Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu 0278 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 88)

Để tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tại Chi nhánh nói riêng, giúp Ngân hàng mở rộng và nâng cao chất luợng tín dụng, đề nghị Nhà nuớc:

- Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó tạo môi truờng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến khó khăn trong trả nợ Ngân hàng là môi truờng kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nuớc thay đổi, đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp phải chuyển huớng, điều chỉnh hoạt động, Nếu doanh nghiệp nào không thay đổi kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách sẽ dẫn tới kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hóa, mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn.

Nhà nuớc cần có biện pháp tạo ra môi truờng kinh doanh ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các NHTM. Nhà nuớc cần có chính sách uu tiên đối với hoạt động Ngân hàng, thực sự coi Ngân hàng là đòn bẩy của nền kinh tế. Nếu hoạt động Ngân hàng không tốt, không phát huy hiệu quả sẽ ảnh huởng không nhỏ đến tăng truởng, phát triển kinh tế.

Trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách cần có những buớc đệm hoặc biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế.

Trong lĩnh vực Ngân hàng hiện nay, luật NHNN và luật các TCTD, cùng các luật khác đã đuợc ban hành, tạo ra hành lang pháp lý rất quan trọng. Tuy nhiên, Nhà nuớc cần chỉ đạo việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị định, thông tu huớng dẫn một cách nhanh chóng, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc,

76

không hình sự hóa, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của Ngân hàng và của người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao phúc lợi cho người lao động, gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương với hoạt động Ngân hàng. Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ ngành có liên quan tham gia thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của Ngân hàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra quy mọi trách nhiệm về phía Ngân hàng.

- Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động Ngân hàng, thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của từng NHTM. Ngoài ra Chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy cơ có thể xảy ra và hoàn thiện các hệ thống giải pháp giải quyết, tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các NHTM.

- Các cơ quan chức năng như tòa án, viện kiểm sát, thanh tra Nhà nước,... có sự quan tâm hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo.

- Có chính sách hỗ trợ toàn diện cho VPBank. Để giúp Ngân hàng có đủ thế lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng cho vay. giảm thấp rủi ro, ổn định đời sống cán bộ,. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ toàn diện về nguồn vốn kinh doanh, trang bị hoạt động, xử lý rủi ro, hỗ trợ chi phí, có chính sách cán bộ phù hợp.

Một phần của tài liệu 0278 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w