Tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 96)

3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô

3.2.3 Tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng

Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, ngân hàng cần:

3.2.3.1 Xây dựng chính sách cho vay

Chính sách cho vay thể hiện đường lối cho vay mà ngân hàng sẽ thực hiện và có tác dụng hướng dẫn cán bộ ngân hàng về mục tiêu, phạm vi và cách thức sử dụng những đồng vốn huy động dưới hình thức cho vay, căn cứ vào các điều kiện và môi trường kinh doanh cụ thể của ngân hàng đó. Một chính sách cho vay nhằm vào ba mục đích chính: Tạo ra các khoản vay lành mạnh, ít rủi ro. Tạo ra các khoản cho vay có mức sinh lời càng cao càng tốt. Tăng cường mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu thị trường. Để đạt được những mục tiêu đó, một chính sách cho vay tốt phải đề cập đến các yếu tố quan trọng sau:

- Xác định rõ tiêu chuẩn của danh mục cho vay: chi nhánh cần xác định rõ loại hình cho vay cung ứng trên thị trường; xác định rõ đối tượng khách hàng mà ngân hàng cung cấp nguồn vốn; quy định thời hạn khoản vay; xác định quy mô cho vay tối đa đối với một khách hàng; Ngân hàng phải quy định rõ về tiêu chuẩn đối với chất lượng một khoản vay.

83

đồng tín dụng trong việc ra phán quyết cho vay (về số tiền cho vay tối đa và loại hình cho vay mà một cán bộ tín dụng có thể thông qua và những chữ ký cần phải có).

- Quy định về quy trình cho vay: các bước cụ thể trong quy trình, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên trong việc thực hiện quy trình, những tại liệu cần thu thập và lưu trữ, thời gian thực hiện từng bước trong quy trình.

- Quy định về phương thức đảm bảo tiền vay: Khi ngân hàng quyết định cho một khách hàng nào đó vay vốn thì cũng đồng nghĩa là ngân hàng có thể gặp phải rủi ro về khả năng mất vốn. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay có thể bằng tài sản của khách hàng vay vốn hoặc của bên thứ ba, cũng có thể là cho vay không có tài sản bảo đảm nhưng thông thường ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay. Khi xem xét hồ sơ xin vay, điều ngân hàng quan tâm hàng đầu là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và giá trị tài sản đó. Để nâng cao chất lượng tài sản thế chấp, ngân hàng cần chú ý về giấy tờ sở hữu liên quan đến quyền sở hữu hợp lệ, hợp pháp của khách hàng. Ngân hàng cần có bộ phận đánh giá giá trị tài sản thế chấp đồng thời theo dõi sự biến động của giá để hạn chế rủi ro khi giá trị tài sản thế chấp giảm.

Thủ tục thế chấp phải chặt chẽ về mặt pháp lý để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng nhưng cũng phải thuận lợi cho khách hàng để có thể nhanh chóng vay được vốn. Việc bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để ngân hàng thu nợ khi cho khách hàng vay nhưng đây cũng là một cản trở đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng cho vay, khách hàng nào được phép vay tín chấp và khách hàng nào cần có tài sản bảo đảm.

- Các quy định về kiểm tra, giám sát khoản vay (cán bộ kiểm tra giám sát, thời gian định kỳ cần tiến hành kiểm tra, các nội dung cần kiểm tra giám sát, các biên bản và cơ chế báo cáo cần có, các biện pháp xử lý sai phạm ...)

84

nhận được các yêu cầu về lợi nhuận đạt được.

3.2.3.2 Đa dạng hoá hình thức cho vay

Thành phần khách hàng vay vốn tại ngân hàng rất đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, để khai thác lượng khách hàng thì ngân hàng phải đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm làm thoả mãn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn. Đồng thời vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để đạt được điều này, chi nhánh cần vạch ra được một chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt các yêu cầu:

- Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

- Cho vay theo hướng phát triển các nghiệp vụ: cho vay tiêu dùng, cho thuê tài chính, cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ. ..trong đó ngân hàng nên chú trọng đến hình thức cho vay tiêu dùng bởi đời sống của người dân ngày được nâng cao với nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại.loại tín dụng này có ưu thế là rủi ro thấp do các khoản cho vay nhỏ, phân tán và quan trọng hơn là nguồn trả nợ vay thường ổn định, gắn liền với mức thu nhập hàng tháng của khách hàng vay vốn.

- Tăng cường hình thức cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn để giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng mà ngân hàng không có đủ khả năng đáp ứng, qua đó ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn huy động và san sẻ rủi ro với đơn vị đồng tài trợ. Để có được những hợp đồng tín dụng này đòi hỏi bản thân ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh và phải có quan hệ với khách hàng vay vốn cũng như thiện chí hợp tác của đơn vị đồng tài trợ.

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ xảy ra.

85

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

3.2.3.3 Quản lý những khoản cho vay có vấn đề

Danh mục cho vay của ngân hàng dù có đa dạng hóa tốt đến đâu chăng nữa thì yếu tố rủi ro luôn tiềm tàng trong nhiều khoản cho vay, đe dọa gây ra thiệt hại về tài chính đối với ngân hàng. Những khoản cho vay này gọi là những khoản cho vay có vấn đề. Chúng cần được tách như một nhóm riêng và phải được quản lý một cách sát sao. Việc quản lý các khoản cho vay có vấn đề đòi hỏi phải nhận biết và tiến hành phân tích nguyên nhân, tiếp đến đưa ra và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý và ngăn ngừa.

Về quản lý công việc bắt đầu cần tiến hành là nhận biết các khoản này dựa trên các dấu hiệu khác. Có nhiều dấu hiện khác nhau mà dựa vào đó nhà quản lý có thể nhận định trước đó cũng như để phân tích các nguyên nhân về các khoản cho vay có vấn đề. Các dấu hiệu và các nguyên nhân này thường rất phong phú và không giống nhau đối với các loại cho vay khác nhau: trong cho vay nông nghiệp khác với cho vay tiêu dùng, cho vay ngắn hạn khác với cho vay trung dài hạn... Đối với các khoản cho các doanh nghiệp vay, các dấu hiệu thường thể hiện ra ở sự bất thường trong quản lý và kinh doanh, thái độ và cách cư xử của doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng. Ví dụ các dấu hiệu có thể là sự chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, chậm trễ trong việc trả nợ, số dư tiền gửi giảm sút bất thường, sự thay đổi lãnh đạo chủ chốt của các doanh nghiệp, việc bán đi các tài sản hay việc hợp nhất hoặc mua lại các doanh nghiệp khác. Đối với đa phần các khoản cho vay được giám sát tốt và thận trọng, người ta đều có khả năng nhận biết được một vài dấu hiệu nào đó và có thể loại trừ được.

Trên cơ sở hoạch định rõ ràng những khoản cho vay có vấn đề, để nhìn nhận rõ hơn cũng như để đánh giá về chất lượng khoản cho vay của ngân hàng, cần tiến hành phân loại cụ thể hơn về các khoản cho vay theo tính chất rủi ro của chúng, mặt khác cũng cần phải sử dụng các phép đo phản ánh tình trạng đó. về phương pháp

86

phân loại chi nhánh áp dụng phân loại thành năm nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Việc đo lường có thể sử dụng các phép đo là những chỉ tiêu tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa các khoản cho vay có vấn đề so với tổng số cho vay, hoặc so với tổng tài sản hoặc so với tổng nguồn vốn.

