Nhóm giải pháp về hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 103)

3.2.1.1. Điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, Techcombank Hà Thành thực hiện thay đổi và điều chỉnh chính sách cho vay, chuyển dịch cơ cấu cho vay, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc thu lại lợi nhuận cao hơn do giảm được sức cạnh tranh về lãi suất khi cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện các chính sách, biện pháp chuyển từ tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn sang cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Sàng lọc đâu tư và mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ có năng lực tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

- Xây dựng, phát triển các gói sản phẩm phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, từng ngành nghề.

- Xây dựng một quy chế cho vay hợp lý, cân đối giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay khách hàng khối doanh nghiệp của Chi nhánh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư vốn cho các doanh nghiệp |vừa và nhỏ, xác định tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ của Chi nhánh. Do tính chất hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý, vấn dề đặt ra khi mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng này phải xây dựng một gói sản phẩm đa dạng, phù họp: Cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vổn, đầu tư, bảo lãnh, các sản phẩm dịch

vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách dịch vụ phù hợp.

- Tổ chức một quy mô hoạt động theo hướng chuyên môn hóa với việc hình thành riêng trong phòng khách hàng doanh nghiệp một bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng cho vay và phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại bộ phận này, có thể nghiên cứu phân tích các chính sách cho vay, thiết kế các sản phẩm phù hợp và tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nghĩa là Techcombank Hà Thành sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng. Chính vì vậy để phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh cũng phải tăng cường các biện pháp để giảm rủi ro, quản trị rủi ro, bảo đảm cho mở rộng hệ thống khách hàng nhưng vẫn nâng cao hiệu quả cho vay.

Hoàn thiện hệ thống hỗ trợ quản lý đối với hệ thống khách hàng doanh nghiệp nói chung, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Hoàn thiện các chính sách quy trình thủ tục riêng cho khách hàng khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đơn giản hóa các thủ tục đôi với khách hàng thuộc nhóm này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn.

- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ tìm kiếm khách hàng. Xây dựng tạo mối liên kết giữa các Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp lội doanh nghiệp trẻ các hiệp hội làng nghề, qua đó nắm bắt tình hỉnh các thông tin doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn ...

- Từng bước tách riêng khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn để quàn lý. Vì đây là những khách hàng tiềm năng có số lượng ngày càng gia tăng, ngành nghề đa dạng, ngân hàng cần khai thác triệt để bộ phận khách

hàng này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp.

3.2.1.2. Gắn liền việc huy động vốn với việc sử dụng vốn có hiệu quả

Trong những năm qua, Chi nhánh tuy có nâng cao đuợc hiệu suất sử dụng vốn nhung chỉ tiêu này vẫn còn thấp. Do đó, cần có các biện pháp tích cực để tăng cuờng huy động đi đôi với cho vay vốn. Việt sử dụng vốn là cơ sử để ngân hàng thực hiện mở rộng huy động vốn, hơn nữa tính hiệu quả của nguồn vốn không chỉ ở bản thân huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn. Về mặt kinh tế, sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng trang trải cho những nguồn vốn đã huy động, đảm bảo kinh doanh ngân hàng có lãi, tạo ra uy tín cho ngân hàng đồng thời tạo ra cơ sử để ngân hàng áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau này. Mặt khác, việc sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển trong quan hệ giữa Chi nhánh với khách hàng, tạo điều kiện thu hút vốn.

Do đó, Chi nhánh phải xác định chiến luợc huy động vốn sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của Chi nhánh nói riêng và hệ thống Techcombank nói chung. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động khác bao gồm những chi phí về luơng, chi phí về vật chất ... góp phần đảm bảo việc kinh doanh có lãi.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với lượng vốn huy động

Hàng năm Ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng vốn. Nhung kế hoạch ấy cần đuợc cụ thể hóa đến từng thời kỳ, từng quý để sát với thực tế hơn. Cần cụ thể giao nhiệm vụ cho từng phòng ban, từng cán bộ để việc sử dụng vốn đuợc tốt hơn.

Tăng cường tìm kiếm khách hàng mới và có các biện pháp để duy trì lượng khách hàng cũ có quan hệ tốt với ngân hàng

Có lượng vốn huy động dồi dào nên Chi nhánh cần tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn. Cần lập ban nghiên cứu nhu cầu vay vốn quảng bá và tiếp thụ về các sản phẩm cho vay của Chi nhánh để thu hút họ.

Với những khách hàng có quan hệ tốt với Chi nhánh cần có các chính sách ưu đãi với họ: tạo điều kiện trong khi họ có nhu cầu vốn, phục vụ nhanh, mức phí ưu đãi hơn ... để họ giữ quan hệ lâu dài với Ngân hàng.

3.2.1.3. Tăng cường công tác quản lý và xử lí nợ xấu

Việc xử lý nợ xấu phát sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì nợ xấu phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng; đến nguồn vốn của ngân hàng, đó là hậu quả của việc “gián đoạn" trong quá trình chu chuyển vốn. Chính vì lẽ đó, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu phát sinh.

Để xử lý nợ xấu, nhất là nợ tồn đọng là một vấn đề khó khăn, vì vậy, Techcombank Hà Thành cần xác định việc xử lý nợ xấu là một trong những công tác trọng tâm của chi nhánh :

- Hàng quý chi nhánh cần phải họp định kỳ để đánh giá việc thực hiện kế hoạch xứ lý nợ xấu của quý trước, đề ra kế hoạch thu hồi nợ xấu quý sau. Bên cạnh việc phân tích nợ xấu, chi nhánh còn đề ra biện pháp để xử lý nợ xấu trên cơ sở xử lý tài sản bảo đảm tiên vay, giao chỉ tiêu cụ thể gắn với kế hoạch tài chính, gẳn với cơ chế tiền lương, tiền thưởng, xếp hạng thi đua.

- Để xử lý tốt nợ xấu, chi nhánh nên thành lập tổ xử lý gồm từ 4 đến 5 người, trong đó, có một thành viên trong ban giám đốc làm trưởng ban. Ban này có nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu. Ngoài ra, việc thành lập tổ xử lý nợ xấu phải có quyết định, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể của ban, từng thành viên trong ban.

Trên cơ sở đó, ban xử lý nợ xấu cần phải lập một đề án tổng thể về xừ lý nợ xấu cùa chi nhánh, trong đó phân tích kỹ về chuyên môn dẫn đến nợ quá hạn, tình hình tài chỉnh của từng khách hàng và nhóm khách hàng cùng với các giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện.

- Để xử lý nợ xấu, truớc hết phải đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ, tự bán tài sản để trả nợ. Truờng hợp khách hàng cố ý không thanh toán nợ, chi nhánh phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ cùa các, cợ quan pháp luật cuơng quyết buộc khách hàng giao tài sản để ngận hàng phát mãi thu hồi nợ.

- Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng quỹ dự phòng rủị ro trong hoạt động, xử lý nợ xấu, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này, đảm bào hoạt động ngân hàng an toàn và phát triển.

- Tăng cuờng hoạt động phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, trong đó. tập trung tháo gỡ những khó khăn vuớng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, bất động sàn; khâu thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản ...

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w