chính sách này phần nào ảnh hưởng đến thu nhập thấp do lãi suất tín dụng trung dài hạn cao hơn so với lãi suất tín dụng ngắn hạn, phần nào ảnh hưởng đến chất lương tín dụng tại chi nhánh do lợi nhuận đem lại từ dư nợ ngắn hạn thấp hơn.

Chỉ Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015 2017/2016 tiêu 2014 2015 2016 Tuyệt đối Tỉ trọng % Tuyệt đối Tỉ trọng % Tuyệt đối Tỉ trọng % Tổng dư nợ 88.414 113.535 148.947 +25.121 100 +35.412 100 +21.051 100 ^DN 17.524 28.484 45.850 +10.960 25 +17.366 30,78 +15.349 36 Hợp tác xã 505 29 10 -476 0.003 -19 0,01 -6 0,002 Hộ sản xuất, tư nhân cá thể 70.385 85.022 103.097 +14.637 74,89 +18.075 69,22 +7.402 65 dụng)

Biểu đồ 2.10: Vòng quay vốn tín dụng qua các năm từ 2014 đến 2017 của VietinBank Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổng hợp của VietinBank Hà Nội)

Biểu đồ 2.10 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của VietinBank Hà Nội chua đạt mức chung của hệ thống (trên 5 vòng) và đang giảm dần chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển ngày càng chậm trong việc tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; nguyên nhân năm 2017 tình trạng nợ giữa doanh nghiệp với ngân hàng chua đuợc cải thiện tốt so với các năm truớc. Nguyên nhân của tình hình trên đó là vì du nợ ngắn hạn bình quân các năm tăng mạnh còn tốc độ tăng truởng thu nợ tín dụng ngắn hạn lại thấp hơn; thêm vào đó một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ứ đọng lớn, thời gian vay vốn Ngân hàng bị kéo dài ra nhiều khoản nợ không thể hoàn trả đúng hạn. VietinBank Hà Nội cần phải chú ý để nợ xấu không tăng trong những năm sau.

Mức độ tập trung tín dụng là mức độ dồn vốn tín dụng vào một đối tượng khách hàng, một khu vực địa lý, một ngành nghề kinh doanh, một thời hạn xác định hay một loại tiền nào đó. Các chỉ tiêu trên được xem xét cụ thể như sau:

- Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3 : Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng từ năm 2014-2017

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 88.414 113.535 148.947 169.998 25.121 100 35.412 100 21.051 100 Nợ ngắn hạn 53.048 63.580 84.900 96.899 10.532 5 6 21.320 5 7 11.999 5 7 Nợ trung dài hạn 35.366 49.955 64.047 73.099 14.589 4 4 14.092 4 3 9.052 4 3 Biểu đồ 2.1: Mức độ tập trung vốn theo khách hàng của Vietinbank Hà

Nội từ năm 2014-2017

(Nguồn: Phòng Tổng hợp của VietinBank Hà Nội)

Nhìn bảng trên ta thấy:

Năm 2017 Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 61.199 tỷ đồng, tăng 15.349 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 36% tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay hợp tác xã 4 tỷ đồng, giảm 6 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 0,002 % tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, cá thể đạt 110.498 tỷ đồng, tăng 7.402 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 65% tổng dư nợ.

Dựa theo số liệu biến động về mức độ tập trung tín dụng đối với khách hàng qua các năm từ 2014-2017 nhận thấy khách hàng nền tảng của ngân hàng vẫn là các hộ sản xuất tư nhân cá thể. Cụ thể, ngân hàng đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với các khách hàng lớn như công ty lắp máy, công ty lắp máy, công ty dệt may, công ty kinh doanh hàng thực phẩm... Và đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh còn hạn chế do tâm lý e dè, sợ rủi ro của các cán bộ tín dụng khi cho vay.

vụ đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh, tiêu dùng... luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của NHCT chi nhánh TP. Hà Nội qua các năm 2015: chiếm tỷ trọng 74,89%/ tổng dư nợ, năm 2016 chiếm tỷ trọng 69,22%/ tổng dư nợ, năm 2017 chiếm tỷ trọng 65%/ tổng dư nợ.

Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn

Bảng 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn khoản vay từ năm 2014-2017

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

M Nợ ngắn hạn

H Nợtrung dài hạn

Biểu đồ 2.12: Mức độ tập trung vốn theo thời hạn của Vietinbank Hà Nội từ năm 2014-2017

(Nguồn: Phòng Tổng hợp của VietinBank Hà Nội)

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy:

Năm 2016: Dư nợ ngắn hạn năm 2016 đạt 84.900 tỷ đồng, tăng 21.320 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ.

Dư nợ trung dài hạn đạt 64.047 tỷ đồng, tăng 14.092 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ

Năm 2017: Dư nợ ngắn hạn đạt 96.899 tỷ đông, tăng 11.999 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ.

Dư nợ trung dài hạn đạt 73.099 tỷ đồng, tăng 9.052 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43%

Qua bảng trên ta thấy ngân hàng tập trung cho vay theo hình thức tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng vốn ngắn hạn có xu hướng ổn định qua các năm. Hình thức tín dụng trung dài hạn cũng đang có xu hướng ổn định và có tốc độ tăng trưởng tốt.

Hiện tại ngân hàng đã thực hiện nâng cấp các Phòng giao dịch, đồng thời chú trọng công tác đào tạo nhân viên. Gắn liền với sự phát triển về địa bàn hoạt động thì quy mô tín dụng cũng được tăng lên rõ rệt, số lượng khách hàng mới tăng nhanh trên địa bàn. Vốn tín dụng đã cung ứng tốt cho nền kinh tế theo từng khu vực địa lý của tỉnh, từng đối tượng và hình thức có hiệu quả tốt.

- Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền

Ta thấy, phần lớn ngân hàng thực hiện cho vay bằng đồng nội tệ với tỷ trọng lớn gấp khoảng 3 lần so với tỷ trọng cho vay bằng đồng ngoại tệ. Điêu này chứng tỏ ngân hàng thành phố tập trung vốn tín dụng bằng đồng nội tệ, kéo theo lợi nhuận đem lại từ dư nợ nội tệ này là khá cao đồng thời rủi ro cũng tương đối cao.

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Vietinbank Hà Nội

2.3.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của VietinBank HàNội trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Nội trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

2.3.1.1. Thuận lợi

Với vị thế là chi nhánh lớn của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là quận nằm ở trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, không ngừng được cải tiến theo hướng tạo thuận lợi nhất cho khách hàng.

Lực lượng nhân sự tại VietinBank Hà Nội, trẻ và đầy nhiệt huyết. được đào tạo xuyên suốt, bài bản, có tính gắn bó cao và thông hiểu văn hóa của Ngân hàng đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh để tạo ra lợi thế so sánh cho VietinBank Hà Nội.

đối thấp so với các ngân hàng TMCP khác; đồng thời việc cải cách các Bộ thủ tục hành chính để tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn trong việc công chứng chứng thực tài sản thế chấp, cầm cố.

Kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng trưởng và ổn định: nguồn vốn huy động khá lớn, làm cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển kinh doanh không ngừng của Chi nhánh; Các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động luôn đạt quy định. Bên cạnh hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, dưới sự định hướng của VietinBank, VietinBank Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ dịch vụ bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, FDI và giữ vững vị trí ngân hàng bán buôn hàng đầu. Đồng thời, VietinBank cũng tích cực phát triển mạnh mẽ các sản phẩm phi tín dụng. dịch vụ ngân hàng đầu tư, các giải pháp thanh toán cải thiện cơ cấu thu nhập. Hiệu quả sử dụng vốn qua các năm khá cao gần hoặc trên 100% chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Nhìn chung, với các thuận lợi về: vị thế, vị trí địa lý, lực lượng nhân

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w