3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô
2.3.2 Những tồn tại của chi nhánh.
Qua việc phân tích thực trạng quản trị tài sản Có tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà với số liệu thống kê 5 năm từ năm 2007 - 2011 ta thấy công tác quản trị tài sản của ngân hàng còn một số hạn chế sau:
Một là, áp dụng các chuẩn mực để đánh giá chất lượng tài sản Có còn chưa đầy đủ, chính xác. Thực tế cho thấy việc xác định giá trị tài sản Có không đúng các chuẩn mực mang tính thị trường làm cho công tác quản trị tài sản Có kém hiệu quả và hiệu lực. Trong điều kiện này các nhà quản trị ngân hàng không biết được chính xác giá trị của các tài sản Có của mình, không biết được xu hướng diễn biến của thị trường để quyết định phân bổ tài sản Có của mình như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Yêu cầu đặt ra theo chế độ hiện nay là phân tích, đánh giá, định giá tài sản Có đúng thực chất tài sản và theo thị trường đúng và cấp thiết, song điều này chưa
69
được đáp ứng một cách đầy đủ. Chưa thể phản ánh được những thay đổi giá trị tài sản Có do các khách hàng hoạt động không hiệu quản, sản xuất ra các sản phẩm mà thị trường đã bão hòa hoặc dư thừa, hoặc có các tranh chấp pháp lý... Ket quả là nếu dựa trên cơ sở này để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trên giá trị tài sản sẽ không phù hợp.
Hai là, tài sản Có sinh lời chủ yếu vẫn là khoản cho vay, chưa chủ động sáng tạo phát triển thêm dịch vụ mới. Lĩnh vực kinh doanh của tài sản Có là rộng lớn, phức tạp và luôn phát triển, do đó còn một số lĩnh vực cho hoạt động của tài sản Có nhưng chưa đề cập đến như quy định về quản lý danh mục đầu tư, phân cấp phân quyền trong kinh doanh tiền tệ, quy định về tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ, quy định về kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền tệ, quy định về các nguồn thanh khoản, các biện pháp tăng tốc độ chu chuyển các khoản phải thu ... làm hạn chế hiệu quả quản trị, giảm khả năng sinh lời của tài sản Có và tiềm ẩn rủi ro. Như vậy việc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa các loại hình tài sản Có chưa được nhiều, việc phát triển sản phẩm mới chưa được triển khai, chưa thực sự xuất phát từ sự nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng cũng như kinh nghiệm thực hiện của các ngân hàng hiện đại và các nước có thị trường tài chính, tiền tệ phát triển. Nên tài sản Có sinh lời ở chi nhánh Hồng Hà tập trung ở khoản mục cho vay.
Ba là, sự kiểm soát mối quan hệ giữa tài sản Có và tài sản Nợ chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Tuy đã có sự phối hợp quản trị giữa tài sản Có và tài sản Nợ, song sự phối hợp này còn mang tính cầu toàn, chưa thực sự hiệu quả. Việc phối hợp quản trị tài sản Nợ và tài sản Có có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh vì lúc này các kỳ hạn của nguồn vốn sẽ gắn với các kỳ hạn của tài sản Có, làm cho chênh lệch lãi suất thu được là tối ưu nhất đồng thời nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu rút tiền gửi đến hạn là dồi dào nhất, chi phí cơ hội để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là thấp nhất. Trên thực tế quy định việc phối hợp giữa quản trị tài sản Có và quản trị tài sợ Nợ còn đôi khi chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa ăn khớp với nhau về không gian và thời gian dẫn đến việc bên
70
tài sản Nợ cứ huy động vốn, không chú ý đúng mức đến nhu cầu về thời hạn của bên tài sản Có trong khi đó bên tài sản Có khi xác định kỳ hạn cho vay cũng không quan tâm đúng mức đến việc xác định sao cho phù hợp với kỳ hạn đến hạn thực tế của nguồn vốn.
Việc phối hợp giữa bộ phận nguồn vốn và cho vay chưa thực sự ăn khớp, còn lệch lại dẫn đến việc xác định khe hở kỳ hạn chưa chuẩn xác. Về lãi suất cho vay và định giá khoản vay tuy đã xuất phát từ nguồn vốn huy động song chưa tính toán đầy đủ các khoản chi phí để định giá cho vay. Lãi suất cho vay chưa có sự phân biệt theo khả năng huy động vốn từ bản thân người vay cũng như chưa tính toán đến việc khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng kèm theo mà thường là vẫn được áp dụng chung cho mọi khoản vay đối với mọi khách hàng.
Bốn là, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của tài sản Có thường đều phải sử lý tằng tài sản đảm bảo nhưng xung quanh việc sử lý các tài sản này còn nhiều bất cập về các thủ tục pháp lý chưa đồng bộ còn rườm rà giữa các cơ quan chức năng.
Năm là, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn ở mức cao. Trong 5 năm gần đây mức nợ xấu/ tổng dư nợ năm 2011 là 19,52% ở mức cao nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân là do năm 2010 chi nhánh đã tăng trưởng tín dụng một cách ồ ạt, không quan tâm tới chất lượng tín dụng. Đến năm 2011 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN, cùng với tình hình kinh tế biến động có nhiều khó khăn hàng loạt các khoản vay đến hạn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đã đẩy nợ xấu của chi nhánh ở mức cao. Chi nhánh chưa chú trọng công tác quản lý chất lượng tín dụng, theo dõi sát sao, đôn đốc việc trả nợ thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh.
Sáu là, các hạn chế khác. Hoạt động Marketing chưa tạo hiệu quả cao, công tác quảng bá tạo dựng hình ảnh, sản phẩm huy động vốn,cho vay và các dịch vụ khác chưa thực hiện bài bản, thiếu chiến lược so với đối thủ cạnh tranh là khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng cổ phần lớn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai sản phẩm.
71
Chương trình công nghệ ứng dụng vào các hoạt động nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, mất nhiều thời gian trong việc cài đặt sản phẩm và chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu quản lý, điều hành do đó gây khó khăn trong việc điều hành đặc biệt là điều hành lãi suất được nhanh chóng, kịp thời.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà chưa tạo được môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh để nâng cao tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ.