CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong hoạt động tín dụng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Hoa Kỳ là nước có thị trường tài chính phát triển nhất trên thế giới với hệ thống các ngân hàng cung cấp dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó có dịch vụ tín dụng. Nhưng năm 2008 nền tài chính Hoa Kỳ cũng như toàn câu đã chứng kiến một cuộc đại khủng hoảng với những diễn biến hết sức khó lường. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể thấy phần nào xuất phát từ việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng không được đảm bảo. Có thể tóm gọn vào ba nhóm chính như sau: nguyên nhân từ phía các định chế tài chính, khách hàng đi vay và môi trường bên ngoài.
1.4.1.1. Nguyên nhân từ phía các ngân hàng và tổ chức tài chính Hoa Kỳ
Sau cơn chấn động của thị trường chứng khoán (TTCK) Hoa Kỳ đầu những năm 2000, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các công ty công nghệ cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng từ chứng khoán sang thị trường bất động sản (BĐS) với niềm tin đây là lĩnh vực đầu tư an toàn hơn nhiều. Đáp lại nhu cầu của nhà đâu tư, hoạt động cho vay thế chấp và đặc biệt là cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nở rộ. Hàng loạt các tồ chức tín dụng đồng ý cho khách hàng vay vốn với nguồn thế chấp đầy rủi ro thanh khoản được hình thành từ chính vốn vay của họ. Sự cạnh tranh của các ngân hàng ở Hoa Kỳ nhằm thu hút khách hàng đã khuyến khích cho các ngân hàng “phát minh” ra các công cụ cho vay thế chấp mới bên cạnh các phương thức truyền thống mà nổi bật là
hình thức cho vay thế chấp với lãi suất thả nổi (ARM - Adjustable rate mortgage).
Sự “dễ dãi” đối với các khoản vay duới chuẩn của ngân hàng cùng với sự bùng nổ của thị truờng nhà đất ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài đã khuyến khích nguời dân Hoa Kỳ mua nhà trả góp sau đó bán đi nhằm mục đích kiếm lời. Và điều đó đồng nghĩa với việc càng làm cho bong bóng thị truờng BĐS lớn hơn. Nhu một tất yếu của quan hệ cung cầu, khi mà BĐS đuợc xây dựng không nhằm mục đích sử dụng mà chỉ đuợc coi là một công cụ đầu tu để kiếm lời, cung nhà ở sẽ vuợt quá cầu. Sang năm 2007, số luợng nhà tồn kho ở Hoa Kỳ đã ở mức khá cao do sự bùng nổ xây dựng nhà trong những giai đoạn truớc đó. Ngoài ra, tỷ lệ các vụ tịch thu tài sản thế chấp liên tục tăng lên do khách hàng không có đủ khả năng để trả nợ, đặc biệt là đối với khoản vay ARM đã dẫn đến sự ế ẩm của thị truờng nhà đất gây áp lực giảm giá nhà và sự đổ vỡ bong bóng thị truờng BĐS.
Nhung nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lây lan khủng hoảng nhà đất tại Hoa Kỳ ra toàn thế giới là do các ngân hàng đã chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp của mình thông qua hai công cụ chứng khoán phái sinh là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS- Mortagage backed securities) và trái phiếu có thế chấp (CDO - Collateralized debt obligations) để chia sẻ rủi ro với nhà đầu tu thứ ba (tỷ lệ chứng khoán hóa tăng từ 54% năm 2001 đến 75% năm 2006). Chứng khoán hóa các khoản vay bằng thế chấp là việc ngân hàng phát hành chứng khoán đuợc đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của mình mà bằng các khoản thu dự kiến của các khoản nợ thế chấp đang nắm giữ vì vậy nó ẩn chứa đầy rủi ro. Khi sự đổ vỡ bong bóng BĐS diễn ra làm giá BĐS giảm mạnh thì đồng nghĩa với giá trị các tài sản đảm bảo càng giảm, dẫn đến giá của các chứng khoán có nguồn ngốc từ BĐS cũng giảm mạnh theo. Vòng xoáy khủng hoảng cứ liên tục nhu vậy gây thiệt hại nặng nề
trực tiếp tới các NĐT đã mua những chứng khoán có nguồn gốc từ BĐS nói riêng và TTCK nói chung. Mặc dù các ngân hàng đầu tu không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhung cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán có liên qua đến BĐS. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tu lần luợt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ phía các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Các tổ chức định mức, đánh giá tín nhiệm đã định giá thấp trên 50 tỷ Đôla đối với nhiều CDO tính đến tháng 11/2007, buộc các NĐT có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ đuợc phép giữ lại tài sản bảo đảm (Ví dụ nhu AAA’) phải bán CDO dẫn đến du thừa cung và sự mất giá của nhiều CDO.
