Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầp

Một phần của tài liệu 0278 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 63)

2.2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng

ɔ---777----r—~7- - -, √.' ,—z,λ, L---77777;—77777”

(Nguồn: Báo cáo tông kêt của CN năm 2012 - - Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động cho vay của ngân hàng hay ít nhiều cũng là việc xác định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng cho vay là tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.

Theo dõi bảng số liệu 2.3 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2012 đến 2014 tăng lên cho thấy chất lượng cho vay của Chi nhánh không đảm bảo. Năm 2012 tỷ lệ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 47

này ở mức 5,79%, sang năm 2013 tăng lên tới 8,52% và năm 2014 thì tiếp tục được đẩy lên con số 11,13% . Lý giải cho sự tăng lên là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vẫn còn đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn khiến cho việc trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, sự quản lý lỏng lẻo của cán bộ cho vay tiếp tục khiến nợ quá hạn tăng lên trong hai năm liền sau đó 2013 và 2014.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của Vpbank - Chi nhánh Bắc Ninh đang chứa đựng rủi ro từ hoạt động cho vay mà đòi hỏi phải tính toán định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm ra những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

- Tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tư 12/2013/TT-NHW thì nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng cho vay của ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền

cho vay của ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.

Theo dõi bảng số liệu 2.3 có thể thấy, năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 2,71% trên tổng dư nợ, tương ứng 5,065 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) mới dừng lại ở con số 0,9 tỷ đồng.

Tình hình nợ xấu của chi nhánh trở nên tồi tệ hơn khi đạt 5,967 tỷ đồng ( tăng 902 triệu đồng), chiếm 2,81% tổng dư nợ trong năn 2013. Lúc này nợ có khả năng mất vốn đã tăng lên 1,97 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, năm 2014, nợ xấu tiếp tục tiến lên một mức mới đạt 6,995 tỷ đồng ( tăng 1,028 tỷ đồng) chiếm 3,56% tổng dư nợ. Đáng chú ý, so với năm 2013, nợ nhóm 5 đã tăng đến 2,536 tỷ đồng ( tăng thêm 0,629 tỷ đồng)

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ xấu là do sự suy thoái nên kinh tế, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ, dẫn tới phá sản không trả được nợ làm cho nợ xấu tăng cao.

2.2.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn

Kinh doanh cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên

48

lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng luôn ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động đã có, sử dụng vốn sao cho hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Du nợ cho vay quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi đuợc hết nợ và làm giảm hiệu quả sinh lời của vốn ngân hàng, dẫn đến cho ngân hàng có những khoản nợ không thu hồi đuợc khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.

Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn ta có thể biết đuợc tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động cho vay, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh

Tổng du nợ cho vay 186.917 212.342 196.047 25.425 13,60 -16.295 -7,67 Tổng nguồn vốn huy động 296.404 300.442 366.792 4.038 1,3

6 66.350 22,08 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 63,06% 70,68% 53,45%

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 289.72 1 280.29 1 145.075 -9.430 -3,25 - 135.217 -48,24 Dư nợ bình quân 186.91 7 212.342 196.047 25.425 13,60 -16.295 -7,67 Vòng quay vốn cho vay

(vòng) % 55^ Ũ2 " 074^

(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng)

Theo dõi bảng số liệu 2.4 có thể thấy năm 2012, hiệu suất sử dụng là 63,06%, con số này năm 2013 đã tăng lên mức 70,68%, điều này là do trong năm này, tổng du nợ cho vay tăng với tỷ lệ 13,60% (tuơng ứng 25.425 triệu đồng) từ 186.917 triệu đồng (năm 2012) lên 212.342 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn huy động lại không có sự thay đổi lớn khi chỉ tăng rất nhẹ 1,36% (tuơng ứng 4.038 triệu đồng) lên mức 300.442 triệu đồng từ con số 296.404 triệu đồng của năm 2012. Tuy nhiên, sang đến năm 2014, diễn biến đã đảo nguợc khi tổng nguồn vốn thì tăng mạnh với tỷ lệ 22,08% (tuơng ứng 66.350 triệu đồng) lên mức 366.792 triệu đồng còn tổng du nợ cho vay lại giảm 7,67% (tuơng ứng 16.295 triệu đồng) xuống mức 196.047 triệu đồng), do đó, hiệu suất sử dụng vốn bị kéo xuống mức thấp hơn cả

49

năm 2012 là 53,45%. Như vậy, mặc dù chi nhánh đã đạt được kết quả tích hơn trong việc sử dụng các biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên, việc sử dụng những nguồn vốn huy động được này lại chưa được tận dụng hiệu quả và tương xứng. Chi nhánh cần có những biện pháp phù hợp nhằm mở rộng cho vay nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro.

