Kiến nghị đối với VietinBank Việt Nam

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 104)

Là một chi nhánh ngân hàng của ngân hàng TMCP Công Thương, thì hoạt động của VietinBank Hà Nội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hệ thống này. Chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố liên quan trực tiếp đến cấp ngân hàng, trực tiếp thuộc ngân hàng, mà còn có chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác liên quan đến cấp hệ thống . Để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Về quy trình cho vay, mặc dù đã ban hành Quy định tín dụng đối với khách hàng trọng hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương, song cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại tín dụng ngắn hạn nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra. Ngân hàng TMCP Công Thương cần có hướng dẫn chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện được đúng công việc đảm bảo chất lựơng công việc.

- Về đảm bảo tiền vay, VietinBank đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay , trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ

Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết được ở VietinBank

- Về nhân sự, VietinBank cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng, kịp thời, rõ ràng. Cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ Ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng, Ngân hàng phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ đưa Ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.

- Về chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, đây là chương trình mà Ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các Ngân hàng chi nhánh.

- Về phát triển hợp tác quốc tế, Ngân hàng VietinBank cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế , từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động .

- Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, VietinBank đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thương hiệu: “An toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững”. Việc cũng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.

- Về việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trên toàn hệ thống còn chậm so với lộ trình đặt ra cũa NHNN mà mới nhất là theo quy định tại

toàn ngành từ 1-1-2020. Đặc biệt, với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng:

cùng với các chính sách, quy định tín dụng được ban hành là các văn bản hướng dẫn được cập nhật đầy đủ và liên tục trên cẩm nang tín dụng nội bộ ngân hàng để các cán bộ tại chi nhánh và trụ sở chính có thể dễ dàng truy cập. tìm hiểu, trao đổi, bàn luận, được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc, từ đó áp dụng các chính sách tín dụng vào thực tế hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài những quy định khung tín dụng, VietinBank cần thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ để kịp thời định hướng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống trong một số trường hợp có biến động thị trường bất lợi hoặc phát hiện những yếu tố rủi ro cần cảnh báo.

- Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt: Các gói sản phẩm dịch vụ cần được xây dựng theo đặc thù kinh doanh của từng nhóm khách hàng doanh nghiệp: khách hàng xuất nhập khẩu , khách hàng mô h nh công ty mẹ con, khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả lương.... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện quá tr nh cấp tín dụng lành mạnh trên nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng . Đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp trụ sở chính xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các chi nhánh.

- Tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) cũng như các doanh nghiệp SME trên toàn quốc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, các chương trình sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng ưu đãi, phù hợp nhất cho hội

phối hợp nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống VietinBank nói chung và VietinBank Hà Nội nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để đáp ứng định hướng mục tiêu phát triển, các NHTM Việt Nam và Vietinbank Hà Nội nói riêng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội tại Chương 2, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội. Cụ thể là: Nhóm giải pháp về khách hàng; Đa dạng hoá các hình thức tín dụng; Công tác quản trị rủi ro; Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án; Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng. Đồng thời đề xuất các kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Viêt Nam để hỗ trợ VietinBank Hà Nội thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng như: quy tr nh cho vay, đảm bảo tiền vay, nhân sự. chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, xây dựng hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II, cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung, xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, phát triển hợp tác quốc tế và tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) cũng như các doanh nghiệp SME trên toàn quốc.

Để nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội trong thời gian tới th các giải pháp và các kiến nghị nêu rất cần được đề xuất , nghiên cứu triển khai áp dụng.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đứng trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng trong là giải pháp quan trọng về vốn. Để thực hiện ngày một hiệu qủa chức năng vốn có của mình, các ngân hàng nhận thấy rằng, bên cạnh mở rộng tín dụng nền kinh tế, cần phải cho chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng, thậm trí là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện cho vay.

Vì thế nâng cao chất lượng tín dụng luôn là nội dụng quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng . Để đánh giá chất lượng tín dụng, theo quan điểm của Basel II có một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ảnh chất lượng tín dụng, Quan kết quả đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu này, cho thấy VietinBank Hà Nội là một chi nhánh lớn có uy tín và nhiều nỗ lực trong hoạt động tín dụng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua. Theo đó, chất lượng tín dụng tại VietinBank Hà Nội đã đạt những kết quả như: Hoạt động tín dụng với việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng đã luôn tăng trưởng cao, trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về công tác tín dụng; Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu thấp so với thông lệ quốc tế ....Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục như: tăng trưởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng , cao hơn mức của NHNN quy định; Vòng quay vốn của ngân hàng chưa đạt mức chung của toàn hệ thống; khâu chính sách khách hàng và kết quả thẩm định tín dụng còn chưa tốt.

Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động, chi nhánh cần tiếp tục giữ vững những lợi thế, khắc phụ những hạn chế, khó khăn để nâng cao chất lượng tín dụng. Tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao lượng tín dụng tại

các hình thức tín dụng; Công tác quản trị rủi ro; Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án; Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay... Đồng thời đề xuất các kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Viêt Nam để hỗ trợ VietinBank Hà Nội thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng như: quy trình cho vay, đảm bảo tiền vay, nhân sự, chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, xây dựng hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II, cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung, xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, phát triển hợp tác quốc tế và tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) cũng như các doanh nghiệp SME trên toàn quốc... Hy vọng rằng với những nhóm giải pháp cơ bản trên và các kiến nghị nêu trên sẽ được đề xuất, nghiên cứu triển khai áp dụng.

ngân hàng thương mại. NXB Tài chính;

2. Chủ tịch HĐTV VietinBank (2014). Quyết định số 66/QĐ-HĐTV- KHDN ngày 22/01/2014 ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống VietinBank.

3. Chủ tịch HĐTV VietinBank (2014). Quyết định số 450/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/05/2014 của chủ tịch HĐTV VietinBank ban hành quy định về phân loại tài sản có. mức trích. phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hệ thống VietinBank.

4. Chủ tịch HĐTV VietinBank (2014). Quyết định số 766/QĐ-HĐTV- KHDN ngày 01/08/2014 của chủ tịch HĐTV VietinBank ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống VietinBank.

5. Joel Bessis (2011). Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Bản dịch tiếng Việt). NXB Lao động xã hội.

6. Lê Văn Tề. Nguyễn Thị Xuân Liễu (1999). Quản trị ngân hàng thương mại. Nxb Thống kê.

7. Ngân hàng nhà nuớc (2016). Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống Đốc NHNN Việt nam ban hành quy định vể hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

8. Ngân hàng TPCP Công thuơng Việt Nam chi nhánh Hà Nội . Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014. 2015. 2016. 2017.

9. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nxb Thống kê.

Tiếng Anh:

11. Edward I. Altman (1968). The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture

12. Edward I. Altman (1977). The Z-score Bankruptcy Model: Past. Present. and Future.

13. Edward W. Reed. Edward K. Gill. Prentice - Hall (1999). Commercial Banking

14. Guo. K.. & Stepanyan. V. (2011). Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. International Monetary Fund Working Paper. European Department. No. WP/11/51;

15. Hair. Anderson. Tatham. black (1988). Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International. Inc;

16. Imran. K.. & Nishatm. M. (2013). Determinants of Bank Credit in Pakistan: A Supply Side Approach. Economic Modeling. 35(C). 384- 390;

17. Newman. K and Cowling. A.. (1996). Service quality in retail bankng: the experience of two British clearing banks. International Journal of Bank Marketing. 14(6). 3-11.

18. Peter S. Rose. Mc. Graw - Hill (1999). Commercial Bank

Một phần của tài liệu 0282 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 104)