Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 86)

3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô

2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà chưa được cụ thể hóa, việc đánh giá rút kinh nghiệm những việc đã làm còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Đối với tầm chỉ đạo vĩ mô tại chi nhánh thường được thực hiện theo kinh nghiệm, chưa thực sự có đầy đủ quy trình, lộ trình theo mỗi sản phẩm, chưa có những căn cứ, số liệu chính xác khoa học. Đặc biệt công tác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát các mục tiêu dài hạn. Do vậy, việc thực thi các kế hoạch trung và dài hạn chưa hiệu quả.

Thứ hai, hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng chưa đầy đủ và phù hợp. Hệ thống các công cụ đo lường và quản lý rủi ro còn ít và chưa đồng bộ. Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, thực hiện áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động.. .Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy bộ chỉ tiêu này chưa phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác chi nhánh chưa có chuẩn mực chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời ... riêng cho từng khách hàng.

72

nghiên cứu, thu thập, xây dựng thông tin dự báo, định hướng, thông tin ngành... được giao cho phòng Quan hệ khách hàng nhưng phòng này chưa làm tốt nhiệm vụ đã giao hàng năm. Nguyên nhân là do cán bộ ngân hàng còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, dự báo thông tin. Thêm nữa, chưa được ngân hàng đầu tư đúng mức về thời gian, phương tiện, đào tạo. Do khả năng phân tích ngành nghề còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó lại chưa có các bộ phân tích tiêu chuẩn của từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thứ tư, hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt. Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng. Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc chi nhánh nên không phát huy hiệu quả hoạt động. Mặt khác, ngân hàng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.

Công tác kiểm soát xếp hạng tín dụng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ và ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ buộc phải tiến hành xử lý lại. Việc triển khai xử lý nợ chưa gắn với việc quy trách nhiệm đến cán bộ tín dụng và người có trách nhiệm liên quan. Thực tế qua xem xét từng trường hợp đề nghị xử lý rủi ro cụ thể thấy rằng nguyên nhân của một số khoản nợ xấu là do chưa theo dõi, kiểm soát trước và sau khi cho vay.

Thứ năm: Trình độ cán bộ chưa đồng đều, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn chưa có chiến lược cụ thể, bất cập so với yêu cầu.

73

năng lực, cán bộ là các chuyên gia giỏi còn thiếu. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo tốt hơn, có trình độ ngoại ngữ cao, trình độ vi tính khá nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên việc giải quyết vấn đề còn nhiều lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng các dự báo là cơ sở để Ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý.

Trình độ cán bộ chưa đồng đều, còn hạn chế. Mặt khác ý thức của cán bộ còn chưa cao, chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của các văn bản qui định về qui trình nghiệp vụ dẫn đến hiểu sai về qui định hoặc thực hiện không đúng làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng hoạt động. Cũng do về nhận thức chưa đúng nên tại chi nhánh công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ như hoạt động cấp tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động tài chính kế toán,...chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến hiện tượng cán bộ cho vay sai mục đích, sai đối tượng,... dẫn đến rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Công tác đào tạo còn mang tính đơn lẻ, công tác đào tạo chuyên sâu theo từng chuyên đề còn thiếu và chưa phổ cập. Phương thức đào tạo không đổi mới, không theo phương thức theo hình xoáy chôn ốc đối với từng cán bộ nên chi phí đào tạo bị lãng phí nghiêm trọng. Do đó, việc phân tích, đánh giá, nhận xét các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài sản thực hiện chưa tốt.

Thứ sáu, hạn chế về công nghệ thông tin:

Mặc dù triển khai thành công Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán (chương trình IPCAS) với các phân hệ tín dụng, huy động vốn, tài trợ thương mại,..quản lý dữ liệu tập trung về khách hàng (tổng hạn mức, dư nợ, phân loại mục đích khoản vay), đã có chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ . Tuy nhiên hệ thống thông tin, nguồn dữ liệu đầu vào chưa đồng bộ,thống nhất và chưa được phân tích sâu nên mặc dù ngồn thông tin nhiều nhưng ứng dụng còn ít, kiết xuất báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ; ý thức cán bộ tác nghiệp còn chưa cao dẫn đến chất lượng số liệu và báo cáo chưa chính xác và không như mong muốn. Đặc biệt các ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành nội bộ còn nhiều hạn chế, thiếu các phần mềm để xử lý thông tin như phần mềm phân tích tài chính hiện đại...rất khó khăn cho cán bộ phân tích và từ đó khó khăn trong việc ra quyết định, giám sát hoạt động và điều hành, việc sử dụng phần mềm cho thẩm định dự án tín dụng còn quá phức tạp gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.

74

Việc sử dụng chương trình hiện đại hoá tại chi nhánh bộc lộ những bất cập: Người sử dụng không đánh giá hết được tầm quan trọng của thông tin đối với hệ thống nên có tâm lý chỉ nhập những thông tin phục vụ cho chính mình, miễn là chương trình không bắt lỗi còn những thông tin khác tuy không quan trọng với người dùng trực tiếp nhưng có ý nghĩa quan trọng với các báo cáo quản trị điều hành ở cấp cao hơn thì người dùng nhập không chính xác hoặc bỏ qua nên ảnh hưởng rất lớn đến báo cáo quản trị điều hành.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, về phía khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

- Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.

Thứ hai, mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế. Những thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng.có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thường không được công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các sự kiện đó

75

đối với hoạt động của khách hàng.

Thứ ba, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, lại không được thông báo trước một thời gian cần thiết để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi (như sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi suất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai). Điều này dẫn đến hậu quả là cả khách hàng và bản thân ngân hàng không lường trước được, do vậy dẫn đến lựa chọn cho vay với những dự án, phương án thua lỗ, thậm chí khách hàng bị phá sản do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế.

Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vân còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vừa thiếu lại vừa không đồn bộ, thậm chí có những điểm còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản luật và dưới luật. Trong khi đó luật pháp có vị trí hết sức quan trọng liên quan đến việc bảo vệ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay ở nước ta còn khá nhiều vấn đề đặt ra và cần giải quyết.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2, tác giả khái quát sơ lược nhất về sự hình thành và phát triển cùng với hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà trong những năm gần đây. Từ những lý luận ở chương I, tác giả đã tập trung đi sâu phân tích thực trạng hiệu quản trị tài sản Có của Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà từ năm 2007 -2011 bao gồm: Thực trạng quản trị ngân quỹ với việc đảm bảo quy định về dự trữ bắt buộc và đáp ứng nhu cầu thanh khoản; Thực trạng khoản mục đầu tư tài chính của chi nhánh hiện nay phù hợp với quy định của NHNo&PTNT Việt Nam hay không; Thực trạng quản trị danh mục cho vay với việc xây dựng chính sách tín dụng, áp dụng những nguyên tắc quản lý cơ bản, tuân thủ các quy định của nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, kiểm soát quy mô, tốc độ và cơ cấu tín dụng, kiểm soát nợ quá hạn, quản trị danh mục cho vay, quản trị việc trích lập dự phòng ... Đây là những khoản tài sản chủ yếu của ngân hàng, quyết định sự an toàn cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng. Tác giả đã đánh giá, phân tích các chỉ số tài chính, đánh giá chất lượng quản trị tài sản Có cũng như khả năng sinh

76

lời và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà. Từ đó đưa ra được những điểm mạnh của chi nhánh và những tồn tại cần khắc phục. Chỉ ra được các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT Hồng Hà để tìm biện pháp giải quyết những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài sản Có trong thời gian tới.

77

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HỒNG HÀ

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w