Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao năng

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 118)

năng

lực đội ngũ nhân sự

Thứ nhất, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một yếu tố then chốt trong hoạt động quản lý hiện

đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng được trang bị tốt thì hiệu quả của hoạt động

quản lý DTNH sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên, việc xử lý các giao dịch tại sở

giao dịch NHNN được thực hiện chủ yếu theo phương thức thủ công, thiếu

một hệ

thống xử lý nghiệp vụ gắn kết toàn bộ hệ thống. Do đó, cần thiết phải có kế hoạch

xây dựng ngay một hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ kịp thời, bao gồm: hệ

thống truyền thông nối mạng với các thị trường ngoại tệ lớn, các phần mềm giao

dịch, quản lý, hệ thống máy tính xử lý tốc độ cao.Các hệ thống này sẽ hình thành nên hệ thống quản lý dữ liệu trực tiếp, quản lý từ trên xuống, thu thập các

cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, đảm bảo có được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, nhạy bén với những biến động của thị trường, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quản lý DTNH.

3.2.7. Tăng cường công tác thống kê, phân tích, dự báo

Vấn đề sử dụng DTNH để can thiệp thị trường ngoại hối trong nước, phục vụ các mục tiêu của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến cơ cầu và danh mục DTNH. Cần phải có dự báo nhu cầu can thiệp từng thời kỳ trên cơ sở phân tích thị trường, tỷ giá, lãi suất, cung ứng tiền với mục tiêu chính sách tiền tệ để làm cơ sở cho các nhà quản lý DTNH chuẩn bị các phương án sử dụng dự trữ hợp lý và tối ưu. Muốn vậy, công tác phân tích, dự báo, thống kê cần được quan tâm đúng mức.

Để thống kê giao dịch ngoại hối, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ

công tác quản lý DTNH, có thể sử dụng dịch vụ FININFORM của SWIFT.

Dịch vụ này giúp cho các ngân hàng trung ương và các ngân hàng toàn cầu theo dõi tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán theo thời hạn thực, hỗ trợ đưa các báo cáo về cán cân thanh toán, kiểm soát phòng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, cùng với việc triển khai các phần mềm, hệ thống quản lý hiện đại, năng lực thống kê, lưu trữ dữ liệu lịch sử cần được nâng cao bằng việc xây dựng một cơ sở dữ liệu lịch sử chung và chi tiết theo yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý DTNH để các bộ phận liên quan có thể truy cập và khai thác thông tin. Đây là một phần nội dung của gói dự án Hệ thống ngân hàng lõi - corebanking do Ngân hàng thế giới tài trợ cho NHNN.

Ngoài ra, cần thành lập một bộ phận chuyên biệt nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường, làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư, phương án can thiệp thị trường. Bộ phận nghiên cứu định kỳ tiến hành phân tích đánh giá chuyên sâu về thị trường, đưa ra dự đoán xu hướng lãi suất ngắn hạn, dài hạn, xu hướng biến động tỷ giá, các chỉ số phân tích cơ bản, kỹ thuật, phân tích các

chiến lược đầu tư như dịch chuyển đường cong lãi suất, kỳ hạn đầu tư... Thêm vào đó, cần nghiên cứu và xây dựng các mô hình kinh tế lượng như mô hình tính VAR, mô hình tối ưu hóa danh mục, mô hình CAPM nhằm lượng hóa mức rủi ro của các loại tài sản.

3.2.8. Kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng và phát triển thị trường ngoại hối

Việc bình ổn thị trường vàng cũng góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường ngoại tệ. Ở Việt Nam, phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi, lượng vàng và USD trôi nổi ngoài thị trường nhiều, trong khi đó, hiệu lực quản lý của nhà nước về thị trường này chưa thật cao, còn có hiện tượng đầu cơ, làm giá vàng, gây bất ổn cho nền kinh tế và rủi ro cho người dân. Mặt khác, trữ lượng vàng của Việt Nam không phải là lớn, vàng có được chủ yếu do nhập khẩu. Muốn nhập khẩu được thì cần có ngoại tệ, nhập khẩu nhiều, cầu ngoại tệ sẽ tăng. NHNN lại buộc phải can thiệp nếu không muốn tỷ giá biến động quá mức cho phép. Điều này làm ảnh hưởng tới DTNH. Vì thế, NHNN cần có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn để khắc phục tình trạng giá vàng khó kiểm soát, chống thất thoát ngoại tệ cho đất nước. Những việc cần làm, đó là: (i)Tăng cường kiểm soát, chống lại hoạt động đầu cơ vàng của doanh nghiệp và người dân từ nguốn vốn huy động ngoài xã hội; (ii)Quản lý riêng biệt, chặt chẽ, thu hẹp phạm vi, đối tượng tham gia và quy mô đối với hoạt động kinh doanh vàng miếng; (iii)Có cơ chế linh hoạt để thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới; (iv)Loại bỏ vàng khỏi chức năng thước đo giá trị, phương tiện thanh toán.

