Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)

3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng và tác động không thuận lợi của nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và của ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói riêng gặp nhiều, khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên quyết liệt... vì vậy những kết quả đạt được của chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà rất đáng khích lệ. Có thể tóm tắt các kết quả đạt được cụ thể như sau:

67

Bảng 2.13 : Cơ cấu tài sản Có của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà

Tài sản cố định và tài sản Có khác 36,8 1 131,1 6 131,5 8 130,7 3 130,7 3 Tổng Tài sản Có 1.799,5 4 1.936,39 12.190,1 2.444,77 2.146,68

(Nguồn: Báo cáo KQHĐ của NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà 2007-2011)

Qua bảng cơ cấu tài sản Có của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà từ năm 2007 đến 2010 tổng tài sản Có tăng qua các năm. Năm 2007 tổng tài sản Có chỉ đạt 1799,54 tỷ đồng đến năm 2010 tổng tài sản Có là 2444,77 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2011 do tình hình kinh tế có nhiều biến động, sự thắt chặt chính sách tiền tệ của chính phủ làm khoản mục cho vay tại chi nhánh giảm dẫn tới tổng tài sản Có chỉ còn đạt 2146,68 tỷ đồng. Khoản mục cho vay trong cơ cấu tài sản Có luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là tài sản Có sinh lời và là nội dung hoạt động chính mà chi nhánh quan tâm hàng đầu. Chi nhánh cần phải thường xuyên theo dõi, phân tích những biến động tác động đến khoản mục cho vay để có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm cải thiện tình hình hoạt động một cách tốt nhất.

- Chi nhánh luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền, thanh toán của khách hàng, từng bước đa dạng hóa hoạt động các khoản mục tài sản Có nhằm nâng cao khả năng sinh lời của chi nhánh, đặc biệt trọng hoạt động tín dụng.

- Chi nhánh đặt biệt quan tâm tới việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng và tìm nhiều biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro: chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, xây dựng và ban hành chính sách tín dụng, ban hành các giới hạn, hạn mức tín dụng, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ... từng bước nâng cao chất lượng

68

tín dụng, kiểm soát chặt chẽ khoản mục cho vay.

- Các chỉ tiêu cơ bản của ngân hàng như: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng, hiệu suất sinh lời trên vốn, trên tổng tài sản đều đạt ở mức cao, ổn định và tăng qua các năm.

- Hạn chế tăng trưởng tín dụng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững đi kèm với chất lượng tín dụng cao. Cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn tương ứng với cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung chi nhánh chú trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, thường xuyên tập huấn, kiểm tra kiến thức, nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng, các bộ chủ chốt. Phân cấp, phân quyền đối với từng cán bộ, từng bộ phận chuyên môn phù hợp với năng lực và trình độ của cán bộ. Áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho cán bộ, nhân viên trong toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w