Thực trạng quản trị khoản mục cho vay

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)

i, tỷ lệ thu nhập mong đợ

2.2.3 Thực trạng quản trị khoản mục cho vay

Đối với mỗi ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, hướng dần tới thông lệ quốc tế, việc xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại với tính chất đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục được các điểm yếu vì mục tiêu an toàn, lành mạnh và áp dụng thống nhất trong hệ thống là hết sức cần thiết.

Tín dụng là hoạt động được NHNN kiểm soát chặt chẽ nhất với nhiều luật lệ và quy định. Những quy định và luật lệ này đều nhằm mục đích chính là tăng độ an toàn của các NHTM bằng cách hạn chế sự phiêu lưu, mạo hiểm của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đảm bảo sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng và thực thi các chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia một cách hiệu quả. NHNN đưa ra nhiều nội dung và chỉ tiêu quản lý khác nhau trong lĩnh vực tín dụng của các NHTM như: quy định tỷ lệ dư nợ tối đa với một khách hàng, các quy định về lãi suất cho vay, về tài sản đảm bảo khi cho vay ...

Để quản lý tốt hoạt động tín dụng của toàn hệ thống, NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng chương trình thông tin tín dụng đồng thời kết nối thông tin với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để cập nhập một cách thường xuyên các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng như: dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, phân loại nợ quá hạn, dư nợ của các khách hàng lớn, các khách hàng có nợ quá hạn lớn cần xử lý.

Để quản trị khoản mục cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà đạt hiệu quả cao, ban giám đốc đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản trị tài sản Có, như tập trung chuyển mạnh hướng đầu tư, ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các khách hàng có điều kiện phát triển tốt tiếp tục, lấy địa bàn thành phố Hà Nội là địa bàn chính và mở rộng địa bàn để tăng nhanh hiệu quả của tài sản Có sinh lời.

54

Trong công tác quản trị tài sản Có, chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà chú trọng vào việc tăng trưởng dư nợ. Việc tăng trưởng dư nợ phải dựa trên cơ sở tăng nguồn vốn một cách ổn định và phải kiểm soát được chất lượng tín dụng, do đó cần tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng, đảm bảo an toàn vốn, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch, thực hiện quản lý dư nợ theo hạn mức tín dụng ngành kinh tế. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp phải lấy hiệu quả dự án là chính gắn liền với tài sản đảm bảo nợ vay, trên cơ sở đó đã mở rộng được các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ. Cho vay dự án trung, dài hạn phải đảm bảo khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, kiên quyết không cho vay các dự án hiệu quả kinh tế thấp, có nhiều yếu tố rủi ro và tăng cường cảnh giác trong việc cho vay mua lại nợ của các ngân hàng khác khi dự án không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Quản trị tài sản Có, trong đó quản trị danh mục cho vay luôn được Ban giám đốc và bộ phận chức năng trong chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà quán triệt chỉ đạo sâu sát, trên cơ sở tăng cường quản trị, giám sát và kiểm tra trong tất cả các khâu của hoạt động tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định kỳ hạn trả nợ tùy tiện nhằm che dấu thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Tích cực áp dụng các biện pháp quản trị tốt và các hính thức tín dụng: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, mở L/C phải gắn liền với ký quỹ và có khả năng cân đối được nguồn vốn ... tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động.

Tăng cường quản trị khoản mục cho vay, nhằm giảm thiểu rủi ro đối với loại tài sản này của chi nhánh hiện nay là tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng khoản vay, bằng cách dựa trên các văn bản pháp lý chung và văn bản chỉ đạo điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện cho vay tín dụng theo các cơ chế chính sách, các quy trình nghiệp vụ cụ thể, trên cơ sở chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc thông qua các bộ phận chuyên môn.

" .Năm

Chỉ tiêu-.

Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm +,- ( %) +,- ( %) +,- ( %) +,- Tổng dư nợ 1.744 1.791 47 2,7% 2.044 253 14,1 % 2.302 25 8 12,6 % 2.003 - 299 -13,0%

Phân loại theo thành phần kinh tế

- DNNN 296 278 -18 -

6,0%

320 43 15,3% 371 51 15,9% 304 -67 -18,1%

- DNNQD 950 1.323 373 39,3

% 1.485 162 12,2% 1.627 214 %9,5 1.468 159- -9,8%

- Hộ sản xuất, tư nhân

cá thể,._______________ 498 190 -309 -61,9% 239 49 26,0% 304 65 27,4% 231 -73 -24,0%

Phân loại theo thời hạn

- CV ngắn hạn 978 929 -48 - 5,0% 1.125 196 21,1% 1.339 21 3 19,0% 1.074 - 264 -19,7%

- Cho vay trung, dài

hạn 767 862 95

12,4

% 919 57 6,6% 963 44

4,8

% 929 -36 -3,7%

Phân loại theo loại tiền tệ

- VNĐ 1.313 1.351 37 2,8% 1.625 275 20,3% 1.848 22

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w