Quản lý dự trữ ngoại hối của Trung Quốc

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 36)

1.3.1.1. Mô hình tổ chức quản lý

NHTW Trung Quốc là cơ quan quản lý DTNH. Tại đó, Cục quản lý ngoại hối SAFE (State Administration of Foreign Exchange) dưới sự ủy quyền của NHTW Trung Quốc, có nhiệm vụ quản lý DTNH quốc gia. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đòi hỏi SAFE luôn luôn phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản liên quan đến quản lý danh mục đầu tư như an toàn, thanh khoản và khả năng sinh lời. SAFE có 8 ban trực thuộc, trong đó Ban

quản lý dự trữ chịu trách nhiệm chính về quản lý và đầu tư DTNH quốc gia. Bên cạnh đó, SAFE có 4 văn phòng ở nước ngoài (HongKong, Singapore, London, NewYork), hoạt động dưới hình thức như một công ty độc lập.

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý DTNH của Trung Quốc

Với mục đích nhằm quản lý hiệu quả hơn nguồn tài sản dự trữ, vào tháng 9 năm 2007, Trung Quốc đã thành lập Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC) với số vốn ban đầu là 200 tỷ USD được lấy từ DTNH. Sự ra đời của tập đoàn đầu tư này đã giúp lượng DTNH của Trung Quốc được đầu tư theo hướng linh hoạt hơn, theo đuổi những danh mục tài sản có tính sinh lời cao hơn.

1.3.1.2. Chiến lược đầu tư

Nhìn chung, chiến lược đầu tư của SAFE vẫn trung thành với hai nguyên tắc cơ bản là an toàn và thanh khoản. DTNH được đầu tư chủ yếu dưới các hình thức truyền thống như mua trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, tiền gửi các ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao, đầu tư vào cổ phần của các công ty có hệ số tín nhiệm cao, ủy thác đầu tư; một phần nhỏ đầu tư vào trái phiếu công ty theo chiến lược dài hạn, không theo đuổi việc đầu cơ ngắn

hạn trên thị trường ngoại hối.

1.3.1.3. Diễn biến dự trữ ngoại hối

Biểu đồ 1.1: Quy mô DTNH của Trung Quốc 1999 đến T6/2015

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp từ People’s Bank of China và Chinahility

Sau 2001 kể tử khi Trung Quốc gia nhập WTO, cả cán cân vốn và cán cân vãng lai thặng dư lớn đã góp phần làm gia tăng không ngừng DTNH của Trung Quốc. Thậm chí ngay trong khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, kho tiền của Trung Quốc vẫn mở rộng, trung bình mỗi quý tăng thêm 160 tỷ USD. DTNH của Trung Quốc năm 2014 đạt mức xấp xỉ 4000 tỷ USD đứng đầu thế giới, chiếm 1/3 tổng dự trữ ngoại hối của thế giới, tháng 6 năm 2015 ghi nhận ở mức 3690 tỷ USD. Sự tăng nhanh DTNH của Trung Quốc chủ yếu là do chính sách kiểm soát tỷ giá, bùng nổ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lợi thế về nhân công, nguyên liệu rẻ cộng thêm XK tăng mạnh khiến cho thặng dư thương mại đạt kỷ lục. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã không ngừng mua vào ngoại tệ để tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống

ngân hàng và để giữ tỷ giá ổn định.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2014, DTNH của Trung Quốc đảo chiều giảm. Nguyên nhân giảm là do NHTW Trung Quốc can thiệp vào thị trường nhằm “đỡ” tỷ giá Nhân dân tệ sau động thái phá giá trước đó. Động thái này một mặt để hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu của Trung Quốc, mặt khác cũng không muốn đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu bởi điều đó sẽ dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn và bất ổn gia tăng.

Danh mục tài sản dự trữ của Trung Quốc chủ yếu là ngoại tệ, trong đó 2/3 là đồng đô la Mỹ. Như đã đề cập, nguồn ngoại tệ này có nguồn thu chủ yếu từ thặng dư cán cân thương mại và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Trung Quốc. Lượng ngoại tệ khổng lồ này cũng đặt Trung Quốc trước mối lo về rủi ro tỷ giá. Bất kỳ sự suy giảm giá trị nào của đồng tiền trong cơ cấu dự trữ cũng khiến Trung Quốc thua lỗ một khoảng tiền lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Trung Quốc là phải đa dạng hóa rổ đồng tiền dự trữ, đa dạng hóa hình thức đầu tư.

Khi các đồng tiền mạnh trên thế giới đều đứng trước nguy cơ báo động trong cơn bão khủng hoảng thì cũng là lúc Trung Quốc phải chuyển hướng đầu tư vào một loại tài sản khác, đó chính là vàng. Trung Quốc sở hữu lượng DTNH lớn nhất thế giới nhưng khối lượng vàng mà nước này nắm giữ tính đến tháng 6/2015 chỉ đứng thứ 5 thế giới, chiếm khoảng 2% trên tổng giá trị dự trữ. “Không bỏ trứng vào cùng một giỏ”, Trung Quốc đang tiếp tục đa dạng hoá chiến lược đầu tư, chuyển đổi lượng DTNH sang vàng để bảo vệ mình trước những cú sốc từ hậu khủng hoảng kinh tế Mỹ, sự sụp đổ của Lehman Brothers và khủng hoảng nợ tại Châu Âu.

Đi đôi với điều chỉnh chiến lược đầu tư, điều chỉnh quy mô DTNH cũng đang là một vấn đề khiến Chính phủ Trung Quốc đau đầu. Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, duy trì DTNH lớn vừa có lợi vừa gây hại cho nền kinh

tế Trung Quốc. về mặt tích cực, DTNH lớn giúp Trung Quốc nâng cao vị thế trên thị trường tài chính quốc tế; tạo mức độ tín nhiệm cao trên thị trường ngoại hối; và NHTW cũng có thể dễ dàng can thiệp điều hành tỷ giá, tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Về mặt tiêu cực, Trung Quốc tích lũy DTNH quá nhiều có thể phản tác dụng, gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế; chi phí cho việc duy trì DTNH khổng lồ là rất lớn, thêm vào đó, DTNH của Trung Quốc phần nhiều là USD, áp lực rủi ro ngoại hối là rất lớn.

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w