Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 29)

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá theo quy mô

Để đánh giá mức độ hợp lý về quy mô DTNH của một nước, các nhà kinh tế học thường dựa vào 3 tiêu chí cơ bản sau:

(1) Quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu

Chỉ số này đo lường tổng tài sản DTNH của một quốc gia so với giá trị một tuần NK:

Tổng DTNH tính bằng tuần NK = Tổng DTNH/ Giá trị một tuần NK

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của DTNH, đo lường khả năng thanh toán của một quốc gia cho những nhu cầu NK sắp đến. Theo đánh giá của IMF, quy mô DTNH có các mức như sau:

- Từ 8 đến dưới 12 tuần NK: Tối thiểu

- Từ 12 đến dưới 16 tuần NK: Trung bình (Tối ưu) - Từ 16 đến 24 tuần NK: Mức cao

- Trên 24 tuần NK: Quá cao

Như vậy, tổng dự trữ bằng 12 đến 16 tuần NK được coi là một mức hợp lý. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩn. Trong thời kỳ cầu nhập khẩu tăng thì nhu cầu dự trữ ngoại hối phải lớn và ngược lại, trong thời kỳ cầu xuất khẩu tăng, nhu cầu dự trữ ngoại hối giảm.

(2) Tỷ lệ giữa DTNH và nợ ngắn hạn nước ngoài

Chỉ số này đo lường tổng tài sản DTNH của một quốc gia so với tổng nợ ngắn hạn nước ngoài.

Chỉ số trả nợ ngắn hạn = Tổng DTNH/Tổng NPT trong một năm

Trong đó, NPT là nợ ngắn hạn phải trả trong một năm, bao gồm các khoản nợ vay ngắn hạn đến một năm và các khoản nợ trung và dài hạn đến hạn phải trả trong năm.

Đây là chỉ tiêu phổ biến đánh giá mức tương xứng của các tài sản DTNH, phản ánh khả năng đối phó của một quốc gia khi có hiện tượng tấn công tiền tệ hoặc đảo chiều của dòng vốn. Theo thông lệ quốc tế, mức DTNH vừa đủ là ở mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngoài đến hạn thanh toán trong vòng 1 năm tức có chỉ số trả nợ ngắn hạn bằng 1 đơn vị.

Như vậy, khi đánh giá mức độ phù hợp của quy mô DTNH theo tiêu chí này phải căn cứ vào yếu tố tính thanh khoản của các khoản nợ cũng như khả năng đi vay vốn ngắn hạn của quốc gia.

- Số dư của các khoản nợ có tính thanh khoản cao. Nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đến hạn trả càng cao thì DTNH phải duy trì càng lớn để đáp ứng nhu cầu trả nợ.

linh hoạt và hiệu quả với các NHTW và các thị trường tài chính quốc tế thì nhu cầu dự trữ ngoại hối càng thấp.

(3) Tỷ lệ giữa DTNH và mức cung tiền rộng (M2)

Chỉ số này đo lường tổng tài sản DTNH của một quốc gia so với mức cung tiền rộng M2.

Tỷ lệ giữa DTNH và mức cung tiền rộng = Tổng DTNH/M2

Chỉ số này đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại hối của NHT W khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt khỏi hệ thống ngân hàng và khả năng can thiệp để bình ổn tỷ giá. Tỷ lệ DTNH chiếm từ 10% - 20% so với M2 được coi là đủ DTNH. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia có mức độ đô la hóa cao. Mức độ đô la hóa càng cao thì DTNH phải duy trì càng lớn.

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản

DTNH khi chưa tiêu dùng được sử dụng để đầu tư sinh lời, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu can thiệp thị trường khi cũng như các nhu cầu chi tiêu, thanh toán khi cần thiết. Do vậy, đánh giá hiệu quả quản lý DTNH theo tiêu chí này, người ta so sánh khả năng đáp ứng nhu cầu về thanh khoản của DTNH với thực tế các nhu cầu phát sinh về can thiệp thị trường, chi tiêu và thanh toán. Yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính thanh khoản thực chất là yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện cơ cấu DTNH.

- Tỷ lệ loại ngoại tệ trong danh mục DTNH

Tỷ lệ đồng USD = Dự trữ bằng USD/Tổng DTNH

Chỉ số này đo lường tỷ lệ đồng đô la Mỹ trong giỏ DTNH. Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền có tính thanh khoản cao nhất. Do đó, tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của DTNH càng lớn.

- Tỷ lệ về hình thức đầu tư

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn = Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng DTNH

cạnh lượng tiền mặt ngoại tệ rất nhỏ duy trì tại kho, tiền gửi không kỳ hạn được xem là có tính thanh khoản cao nhất. Do đó, tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của DTNH càng lớn.

- Tỷ lệ về kỳ hạn đầu tư

Tỷ lệ đầu tư ngắn hạn = Đầu tư ngắn hạn/Tổng DTNH

Chỉ số này đo lường tỷ lệ đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm) trong giỏ DTNH. Tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của DTNH càng lớn.

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tính an toàn trong đầu tư

Như đã trình bày, nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong quản lý DTNH là phải đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả quản lý DTNH theo tiêu chí này, người ta phải xem xét hiện trạng của các tài sản đầu tư, tình hình xếp hạng, tài chính của các đối tác đầu tư trong từng điều kiện thị trường cụ thể. Thực chất, yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính an toàn được chuyển tải thành yêu cầu đối với việc thực hiện cơ cầu. DTNH và việc thực hiện các quy định trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, quy định một số tỷ lệ bắt buộc đối với những hình thức đầu tư an toàn cao.

Tỷ lệ trái phiếu Mỹ = Đầu tư trái phiếu Mỹ/Tổng giá trị giấy tờ có giá

Chỉ số này đo lường tỷ lệ phần trăm trái phiếu Mỹ trong danh mục giấy tờ có giá. Trái phiếu chính phủ đặc biệt là trái phiếu chính phủ Mỹ được xem là có tính an toàn cao, vì vậy, thường đưa ra quy định về tỷ lệ tối thiểu trái phiếu Mỹ trên tổng giấy tờ có giá. Tỷ lệ này cao, danh mục đầu tư có tính an toàn cao.

1.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh lời

Tỷ lệ sinh lòi = (Thu từ đầu tư DTNH - Chi cho đầu tư DTNH)/Mức DTNH bình quân

Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời khi đầu tư DTNH. Tuy lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu nhưng nó vẫn là một thước đo để đánh giá hiệu quả quản lý DTNH. Để đánh giá hiệu quả quản lý DTNH theo tiêu chí

này, không đơn thuần chỉ xem xét con số tuyệt đối của lỗ hay lãi, tỷ lệ lợi nhuận khi đầu tư mà phải căn cứ và tham chiếu trong các điều kiện thị trường khác nhau (điều kiện thuận lợi hay bất lợi) mới có thể đo lường một cách chính xác và khách quan.

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w