CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng (CLTD) được hiểu là sự đáp ứng yêu cầu về tín dụng của khách hàng (cả người cho vay và người đi vay) phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của các

TCTD cung cấp sản phẩm tín dụng đó. Như vậy có thể hiểu: chất lượng tín dụng là sự thoả mãn nhu cầu mà khoản tín dụng đó mang lại cho người đi vay cũng như người cho vay. Tuy nhiên, vì đặc thù của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, quan hệ hầu hết với mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nên chỉ một biến động nhỏ của nó về mặt giá trị trên thị trường có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bởi vậy, các NHTM phải không ngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình nhằm đàm bào duy trì sự tồn tại và phát triển. Chất lượng tín dụng được thể hiện trên các mặt sau:

* Đối với khách hàng:

Tiền vay phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của ngứời vay, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn nợ hợp lý. Thủ tục đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn thể hiện ở sự thoả mãn cơ hội kinh doanh về các khía cạnh không gian, thời gian và quy mô cho khách hàng.

+ Không gian: tín dụng ngân hàng phải luôn gần gũi với khách hàng và có sự thuận lợi trong giao dịch.

+ Thời gian: tín dụng ngân hàng phải thoả mãn được thời điểm kinh doanh của khách hàng khi giải ngân và khi hoàn vốn.

+ Quy mô: tín dụng ngân hàng phải đàm bảo yêu cầu về khối lượng mà khách hàng mong muốn.

Ngoài các yếu tố cốt lõi là cung ứng vốn cho khách hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng còn thể hiện ở nhiều yếu tố phụ trợ: tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch thuận tiện, điều kiện vay vốn hợp lý ... để khách hàng dễ dàng đáp ứng, nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Tín dụng ngân hàng là loại hình sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Vì vậy, chất luợng của tín dụng luôn đuợc các NHTM quan tâm đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của ngân hàng một cách bền vững. Nâng cao chất luợng tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với các NHTM trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chỉ số liên quan đến chất luợng tín dụng đuợc các tổ chức xếp hạng quốc tế xem xét độc lập để đua ra các đánh giá về NHTM đó trong hệ thống NHTM toàn cầu, từ đó tạo dựng đuợc uy tín trong quan hệ về thanh toán và cơ hội đầu tu giữa các NHTM. Để đảm bảo chất luợng tín dụng thì NHTM cần xây dựng một hệ thống quản lý chất luợng tín dụng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế: từ xây dựng hệ thống chính sách tín dụng hợp lý; phân tích tín dụng; xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; đo luờng rủi ro tín dụng; giám sát rủi ro tín dụng; áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng; xử lý rủi ro tín dụng; v.v...

Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh, dù NHTM có quản trị tốt đến đâu thì vẫn luôn xuất hiện rủi ro tín dụng, vẫn tồn tại những khoản vay có vấn đề. Chất luợng có thể là tốt tại thời điểm phân tích, nhung sau đó có thể trở lên xấu đi. Vì vậy, ta chỉ có thể hiểu chất luợng tín dụng ở một khái niệm tuơng đối.

Một phần của tài liệu 0275 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)