Một khâu quan trọng là tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh những khoản vay này và các tổn thất trong cho vay. Quá trình này đòi hỏi phải phân tích theo cả ba hướng: sai sót trong quá trình cho vay, năng lực thanh toán nợ của khách hàng và thái độ sẵn sàng chi trả của họ, các nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh. Theo hướng thứ nhất, nguyên nhân chính thường do nhân viên và cán bộ quản lý tín dụng thiếu năng lực. Trong một số trường hợp khác là do các động cơ thu lợi cá nhân hoặc có thể do họ có thái độ không thận trọng với vấn đề rủi ro. Chẳng hạn về phía ngân hàng, các khoản cho vay có vấn đề phát sinh do các nguyên nhân, thiếu thông tin trong các quá trình ra quyết định cho vay, do không phân tích đầy đủ về kỹ năng quản lý của người vay, không có kỹ năng phân tích các báo cáo tài chính, quá chú trọng về lợi tức và sự phát triển của ngân hàng, sự yếu kém trong xét duyệt và giám sát đối với các khoản cho vay quá mức và không đúng đối tượng, thiếu tài sản thế chấp và điều kiện thế chấp, khả năng xem xét và đánh giá rủi ro kém. Theo hướng này chi nhánh cần đào tạo cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Theo hướng thứ hai, các nguyên nhân chính là những biến đổi trong kinh doanh, những biến đổi về tài chính, những biến đổi trong quản lý và những biến đổi về điều kiện thế chấp và các khó khăn khác mà họ gặp do các thay đổi của các điều kiện môi trường, của thị trường, theo các chiều hướng ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bao gồm cả những nguyên nhân về sự mạo hiểm hoặc thiếu đạo đức của người vay khi sử dụng tiền vay. Cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác sau cho vay, kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng theo đúng thời hạn trên hợp đồng, có những chính sách đối phó đối với những tình huống xảy ra trong quá trình theo dõi sau cho vay. Theo hướng thứ ba, cần quan tâm tới những biến động ngoài

87

tầm kiểm soát của ngân hàng. Chẳng hạn, sự thay đổi trong luật lệ, trong đường lối chính sách của nhà nước, diễn biến chung của nền kinh tế, thiên tai địch họa. Đối với loại rủi ro này chi nhánh cần có biện pháp nhằm giúp đỡ, chia sẻ rủi ro với khách hàng.

Một khâu quan trọng tiếp theo khác là xác định và tiến hành các biện pháp xử lý các hậu quả cũng như ngăn ngừa sự phát sinh các khoản cho vay có vấn đề thì điều cần thiết là các ngân hàng cần được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, được đào tạo tốt và được tổ chức hợp lý. Đồng thời chi nhánh phải có chính sách cho vay rõ ràng và quá trình thực hiện chúng được giám sát thường xuyên bởi những người có trách nhiệm. Ngay khi phát hiện các khoản cho vay có vấn đề ngân hàng phải có những biện pháp điều chỉnh thích hợp để bảo vệ lợi ích của ngân hàng, bao gồm cả những biện pháp tăng cường giám sát và giúp đỡ người vay để khôi phục khả năng trả nợ của họ. Khi những biện pháp ngăn ngừa được thực hiện mà vẫn phát sinh về các khoản vay có vấn đề thì ngân hàng phải xác định: cần tiếp tục thu hồi khoản vay trên cơ sở các dàn xếp với người vay, phải tiến hành thanh lý khoản vay theo các điều kiện hợp đồng với sự giúp của các cơ quan pháp luật.

Mặt khác để chống đỡ với các thiệt hại không tránh khỏi, ngân hàng phải duy trì các khoản dự phòng rủi ro để bù đắp thiệt hại khi cho vay. Dự phòng là biện pháp được ngân hàng áp dụng để ước lượng giá trị các khoản cho vay có khả năng thu hồi. Dự phòng có thể được coi như tài sản đối ứng khi ngân hàng cho vay (Dư nợ ròng = Dư nợ - Dự phòng rủi ro). Đồng thời để kiểm soát tình hình thiệt hại, nhà quản lý có thể thông qua một số chỉ số quan trọng. Chẳng hạn, sử dụng các chỉ tiêu tính bằng phần trăm dự phòng rủi ro so với các khoản cho vay đã quá hạn thanh toán, hoặc chỉ tiêu tính bằng phần trăm về tổn thất tín dụng hoặc nợ khó đòi được trên các khoản cho vay. Các chỉ tiêu này cho biết ngân hàng chuẩn bị để bù đắp cho các thiệt hại ở mức nào và thực trạng mức thiệt hại trong cho vay của ngân hàng để từ đó dự tính các định hướng điều chỉnh.

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w