2.2.3.3. Vòng quay vốn cho vay

Về phía ngân hàng, vòng quay vốn cho vay thể hiện khả năng tổ chức quản lý vốn cho vay, chất lượng cho vay trong vi ệc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng.

Kỳ luân chuyển vốn cho vay nhanh thể hiện chất lượng cho vay tốt, tổng số dư nợ trong thời kỳ lớn. Ngược lại, thể hiện chất lượng cho vay không tốt, thu nợ trong k ỳ kém, vốn cho vay bị đóng băng. Kỳ luân chuyển vốn cho vay phụ thuộc vào hai chỉ tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ càng cao thì kỳ luân chuyển càng nhanh và ngược lại dư nợ cho vay bình quân càng nh ỏ thì kỳ luân chuyển vốn càng nhanh. Tình hình vòng quay v ốn cho vay của Chi nhánh được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5: Vòng quay vốn cho vay

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Tổng thu nhập 69.22 5 46.79 6 32.57 9 - 22.429 - 32,40 - 14.217 - 30,38 Thu từ hoạt động cho

vay 163.27 242.02 0 26.78 21.249- 33,58- 15.242- 36,27- Thu từ hoạt động cho

vay/tổng thu nhập

91,40% 89,80 %

82,20 %

(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng)

Năm 2012 vòng quay vốn cho vay là 1,55 vòng/năm, năm 2013 giảm 1,23

50

vòng/năm và đến 2014 chỉ còn 0,74 vòng/năm. Như vậy, vòng luân chuyển vốn cho vay giảm dần là do Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác quản lý và thu nợ của những khoản vay trong năm, đặc biệt là những khoản vay của các doanh nghiệp lớn như của công ty vận tải Biển Đông (24,5 tỷ đồng), công ty CP tập đoàn Thái Hoà (21,1 tỷ đồng), công ty CP phát triển xây dựng Vinaland (31,4 tỷ đồng),... Mặt khác, sản xuất của khách hàng cũng gặp khó khăn, sản phẩm không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng làm cho khách hàng không có kh ả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.2.3.4. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Bảng 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- %

Lãi từ hoạt động cho

vay 1 63.27 2 42.02 0 26.78 -21.249 -33,58 15.242- -36,27 Tổng dư nợ 186.91

7 212.342 196.047 25.425 13,60 16.295- -7,67 Mức sinh lời từ hoạt

động cho vay

33,85% 19,79% 13,66%

(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng)

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư, kinh doanh khác chiếm phần rất nhỏ. Trong năm 2012, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất tốt. Tuy nhiên sang đến năm 2014, việc nới lỏng trong cho vay đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi mở rộng quy mô cho vay để có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng.

51

2.2.3.5. Mức sinh lời từ hoạt động cho vay

Bảng 2.7: Mức sinh lời từ hoạt động cho vay

(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng)

Theo dõi bảng 2.7 trên có thể thấy khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đang có dấu hiệu không tích cực khi mà từ mức 33,85 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng vốn đầu tư cho vay của năm 2012, đến năm 2013, con số đồng lợi nhuận được tạo ra lúc này giảm gần một nửa khi chỉ còn 19,79 đồng, xu hướng giảm tiếp tục kéo dài sang đến năm 2014 nhưng rất mạnh tốc độ giảm đã được kìm hãm đáng kể khi mức sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng năm 2014 dừng ở mức 13,66%. Biểu hiện của chỉ tiêu này diễn ra không quá bất ngờ khi đã xem xét sáu chỉ tiêu trên, với tình hình nợ xấu có xu hướng tăng lên thì việc khiến cho giá trị sinh lời của một đồng vốn đầu tư cho vay giảm đáng kề là một điều dễ hiểu.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu 0278 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w