Vai trò của tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến sự tác động của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, tín dụng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế, được thể thiện ở những mặt sau:

1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM.

Với phương châm “Đi vay để phục vụ cho vay” NHTM thực hiện đồng thời cả hai vai trò “người đi vay”“người cho vay” trong hoạt động kinh doanh của mình. Ở vai trò đầu tiên “người đi vay” - NHTM sử dụng uy tín của minh dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả vốn và lãi) để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi. NHTM nào uy tín càng lớn thì sẽ huy động vốn được càng nhiều. Đây là nền tảng cơ bản để NHTM thực hiện tốt vai trò “người cho vay” đối với các chủ thể kinh tế khác. Ở vai trò “người cho vay”, NHTM phải biết cách sử dụng vốn với mục đích thu hồi lợi nhuận tốỉ đa, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Khách hàng vay vốn của NHTM cũng phải có nghĩa vụ thực hiện sự vay trả sòng phẳng (cả vốn và lãi). Thông qua hoạt động tín dụng, uy tín giữa khách hàng và NHTM được xây dựng và củng cố. Do đó, có thể nói: Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản đối với NHTM, đây là hoạt động thường xuyên nhất, thu lợi nhuận nhiều nhất để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM.

1.2.3.2. Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), qua đó kích

thích sản xuất phát triển. Nhìn chung, với mọi đối tuợng nền kinh tế, tín dụng đều phát huy vai trò quan trọng này. Nếu nhu với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn thì đối với dân cu tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tu. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. Và tất cả những vấn đề này sẽ có những tác động tổng hợp tới sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào thay thế đuợc.

Mặt khác, thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình luu thông hàng hóa phát triển.

1.2.3.3. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả.

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối luợng tiền luu hành trong nên kinh tế, đặc biệt là tiền mặt luu giữ trong các tầng lớp dân cu, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch SXKD, ... làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, từ đó góp phần làm ổn định thị truờng giá cả trong nuớc.

1.2.3.4. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ồn

định trật tự

xã hội.

Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá dịch vụ ngày càng gia tăng, có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của nguời lao động. Mặt khác, do vốn tín dụng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có nhu tài nguyên thiên nhiên, lao động ... Do đó có thể thu hút đuợc nhiều lực luợng lao động của xã hội để tạo ra lực luợng sản

xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống ổn định, nhà nhà có công ăn việc làm ... là tiền đề quan trọng của ổng định trật tự xã hội.

1.2.3.5. Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế, là đòn bẩy quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triền của tín dụng không những ở phạm vi quốc nội mà mở rộng ra phạm vi quốc tế. Nhờ đó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển.

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, xu hướng hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và cải tiến máy móc, trang thiểt bị, khoa học công nghệ giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, nhờ có quá trình hội nhập kinh tể quốc tế, yêu cầu canh tranh đòi hỏi tín dụng ngân hàng được phát triển không chỉ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa trong giao lưu kinh tế quốc tế thông qua các hình thức: xuất khẩu tín dụng, thư tín dụng trả chậm ... các quốc gia tận dụng được các nguồn lực không chỉ trong và mà còn ở ngoài nước với chi phí hợp lý để phát triển kinh tể.

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)