Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 51)

1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố xuất phát từ phía các ngân hàng cũng như từ phía khách hàng:

Từ phía các ngân hàng:

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm toàn bộ các vấn đề có liên quan tới cấp tín dụng nói chung như các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo và ra quyết định cho vay.

Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của ngân hàng mình nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải có nội dung phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đồng thời được xây dựng khoa học và chặt chẽ, đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của ngân hàng, khách hàng và xã hội thì sẽ hứa hẹn tạo ra chất lượng tín dụng tốt.

Nếu chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút được khách hàng, mở rộng quy mô cho vay, đảm bảo được khả năng sinh lời trên cơ sở tuân thủ pháp luật và có thể phân tán được rủi ro. Như vậy, chất lượng tín dụng có được nâng cao hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Công tác tổ chức của ngân hàng:

Công tác tổ chức là việc sắp xếp các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với năng lực chuyên môn nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động cao nhất. Công tác tổ chức tốt thể hiện ở việc giao đúng người, đúng việc sao cho mọi người phát huy hết khả năng của mình và phải tự chịu ữách nhiệm về phần công việc của mình.

Trong cơ cấu tổ chức ngân hàng, các phòng ban phải sắp xếp hợp lý để bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời theo dõi, quản lý các khoản vay...do hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro khó có thể lường trước được. Việc thiết lập các mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý các khoản tín dụng nhằm phát hiện và kịp thời giải quyết các khoản vay có vấn đề, từ đó giảm tổn thất cho ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để tiến hành thực hiện các hoạt động tín dụng chất lượng.

+ Quy trình tín dụng:

Đây là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm mục đích bảo toàn vốn. Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi ngân hàng thẩm định cho vay đến khi giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ. Trong đó thẩm định cho vay là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng và là định hướng rủi ro trong cho vay. Việc thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng và phải tuân thủ chặt chẽ những quy định, và đưa ra quyết định đúng đắn trong cho vay nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, đảm bảo tính ổn định của khoản vay.

Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra xem nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích không, rà soát để kịp thời phát hiện những sai phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Thu nợ và thanh

lý nợ là khâu để ngân hàng tồn tại, phát triển được, bước này là kết quả cuối cùng của công tác cho vay do đó cán bộ tín dụng phải tích cực trong công tác thu hồi vốn và lãi tiền vay, hạn chế nợ quá hạn. Việc ngân hàng làm tốt các bước của quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho I ngân hàng bảo toàn vốn, nâng cao được chất lượng tín dụng.

+ Chất lượng nhân sự:

Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thông ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi chất lượng con người trong các ngân hàng ngày càng phải biến đổi về chất, chất lượng ngày càng cao để đáp ứng kịp thời và có hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng.

Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ là vấn đề về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động mà còn bao gồm cả lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng luôn chứa đựng những cám dỗ về vật chất, do đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có lòng kiên định vững chắc. Có thể nói con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý tín dụng của ngân hàng, vì vậy việc tuyển chọn cán bộ tín dụng càn phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng, đảm bảo vừa có đủ cả đức lẫn tài, phát huy thế mạnh của từng cán bộ tín dụng nhằm ngăn ngừa những sai phạm trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dựng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

+ Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thông tin tín dụng là cơ sở, yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng để đưa ra các quyết định cho vay của ngân hàng.

Thông tin tín dụng giúp ngân hàng theo dõi, quản lý các khoản tín dụng; thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, hạn ché những tổn thất cho ngân hàng.

Thông tin tín dụng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: từ báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn; từ Trung tâm thông tin túi dụng NHNN VN (CIC); thông qua các trung tâm tu vấn về tài chính ngân hàng hay thông qua các mối quan hệ làm ăn của khách hàng. Thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, bao quát là cơ sở để ngân hàng nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng của mình.

+ Kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát nội bộ giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có đuợc các thông tin về tình hình cho vay của các cán bộ túi dụng có phù hợp với chủ truơng, đuờng lối, chính sách mà ngân hàng đua ra hay không. Hoạt động này gồm có những việc nhu: kiểm tra các thủ tục về thẩm quyền điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vay, thủ tục, hô sơ xin vay vốn ... Hoạt động này do kiểm toán viên nội bộ trong ngân hàng thực hiện nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong quá trình cho vay, từ đó giúp ban lãnh đạo đua ra các quyết định để hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất luợng tín dụng của mình.

+ Công nghệ ngân hàng:

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Điều này càng thấy rõ hơn trong lĩnh vực ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng mới ra đời trong đó cần chú ý là sự gia nhập của các ngân hàng nuớc ngoài, các ngân hàng liên doanh với quy mô và công nghệ hiện đại hơn thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng cải thiện công nghệ. Với các trang thiết bị, máy móc, phuơng tiện kỹ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút

ngắn thời giao giao dịch, thông tin thu thập nhanh và chính xác hơn, tiết kiệm chi phí hơn nữa với công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin, diễn biến trên thị trường, dự báo về khả năng phát triển kinh tế xã hội và hoạt động tín dụng nhằm đưa ra các quyết sách phù hợp với tinh hình thực tế và đem lại sự tiện ích cho khách hàng. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp trong hoạt động tín dụng tiên tiến cũng góp phần thúc đẩy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được cải thiện.

