Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản trị tài sản Cócủa một số

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 39)

i, tỷ lệ thu nhập mong đợ

1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản trị tài sản Cócủa một số

33

Ngoài các vấn đề thuộc về các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng hay việc các ngân hàng tập trung quan tâm tới việc xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản trị, phát triển hệ thống thông tin, hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ... Các ngân hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm tới vấn đề kiểm soát rủi ro đối với danh mục cho vay đặc biệt là quản lý khoản mục nợ xấu. Cụ thể

Tại Malaysia: Hệ thống ngân hàng Malaysia được đánh giá là có một khuôn khổ pháp lý giám sát hoạt động tài chính ngân hàng khá phát triển. Tuy nhiên, chính sách cho vay chỉ định của Chính phủ, sự thiếu cạnh tranh và thiếu các quy định giám sát thận trọng, chặt chẽ, tín dụng mở rộng nhanh chóng tập trung chủ yếu vào cho vay bất động sản, chứng khoán, đồng thời việc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng với lãi suất cố định đã khiến tỷ lệ nợ xấu ở nước này tăng cao.Trong tình huống này, Malaysia được tự quyết định kế hoạch phục hồi kinh tế của mình, chủ động đặt ra các chính sách đối phó với khủng hoảng mà mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc tăng cường các quy định thận trọng, đặc biệt chú trọng vào việc tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Trước tình hình đó Công ty quản lý tài sản của Malaysia - Danaharta được thành lập vào tháng 6 năm 1998, ngay tại thời điểm nợ xấu của quốc gia này được đặt trong tình trạng đáng báo động. Mục đích chính của Danaharta là mua lại các khoản nợ xấu của không chỉ các ngân hàng mà cả các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ, giúp các tổ chức tài chính này thoát khỏi gánh nặng nợ nần, một nguyên nhân khiến chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế của họ bị suy giảm đáng kể. Đó là một bước tiến quan trọng của chính phủ Malaysia trong việc tái cơ cấu lại các ngân hàng, giai đoạn đầu tiên nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu quả bền vững, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới, với tiềm lực cạnh tranh mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Sau khi thực hiện xong giao dịch mua bán nợ, Danaharta tiến hành quản lý tài sản. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục

34

tiêu vừa phải đảm bảo không trở thành nhà kho (warehouse) lưu giữ các khoản nợ xấu, vừa phải tối đa hóa giá trị phục hồi các khoản nợ này, không gây rối loạn thị trường khi bán các tài sản này ra và tạo lợi nhuận trên vốn.

Để thực hiện được mục tiêu này, Danaharta đã thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc xử lý các tài sản, chỉ định các chuyên gia độc lập, ngoài ngân hàng trung ương nhằm quản lý việc chào bán các khoản nợ, tính toán mức giá có thể chấp nhận được. Sau đó, sẽ có các hãng chuyên nghiệp chịu trách nhiệm mở phiên chào bán công khai và tiến hành quy trình chào bán.

- Tại Thái Lan: Các công ty xử lý nợ tập trung đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư với số lượng vốn lớn. Điều này khiến nhiều quốc gia có khủng hoảng nợ xấu miễn cưỡng thiết lập các tổ chức xử lý nợ tập trung này. Thái Lan là nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ rất lớn trong năm 1997, song ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Đến năm 2001, Thái Lan mới chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản (TAMC). Năm 2011 đất nước này mới thành lập được công ty xử lý nợ tập trung.

Đối với AMCs tư nhân : Ở Thái Lan, giai đoạn 1998 - 2001, 12 AMC tư

nhân được thành lập. Mười trong số đó là những công ty con được dùng để mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng tư nhân mẹ. Hai công ty còn lại được dùng để mua lại các khoản nợ từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, hầu hết các ngân hàng mẹ này đã không chuyển giao nợ xấu với số lượng lớn đến AMCs. Điều này là do nợ xấu được chuyển giao vẫn còn được phản ánh trong các báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mẹ.

Đối với AMCs nhà nước: Từ năm 1998- 2002, ở Thái Lan đã thành lập 4

AMCs để xử lý nợ xấu của 5 NHTM quốc doanh. Mục tiêu duy nhất của việc chuyển giao tài sản là tái cấp vốn cho các ngân hàng này hơn là tối đa hóa việc phục hồi lại giá trị của nợ xấu. Quỹ Phát triển các Định chế tài chính (FIDF) sở hữu các công ty quản lý tài sản và đảm bảo trái phiếu được dùng để mua nợ xấu từ các NHTM nhà nước. Quyết định giá cả và tiêu chí lựa chọn nợ xấu không đến nỗi quá khắt khe, song phần lớn là dựa vào nhu cầu tái cấp vốn của các ngân hàng và không

35

dựa vào chất lượng của tài sản. Việc chuyển giao nợ xấu đến AMCs đã không tạo ra các động lực cho các ngân hàng để xem xét và điều chỉnh hành vi cho vay của mình, bởi lẽ, không có hình phạt nào được áp dụng cho việc chuyển giao này. Ngoài ra, do AMCs Nhà nước không bị đòi hỏi phải công bố thông tin nên không có khả năng phân tích tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.

TAMC - Công ty quản lý tài sản cho các loại hình ngân hàng: Khoảng cuối

năm 2000, nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn còn rất cao và tiến trình cơ cấu lại nợ vẫn còn chậm chạp. Đảng chính trị đã thắng trong cuộc bầu cử đã ban hành Nghị định khẩn cho việc thành lập TAMC vào tháng 6/2001.Tương tự như AMCs quốc doanh, TAMC thanh toán các khoản nợ xấu bằng trái phiếu do TAMC phát hành có kỳ hạn 10 năm và được FIDF bảo lãnh phát hành.

- Tại Hàn Quốc: KAMCO (Korea Asset Management Corporation - Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc) được thành lập vào tháng 4/1962 với tư cách là một công ty con của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB); do vậy, KAMCO là một công ty quản lý tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Nhiệm vụ chính ban đầu của KAMCO là để thanh lý tài sản nợ xấu của KDB. Năm 1966, phạm vi hoạt động của KAMCO được mở rộng về phía các tổ chức tài chính khác và dần dần được thiết lập như là một công ty chuyên về bất động sản. Trong những năm 80 và 90, KAMCO được chính phủ ủy quyền để quản lý và bán những tài sản bị tịch thu bởi nhà nước và các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước.

Vào tháng 11 năm 1997 khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, KAMCO được tổ chức “Đạo luật quản lý hiệu quả Các tài sản xấu của các Tổ chức tín dụng và thiết lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc” (Đạo luật KAMCO). Theo Đạo luật này, KAMCO được trao quyền: thứ nhất, hỗ trợ các tổ chức tài chính thông qua việc cải cách chất lượng tài sản xấu; thứ hai, thực hiện vai trò của một “ngân hàng xấu” để hỗ trợ việc thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp bằng cách mở rộng các khoản vay, các giao dịch hoán đổi nợ-vốn chủ sở hữu, và bảo lãnh thanh toán; và thứ ba, thu hồi vốn của công chúng thông qua quản lý và xử lý có hiệu quả các tài sản. Trước tiên, KAMCO mua các tài sản xấu từ các

36

ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Sau đó, KAMCO xử lý các khoản nợ xấu này để góp phần cải thiện các sản phẩm của Hàn Quốc thông qua nguồn vốn được tài trợ bởi chính phủ trong chương trình tái cơ cấu khu vực tài chính. Ngoài ra, tài sản xấu còn được KAMCO xử lý thông qua một loạt các biện pháp cải tiến khác bao gồm cả phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (asset-backed securities - ABS).

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w