1.4.1.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Một tác nhân không nhỏ dẫn đến sự đổ vỡ bong bóng BĐS tại Hoa Kỳ là hoạt động đi vay của các cá nhân và tổ chức “duới chuẩn” (sup-prime lending) hay cỏn gọi là các khách hàng có điều kiện tín dụng không đủ đảm bảo. Mặt khác, việc đem tài sản đuợc hình thành từ chính nguồn vốn vay đi thế chấp, dễ dàng chấp nhận các gói cho vay “uu đãi” đến từ phía ngân hàng cũng nhu mục đích đầu cơ BĐS nhằm sinh lời là các nhân tố chủ yếu đẩy thị truờng BĐS đóng băng (cung vuợt quá cầu dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán và ngân hàng cũng nhu toàn bộ hệ thống tài chính phải gánh chịu những khoản lỗ nặng nề là điều không thể tránh khỏi.
1.4.1.3. Nguyên nhân đến từ phía môi trường bên ngoài
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là do một hệ thống các nguyên nhân tác động qua lại lẫn nhau. Nhu đã phân tích ở trên, các động thái đến từ phía ngân hàng cho vay cũng nhu khách hàng đi vay đã ảnh huởng trực tiếp đến thị truờng BĐS nói riêng và thị truờng tài chính nói chung. Từ đó, đã có sự ảnh huởng nguợc trở lại, gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng, đẩy hàng
loạt các định chế tài chính liên quan trực tiếp hay gián tiếp vào bờ vực của sự phá sản hoặc phải nương nhờ vào các gói giải cứu đến từ chính phủ Hoa Kỳ.
Về phía chính phủ Hoa Kỳ còn có những hành động bảo trợ cho Hiệp hội quốc gia tài trợ địa ốc (Fannie Mae) và công ty mua bán và bảo lãnh thế chấp địa ốc (Freddi Mac) tham gia mua bán các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn trên thị trường thứ cấp để hỗ trợ tính thanh khoản cho các ngân hàng cho vay tiếp tục các hoạt động tín dụng đầy rủi ro của mình.
Xét một cách khách quan, có thể nói chính phủ Hoa Kỳ đã không làm tốt vai trò của mình trong việc thiết lập cơ chế giám sát nền kinh tế của đất nước, cũng như đã không dự báo trước được cuộc khủng hoảng trong giai đoạn này. Điều này cho thấy ngay cả đối với một nước có thị trường tài chính phát triển cùng cần phải rât thận trọng trong vấn đề tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ thực tiễn của cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và kinh nghiệm rút ra từ các ngân hàng Hoa Kỳ, có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam để nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
Một là, các NHTM cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế: từ xây dựng hệ thống chính sách tín dụng hợp lý; phân tích tín dụng; xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; giám sát rủi ro tín dụng; áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng; xử lý rủi ro tín dụng; ...
Hai là, các NHTM cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống, phân tích thực trạng tín dụng, định kỳ rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế nợ xấu. Thực hiện quản lý
danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh tại từng chi nhánh trong hệ thống.
Ba là, cần chú trọng đến trang bị cơ sở vật chất kỹ, đặc biệt là về công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ cho việc phân tích đánh giá, đo luờng rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã khái quát được nhũng vấn đề lý luận cơ bản nhất về tín dụng, chất lượng tín dụng, khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu tìm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam và Chi nhánh Hà Thành 2.1.1.1. Lịch sử h ình thành
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 21 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng. Techcombank hiện có 2 hội sở tại Hà Nội - Hồ Chí Minh và hơn 365 phòng giao dịch, chi nhánh với hơn 7000 nhân viên đang làm việc.
Sau hơn 22 năm thành lập và phát triển, thương hiệu Techcombank đã được khẳng định trên thị trường tài chính thông qua mạng lưới hoạt động trải rộng, dịch vụ tài chính đa dạng và đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tài chính tăng trưởng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc. Techcombank đã được người tiêu dung trong nước và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao qua các giải thưởng được trao tặng: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013, 2014 (do Alpha Asia trao tặng); Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2014 - Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 (theo xếp hạng của The Global Banking & Finance Review); Top 10 ngân hàng có dịch vụ Internetbanking được yêu thích (theo tiêu chí của Vnexpress và SmartLink) ...