Từ phía khách hàng:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn vay được vốn của ngân hàng thì đều phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng mà ngân hàng cho vay dưa ra nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa và phòng tránh những rủi ro khi cho vay. Chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng thì sẽ được ngân hàng cho vay. Như vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng gồm:

+ Năng lực thị trường của khách hàng:

Năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm, chất lượng sản phẩm mà khách hàng đang cung cấp trên thị trường, thương hiệu, tương lai về sản phẩm hay ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm... Năng lực này càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư cùa khách hàng càng lớn và đây là một trong những cơ sở để ngân hàng xem xét khi cho vay.

+ Năng lực sản xuất của khách hàng:

Năng lực này thể hiện rõ ở toàn bộ giá trị tài sản mà khách hàng đưa ra để sản xuất kinh doanh, biểu hiện cụ thể là các công nghệ mà khách hàng đưa vào sản xuất hiện đại hay lạc hậu, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có hiệu

quả hay không? Năng lực sản xuất của khách hàng là cơ sở để ngân hàng tính toán đến tính khả thi, nhu cầu vốn của dự án.

+ Năng lực tài chính của khách hàng:

Năng lực này thể hiện ở cơ cấu vốn, khả năng tự tài trợ, các chi tiêu tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh toán cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và ổn định...thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và cỏ khả năng trả nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ an tâm hơn trong việc cho khách hàng đó vay vốn. Mỗi khách hàng nhu vậy sẽ làm cho chất luợng tín dụng của ngân hàng không ngừng đuợc củng cố và tăng cuờng.

+ Năng lực quản lý của khách hàng:

Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt điều này thể hiện ở khả năng tổ chức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệ thống hạch toán kế toán, quản lý tài chính vừa đúng theo quy định của Nhà nuớc lại bảo đảm tính hiệu quả của hệ thống mà khách hàng đang quản lý. Sự hoạt động của hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.

+ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm:

Nhu chúng ta đều biết, hoạt động kinh doanh của khách hàng gắn liền với việc sở hữu một khối luợng tài sản nhất định, quyền sở hữu tài sản biểu hiện ở khả năng pháp lý của khách hàng đuợc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó. Giá trị, chất luợng và cơ cấu tài sản mà khách hàng sở hữu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, đo luờng năng lực tài chính và quyết định khối luợng tín dụng ị cần cung cấp. Quyền sở hữu tài sản gắn liền

với năng lực của khách hàng và khả năng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện biện pháp đảm tín dụng.

Các ngân hàng thuơng mại rất quan tâm đến tính lỏng của tài sàn đảm bảo và độ biến động giá trị, hao mòn cùa tài sản đảm bảo vì việc bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp khi khách hàng không trả đuợc nợ là cơ sở để cho ngân hàng thu hồi đuợc vốn. Tuy nhiên đây không phải là điều kiện quá quan trọng vì nếu chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo mà cho vay thì gặp rất nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn gốc và lãi.

+ Tính khả thi của dự án phương án:

Khi khách hàng đã xây dựng đuợc phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi thì bản thân khách hàng cũng thấy đuợc định huớng công việc của mình và sẽ đảm bảo an toàn hơn cho khách hàng khi đuợc ngân hàng đánh giá, tu vấn. Phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi là phuơng án phải mang tính thị truờng, không trái pháp luật, có khả năng đuợc cung cấp “đầu vào” và “đầu ra”, có hiệu quả kinh tế. Phuơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ đảm bảo vững chắc nguồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, điều kiện phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi còn phải gắn trách nhiệm của ngân hàng là việc cung cấp tín dụng phải đủ và đúng vào phuơng án, đồng thời đồng thời quản lý tốt nguồn thu từ phuơng án để có thể hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi. Việc tham gia vốn tự có của khách hàng vào dự án sẽ làm tăng thêm hiệu quả khả thi của dự án, khách hàng sẽ có trách nhiệm trong việc bảo toàn và phát triển vốn tự có của mình trong dự án đó.

+ Tư cách đạo đức của người vay:

Chỉ tiêu này rất khó nắm bắt và thẩm định nhung truớc khi cho vay buộc ngân hàng phải xem xét một cách kỹ luỡng vì điều này liên quan tới việc khách hàng trả nợ sau này. Khách hàng yếu về tu cách đạo đức sẽ dẫn đến

việc chây ỳ trong việc trả nợ, rất khó và tốn nhiều chi phí cho ngân hàng việc xử lý các khoản nợ.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

+ Đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương

Đó là sự quản lý vĩ mô của nhà nước và các cơ quan chức khuyến khích hay hạn chế phát triển một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó. Nó là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, sự đồng bộ, đúng đắn và hợp lý trong đường lối, chính sách sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như cùa doanh nghiệp, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Môi trường kinh tế - xã hội:

Môi trường kinh tế - xã hội là đồng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội khác tác động lên hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu đều làm cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt và quyết liệt.

Môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Kinh tế phát triển ổn định khiến cho các luồng tài chính luân chuyển nhanh, hàng hoá tiêu thụ tốt và khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp được đảm bảo.

+ Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bất kỳ một

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 51)