Theo dõi bảng số liệu 2.2 trên có thể thấy: năm 2013, tổng dư nợ của ngân hàng
tăng 13,60% so với năm 2012, điều này có được là do chi nhánh hoạt động đúng quy định và hiệu quả, đồng thời cũng trong năm này, thực hiện Nghị quyết số 01 và 02 của
chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, khối ngân hàng đã giải ngân cho gần 1.900 doanh nghiệp vay
vốn với dư nợ gần 10.000 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của VPbank nói chung và
chi nhánh Bắc Ninh nói riêng. Lãi suất cho vay trong năm này cũng được điều chỉnh theo
hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động lạm phát, góp phần
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và trở về
mức lãi
suất của giai đoạn 2005 - 2006, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở
mức thấp 7 - 9%/năm, trong đó, khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm.
Tuy nhiên, sang đến năm 2014, tổng dư nợ giảm 7,67% (tương ứng 16.296 triệu
đồng) xuống 196.047 triệu đồng. Sự giảm xuống này của dư nợ còn do sức mua yếu, tồn
kho tăng, doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, nên không có nhu cầu vay vốn
đầu tư, sản xuất mới. Bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn và cho vay, nhưng hiện nay thanh khoản dồi dào, song cửa ra của đồng vốn rất hẹp. Nhu cầu vốn của
khách hàng, nhất là doanh nghiệp tốt không có. Thực tế, lãi suất cho vay đã thu hẹp dần
nên biên lợi nhuận trong hoạt động tín dụng hiện nay rất thấp, không đủ để bù chi phí.
Càng cho vay ra nhiều, ngân hàng sẽ càng bị thua lỗ. Còn với những doanh nghiệp
có rủi
ro nợ xấu cao, ngân hàng không thể nhắm mắt trao vốn, cho dù vẫn biết vốn huy
động về
để trong kho phải trả lãi suất cho người gửi tiền. Vì thế, trong lúc này, tạm thời ngân hàng là nơi giữ tiền cho người dân, để đảm bảo lực lượng, thay vì đẩy mạnh vốn ra thị
trường, nhưng không kiểm soát được rủi ro là điều hết sức nguy hiểm.
42
2013 từ 144.431 triệu đồng (năm 2012) lên 163.784 triệu đồng nhung lập tức giảm 16,18% (tuơng ứng 26.499 triệu đồng) trong năm 2014 về mức thấp hơn cả năm 2014 là 137.285 triệu đồng. Trong khi đó, du nợ cho vay ngoại tệ lại không ngừng tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 14,29% (tuơng ứng 6.073 triệu đồng) từ 42.486 triệu đồng lên 48.558 triệu đồng và tiếp tục tăng 21,01% (tuơng ứng 10.203 triệu đồng) lên 58.761 triệu đồng vào năm 2014.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
100ớ/o 50ớ/ 0/ 40ớ/ 30/ 90ớ/ 80/ 70/ 60/ 20/ 10/ Năm 2012 77 132ớ/ 22.868/
. 973
/ 29
Năm 2014
■- Nội tệ
■- Ngoại tệ
Năm 2013
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Về cơ cấu du nợ theo loại tiền, do du nợ nội tệ và ngoại tệ có tốc độ tăng không chênh lệch nhiều nên cơ cấu du nợ vẫn đuợc duy trì khá ổn định trong hai năm 2012 - 2013 với tỷ trọng du nợ nội tệ hơn 77% và du nợ ngoại tệ là gần 23%, nhung sang đến năm 2014, do sự biến động nguợc chiều của hai chỉ tiêu này nên tỷ trọng du nợ nội tệ bị kéo xuống 70,03% và tuơng ứng với đó, tỷ trọng du nợ ngoại tệ tăng lên con số 29,97%. Tình trạng du nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng cao là do nhiều doanh nghiệp đang tập trung nhập thêm hàng hóa, nguyên vật liệu, để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm, dẫn đến nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán các đơn hàng tăng cao. Bên cạnh đó, mức lãi suất cho vay ngoại tệ không cao so với thời điểm đầu năm, tỷ giá tiếp tục ổn định, không có dấu hiệu căng thẳng về nguồn cung ngoại tệ trong năm này là những nhân tố khiến các doanh nghiệp nhập khẩu yên tâm khi vay ngoại tệ.
43
- Theo thời gian
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
■- Dài hạn
■- Trung hạn
■- Ngắn hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Theo dõi tiếp bảng số liệu 2.2 có thể thấy dư nợ ngắn hạn giảm trong năm 2013 với tỷ lệ 8,61% (tương ứng 8.577 triệu đồng) xuống 91.031 triệu đồng từ mức 99.608 triệu đồng của năm 2012, nhưng sau đó lại tăng 14,38% (tương ứng 13.089 triệu đồng) vào năm 2014. Sự tăng trở lại trong năm 2014 là do các doanh nghiêp vừa và nhỏ phát triển nhiều, Chi nhánh đã tiền hành tư vấn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo uy tín đối với khách hàng. Kết quả là Chi nhánh đã thu hút một lượng khá lớn các khách hàng vay vốn để thoả mãn nhu cầu ngắn hạn.