Về quản lý thị trường ngoại tệ, NHNN cần đặc biệt quan tâm tới thị trường ngầm (chợ đen). Sự tồn tại của thị trường ngầm làm giảm hiệu lực của việc thực thi và điều hành CSTT. Mặt khác, việc mua bán ngoại tệ nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước cũng gây ra hiện tượng chảy máu ngoại tệ, làm ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ trong nước. Vì vậy, trong tương lai, NHNN cần

xây dựng một thị trường ngoại hối thống nhất ở Việt Nam. Giải pháp để thực hiện được điều này bao gồm: (i)Hoàn thiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, tiến tới tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu; (ii)Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tạo điều kiện cho mọi nhu cầu hợp lý về ngoại tệ đều được đáp ứng; (iii)Khắc phục hiện tượng đô la hóa, phấn đấu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam; (iv)Xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ để ngăn chặn hiện tượng chảy máu ngoại tệ do buôn lậu hàng hóa và vàng, hiện tượng đầu tư chui và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần quy định mức DTNH hợp lý cần phải duy trì đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phần còn lại giao cho NHNN chủ động đầu tư để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thứ hai, Chính phủ cần có quy định lại về việc quản lý ngoại tệ hiện này theo hướng toàn bộ ngoại tệ mà Bộ Tài chính thu được từ nguồn xuất khẩu dầu thô, vốn vay, viện trợ.. .phải bàn giao lại ngay cho NHNN để quản lý tập trung ngoại tệ và tăng quy mô DTNH. Trong trường hợp Bộ Tài cính cần ngoại tệ để thanh toán, NHNN sẽ bán lại ngoại tệ cho Bộ Tài chính.

Thứ ba, Chính phủ cần xem xét đưa ra các quy định để tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý DTNH, thông qua việc công bố trên trang web của NHNN và cung cấp cho IMF các chỉ tiêu như quy mô DTNH, cơ cấu DTNH, DTNH tính theo tuần nhập khẩu, nợ nước ngoài.tạo lập niềm tin cho người dân vào việc ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ.

Thứ tư, Chính phủ cần có các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư theo

hướng hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ

Thứ năm, đối với các khoản cho vay Chính phủ

Trên thế giới, việc chính phủ vay NHTW không hiếm, nhưng thường chỉ

giới hạn ở vay tạm ứng (rất ngắn hạn) hoặc vay cho nhu cầu ổn định nguồn thu khi thu thuế không ổn định (vay khi thu thuế ít và sẽ trả lại khi khoản thu từ thuế

tăng). Các khoản văn thường được dứt điểm trong một năm tài chính. Vừa qua,

NHNN được giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đây

là xu thế không tránh khỏi và là sự phát triển, tiến tới thể chế hóa và luật hóa các

quan hệ giữa Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là việc chính phủ vay quá nhiều từ dự trữ ngoại tệ có thể dẫn tới cạn nguồn dự trữ, tăng nguy

cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, ảnh hưởng tới tỷ giá và an ninh tài chính tiền tệ. Vì vậy, để phù hợp với thông lệ quốc tế và hạn chế rủi ro, việc vay này Chính phủ phải giải trình và ấn định thời gian trả đầy đủ trong năm ngân sách. Thời hạn tối đa của khoản vay là 12 tháng và phải tính lãi. Đây thực tế chỉ là những khoản vay ngắn hạn, do đó tất cả các điều kiện phải chặt chẽ. Chính phủ

giải trình xem khoản vay đó được sử dụng vào việc gì. Qua đó, Quốc hội cũng như nhân dân có thể giám sát tính hiệu quả của các khoản vay.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần quan tâm đến công tác phối hợp với NHNN hình thành cơ chế mua bán ngoại tệ với NHNN một cách phù hợp nhằm đảm bảo cơ chế ngoại tệ tập trung tại NHNN mà vẫn đáp ứng được nhu cầu chi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững đặc biệt là mối đe dọa ở khu vực Eurozone. Nền kinh tế Việt Nam dự đoán có những điểm sáng, đăc biệt là triển vọng thu hút vốn FDI nhưng vì một số nguyên nhân, khả năng sẽ quay trở lại tình trạng nhập siêu.

DTNH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ổn định của một nền kinh tế, do đó việc nâng cao năng lực quản lý DTNH là vô cùng cần thiết. Với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước như trên, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý DTNH:

Một là, cải thiện văn bản pháp lý

Hai là, cải thiện mô hình tổ chức quản lý DTNH

Ba là, đa dạng hóa dự trữ ngoại hối nhà nước

Bốn là, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư

Năm là, quản lý dự trữ ngoại hối theo phương pháp chuyên nghiệp

Sáu là, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự

Bảy là, tăng cường công tác thống kê, phân tích, dự báo

Tám là, kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng và phát triển thị trường ngoại hối.

Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính để nhận được sự phối hợp, quan tâm của các cơ quan này trong việc thực hiện các giải pháp với mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN của Việt Nam.

KẾT LUẬN

DTNH là công cụ quan trọng của NHNN trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô theo các mục tiêu đã đề ra. DTNH, bản thân nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế nhưng cũng đồng thời bị tác động bởi các yếu tố này. Việc duy trì DTNH với quy mô và cơ cấu như thế nào là hợp lý, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế tài chính, bảo vệ giá trị đồng nội tệ, thực hiện muc tiêu chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý DTNH của NHNN thực sự rất có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Xuất phát từ cơ sở trên, qua quá trình nghiên cứu luận văn với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:

Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về DTNH và quản lý DTNH của NHTW, hiệu quả quản lý DTNH và các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý DTNH của một số quốc gia trên thế giới làm bài học cho Việt Nam.

Hai là, trên cơ sở lý luận, luận văn đi vào tổng hợp diễn biến, phân tích nguyên nhân và đánh giá tình hình DTNH cũng như công tác quản lý, hiệu quả quản lý DTNH của NHNN Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO.

Ba là, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các bất cập về quy mô và kết cấu DTNH, cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý DTNH của NHNN Việt Nam.

Do phạm vi nghiên cứu rộng và có những hạn chế trong việc tiếp cận thông tin do nhiều thông tin mang tính chất mật, luận văn chưa đi sâu tìm hiểu các mô hình xây dựng mức DTNH phù hợp và tính toán thực tế các mô hình dựa trên số liệu của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng không tránh khỏi

những thiếu sót cả về mặt khảo sát lẫn đề xuất. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn đạt kết quả cao và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của PGS, TS Tô Kim Ngọc và các thầy cô giáo trong khoa sau đại học, Học viện Ngân hàng, Ban Giám đốc và các đồng nghiệp Sở Giao dịch NHNN Việt Nam đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Tiếng Việt

1. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2015), “Những điểm nhấn trong

quản lý ngoại hối năm 2014 và một số khuyến nghị”, Tạp chí Ngân

hàng, (6), tr. 2-5.

2. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Thị Hoàng Anh (2013), “Quy mô và cơ cấu

dự

trữ ngoại hối của Việt Nam thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Ngân hàng,

(2+3), tr. 23-27.

3. Lý Hoàng Ánh, Phan Diên Vỹ (2014), “Đánh giá công tác quản lý thị

trường vàng Việt Nam sau 2 năm triển khai thực hiện”, Tạp chí Ngân

hàng, (3), tr.2-6.

4. Mai Thu Hiền, Vũ Thu Huyền (2011), “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam:

Thực

trạng và một số gợi ý chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, (12), tr. 11-16.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2011, 2012,

2013, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

6. Nghị định số 50/2014/NĐ - CP, ngày 20/05/2014 của Chính phủ về

quản lý

DTNH Nhà nước

7. Nguyễn Ngọc Cảnh (2015), “Chính sách quản lý ngoại hối năm 2014 và

định

hướng giai đoạn 2015 - 2016”, Tạp chí Ngân hàng, (3+4), tr. 44-51

8. Nguyễn Quang Huy (2014), “Kết quả 2 năm công tác điều hành tỷ giá

quản lý ngoại hối - Định hướng điều hành năm 2014”, Tạp chí Ngân

hàng, (1+2), tr.40-45.

hàng, (8), tr.11-15.

12.Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2013), “Điều hành chính

sách tỷ giá khoa học đảm bảo cam kết ổn định và củng cố niềm tin”,

Tạp chí Ngân hàng, (20), tr.20-25.

13.Nguyễn Văn Tiến (2010), Tài chính Quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

14.Nguyễn Văn Tiến (2011), Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, NXB Thống kê, Hà Nội.

15.Nguyễn Văn Tiến (2013), Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Thống kê,

Hà Nội.

16.Nhóm nghiên cứu tài chính quốc tế - Viện chiến lược & chính sách tài chính (2014), “Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 và những tác động đến Việt Nam”, Tạp chí tài chính, 591(1), tr. 57-60.

17.Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quản lý DTNH Nhà nước

ban

hành kèm theo Quyết định số 653/2001/QĐ - NHNN, ngày 17/05/2001

18.Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2015), Báo cáo triển vọng kinh tế 2015, Hà Nội.

Tiếng Anh

19.Asian Development Bank (2014), Key Indicators for Asia and the Pacific 2014.

20.Asian Development Bank (2013), Key Indicators for Asia and the

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w