Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

i, tỷ lệ thu nhập mong đợ

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tự do hóa và hội nhập tài chính đã trở thành một bộ phận chủ yếu, ảnh hưởng chi phối đến quá trình phát triển kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng tại mỗi nước đang ngày càng tự do hơn, môi trường kinh doanh ngân hàng mang tính cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Thách thức lớn nhất của quá trình cải cách và mở cửa là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, qua tìm hiểu về hoạt động quản trị tài sản của ngành ngân hàng các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau:

- Hoạt động quản trị là một xu thế phát triển mang tính tất yếu khách quan đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải nghiên cứu để thích ứng và coi đây là một

trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh

trong điều

kiện hội nhập tài chính quốc tế.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu luật của các nước phát triển có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực quản trị để hoàn thiện môi trường

pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam.

- Việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực - bao gồm cả những thương vụ quản trị thành công và thất bại, là hết sức cần thiết

và hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

37

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản

và hoạt

động chứng khoán hóa chưa có. Trong một số trường hợp, có thể phải cân

nhắc tới

việc ban hành một đạo luật khẩn cấp cho hoạt động của AMC.

- Chính phủ có thể cân nhắc việc thành lập công ty AMC nhưng xác định rõ mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó, cơ sở của nguồn

vốn hoạt động và lộ trình hoạt động của côn ty cần được làm rõ.

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua

bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh

khoản cho

các ngân hàng tốt.

- Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng.Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu đối với ngân hàng.

- Cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính,

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt

38

hành hoạt động kinh doanh.

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản mang tính nguyên lý cũng như những nội dung chủ yếu trong quản trị tài sản của NHTM, bao gồm quản trị ngân quỹ, quản trị danh mục đầu tư tài chính, quản trị danh mục cho vay và quả trị tài sản cố định, tài sản có khác làm cơ sở cho các nhà quản lý ngân hàng khi ra quyết định về tài sản. Đồng thời cũng nêu lên một số tiêu chí khi xem xét hiệu quả quản trị tài sản của NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tài sản của ngân hàng. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm quản trị tài sản Có của ngân hàng ở một số nước như Malayxia, Thái Lan, Hàn Quốc để đưa ra bài học kinh nghiệm áp dụng đối với tình hình thực tế ở Việt Nam.

Mặc dù có nhiều lý thuyết quản trị tài sản có nhưng hiệu quả quản trị tài sản Có của NHTM phụ thuộc vào sự vận dụng một cách sáng tạo các lý thuyết sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng để xây dựng nên một cấu trúc tài sản ngân hàng phù hợp với đặc điểm, khả năng của ngân hàng và các điều kiện môi trường kinh doanh.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Ban giám đốc: Giám đốc phụ trách chung đồng thời phụ trách tổ chức cán bộ

và trực tiếp chỉ đạo trong toàn chi nhánh. Các phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo

điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách...

Phòng kế toán - Ngân quỹ: Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán thống kê

và thanh toán, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài 39

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w