Nằm trong chiến lược phát triển và nâng cao thương hiệu, trong năm 2011, Techcombank đã chuyển hội sở đến tòa nhà Vincom trung tâm Thủ Đô
Hà Nội, thể hiện cam kết đầu tư mạnh mẽ nhằm vươn lên tầm cao mới. Chính trong thời điểm chuyển giao này, Trung tâm giao dịch Hội sở Techcombank đã được chia tách nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thực tế. Một bộ phận nhỏ được chuyển về tòa nhà Vincom để duy trì Trung tâm giao dịch Hối Sở với trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các giao dịch nội bộ. Tất cả các thành viên và danh sách còn lại được giữ lại thành lập nên iiChi nhánh Hà Thành"” để tiếp tục duy trì vị trí đắc địa giữa trung tâm thủ đô và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa. Tính đến thời điểm hiện tại, Techcombank Hà Thành có số lượng nhân viên gần 100 người (một trong những chi nhánh có số lượng nhân viên đông nhất toàn hệ thống). Hiện nay, chi nhánh Hà Thành có 02 Phòng giao dịch trực thuộc:
- Phòng Giao dịch Tràng An: Khu đô thị Times City - Phòng Giao dịch Hoàng Gia: Khu đô thị Royal City
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trải qua quá trình hoạt động, Techcombank Hà Thành đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả, vừa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng lại vừa khuyến khích tính tự chủ trong hoạt động của từng bộ phận. Với mô hình được xây dựng theo mô hình ngân hàng TMCP đô thị hiện đại, Chi nhánh hiện có cơ cấu tổ chức như sau:
Chỉ tiêu Năm 2013 ____________Năm 2014_____________ ____________Năm 2015____________Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chênh lệch so vói 2013 Giá trị Tỷ trọng Chênh lệch so vói 2014 Tuyt đối Tuong đối Tuyệt đối Tuong đối
_____________________________________1. Theo loại tiền tệ___________________________________
Nội tệ 2.52 6 79,20% 2.933 %83,40 7 40 %16,10 23.43 0 88,7 % 499 17,00 % Ngoại tệ 66 4 20,80% 4 58 %16,60 -80 -12,01% 437 0 11,3 % -147 25,11 % 2. Theo kỳ hạn TG không kỳ hạn 1.54 9 48,56% 1.585 %45,07 36 2,32% 11.81 1 46,8 % 226 14,26 % TG ngắn hạn 1.21 4 38,06% 1.401 %39,84 7 18 %15,40 31.54 8 39,8 % 142 10,14 % TG trung và dài hạn_______________ 42 7 13,39% 1 53 %15,10 4 10 %24,36 515 1 13,3 % -16 - 3,01%
3. Theo đối tượng khách hàng
Tổ chức kinh tế 1.05 8 33,17% 1.201 34,15 % 14 3 13,52 % 968 25,0 2 % -233 19,40 % Hộ gia đình 2.13 2 66,83% 2.316 65,85 % 18 4 8,63% 2.90 1 74,9 8 % 585 25,26 % Tong vốn huy động 3.1 90 100 % 3.517 100 % 32 7 10,25% 3.86 9 100 % 352 10,01 %
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank Hà Thành
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn được coi là tiền đề, nền tảng cho những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Làm sao để có được nguồn vốn ổn định với chi phí thấp, giúp ngân hàng thực hiện được chức năng là thủ quỹ của nền kinh tế luôn là vấn đề được Techcombank Hà Thành quan tâm. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động. Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, các NHTM cạnh tranh nhau gay gắt bằng các mức lãi suất và các hình thức huy động hấp dẫn. Sau hơn bốn năm đi vào hoạt động, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Techcombank Hà Thành vẫn có
sự cố gắng, nỗ lực vươn lên. Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đề ra, góp phần xây dựng và đóng góp vào sự vận động cũng như phát triển của hệ thống Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận quà khuyến mại, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có lãi dự thưởng, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt ... Với các hình thức nêu trên, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn cho khách hàng. Tình hình huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Techcombank Hà Thành giai đoạn 2013 - 2015
trưởng qua các năm, cụ thể đến tổng số tiền huy động của Techcombank Hà Thành năm 2015 đạt 3.869 tỷ đồng tăng lên 10,01% so với năm 2015. Năm 2013, công tác huy động vốn từ khách hàng gặp không ít khó khăn từ những diễn biến phức tạp của thị trường nói chung, cũng như các quy định về trần lãi suất huy động từ đô la Mỹ. Trong tình hình khó khăn chung, các hoạt động huy động vốn của Techcombank Hà Thành vẫn đạt được kết quả vượt bậc với mức tăng trưởng khá cao. Với thị trường tài chính đầy khó khăn trong năm 2015 cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn như Seabank, ngân hàng VPBank, ngân hàng VIB ... con số tăng trưởng về huy động vốn ghi nhận sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Techcombank Hà Thành trong việc phát huy toàn bộ sức mạnh của tập thể trong việc công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng trên quan điểm đã xây dựng mục tiêu