Ngược lại, dư nợ trung hạn lại tăng 15,54% (tương ứng 1.531 triệu đồng) lên 11.382 triệu đồng trong năm 2013 từ con số 9.851 triệu đồng của năm 2012 nhưng lại giảm 56,08% (tương ứng 6.382 triệu đồng) xuống 4.999 triệu đồng. Dư nợ dài hạn cũng có sự biến động tương tự nhưng mạnh hơn trong năm 2013 khi tăng tới 41,92% (tương ứng 32.471 triệu đồng) lên 109.930 triệu đồng từ 77.458 triệu đồng, sau đó lại đổi chiều, giảm 20,92% (tương ứng 23.003 triệu đồng) xuống 86.927 triệu đồng khi sang đến năm 2014. Giải thích cho sự tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn đó là các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn để đầu
44
tư vào chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn, đồng thời các khoản vay trung và dài hạn, tính thanh khoản cũng kém hơn so với khoản cho vay ngắn hạn nên đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng cần hết sức thận trọng.
Theo dõi biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời gian 2.6 có thể thấy: năm 2012, dư nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53,29% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn cũng chiếm tỷ
trọng tương đối lớn với 41,44% tổng dư nợ, còn lại một phần tỷ trọng nhỏ 5,27% tổng
dư nợ là dư nợ trung hạn. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, dư nợ ngắn hạn giảm, trong
khi dư nợ trung hạn và dài hạn tăng, do đó, tỷ trọng dư nợ dài hạn được kéo lên vượt mốc 50% và đạt 51,77% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn chỉ tăng nhj lên 5,36%, tương ứng
với đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn bị giảm xuống mức 42,87%. Tuy nhiên, sang đến năm
2014, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại khôi phục về con số ban đầu khi trở lại mức 53,11%
tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ dài hạn lại về mức 44,34% tổng dư nợ, còn dư nợ trung hạn
tính đến cuối năm này chỉ còn chiếm 5,36% tổng dư nợ. - Theo thành phần kinh tế
Tiếp tục theo dõi bảng số liệu2.2 có thể thấy năm 2013, dư nợ ngân hàng tăng là do dư nợ kinh tế quốc doanh tăng 21,72% (tương ứng 34.098 triệu đồng) từ 157.010 triệu đồng (năm 2012) lên 191.108 triệu đồng, bên cạnh đó dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng tới 70,40% (tương ứng 2.632 triệu đồng) từ 3.738 triệu đồng (năm 2012) lên 6.370 triệu đồng, tổng mức tăng lớn hơn nhiều so với sự giảm xuống 687 triệu đồng (tương ứng 2,63%) của dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh trong năm 2013. Tuy nhiên, sang đến năm 2014, dư nợ của cả ba nhóm thành phần kinh tế này đều giảm, trong đó dư nợ kinh tế quốc doanh giảm 12,80% (tương ứng 24.468 triệu đồng), dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh và dư nợ cho vay tiêu dùng đều cùng giảm 7,67% so với năm 2013 nên tổng dư nợ của toàn chi nhánh trong năm này bị kéo giảm xuống.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ 186.917 100,00% 212.342 100,00% 196.047 100,00% Nhóm 1 176.103 94,21 % 194.259 91,48% 174.239 88,87 % Nhóm 2 5.74 9 % 3,08 6 12.11 5,71% 14.813 % 7,55 Nhóm 3 2.20 1 % 1,18 4 2.57 1,21% 2.670 % 1,36 Nhóm 4 1.96 4 % 1,05 3 1.42 0,67% 1.789 % 0,90 Nhóm 5 90 0" % 0,48 0 1.97 0,93% 2.536 % 1,30 Nợ quá hạn 10.81 4 % 5,79 3 18.08 8,52% 21.808 %11,13 Nợ xấu 5.06 5 2,71 % 5.96 7 2,81% 6.995 3,56 % 45
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
■- Kinh tế QD
■- Kinh tế NQD
■- Cho vay tiêu dùng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Cơ cấu đầu tư của chi nhánh trong những năm qua không có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng đối với thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh từ 84% năm 2012 tăng lên 86% năm 2013 và năm 2014 giảm còn 85%; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giảm từ 14% năm 2012 xuống 12% trong 2 năm 2013 và 2014; cho vay tiêu dùng năm 2012, 2013 đều là 3% nhưng đến năm 2014 con số này giảm còn 2%. Như vậy, đầu tư đối với thành phần kinh tế quốc doanh có tăng về số tuyệt đối nhưng lại biến đổi không đều về tỷ trọng.
Mặt khác đầu tư đới với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỉ trọng trong khi cho vay triêu trong khi đó cho vay tiêu dùng lại giảm cả về tỉ trọng lẫn số tuyệt đối. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân gia tăng, cùng với việc chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng song tỷ lệ này còn quá khiêm tốn.
46
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphầp Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bắc Ninh