Triển vọng kinh tế thế giới và triển vọng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 98)

3.1.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới

Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 2015 - 2016 của IMF, Kinh tế tiếp đà phục hồi, song chưa thật bền vững, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2015 dự báo là 3,5% và sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2016.Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới 2014 - 2016

Trung Quôc 68 63

trong năm 2015 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, dự báo sẽ tăng từ 1,8% trong năm 2014 lên 2,4% năm 2015.

Kinh tế Mỹ, nền kinh tế số 1 toàn cầu sau một thời gian duy trì được nhịp độ tăng trưởng ở mức hàng năm trên 2%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với mức tăng trưởng việc làm mạnh mẽ hơn của Mỹ so với các nước phát triển khác báo hiệu sự hồi phục tích cực trên thị trường việc làm, lương và nhà đất. Chắc chắn, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy sản xuất thế giới trong năm 2015 và 2016 với mức dự đoán sẽ tăng trưởng 3,1%.

Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm 2015 và 1,6% trong năm 2016. Tuy nhiên, Eurozone vẫn là mối "đe dọa" lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hai năm sau khi EU tuyên bố khủng hoảng nợ tại Eurozone (bắt đầu từ năm 2009) kết thúc, mối quan ngại về nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới lại nổi lên. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, trong khi nhu cầu yếu kéo lạm phát đi xuống, đẩy khu vực này trước nguy cơ giảm phát. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trung bình 0,5% trong năm 2014, 0,7% năm 2015 và 1,3% năm 2016. ECB đang triển khai nhiều biện pháp chống giảm phát như hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, bơm một lượng vốn chưa từng có với lãi suất thấp cho các ngân hàng thông qua chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu, tiến hành chương trình mua chứng khoán bảo đảm bằng tài sản và chứng khoán có đảm bảo, đồng thời chuẩn bị cho việc khởi động chương trình kích thích tăng trưởng quy mô lớn hơn.

Trong khi đó, Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2015 và 1,2% trong năm 2016. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,8% và 6,3% lần lượt trong 2 năm 2015 và 2016, giảm đáng kể so với mức tăng 7,4% trong năm 2014. Đối với khối ASEAN, tăng trưởng GDP chung dự báo sẽ dần tăng lên 5,2% năm 2015 và 5,3% trong năm 2016 từ mức 4,6% của năm 2014.

Thứ hai, về lãi suất

FED sẽ tăng lãi suất là một điều chắc chắn, vấn đề là thời điểm, phụ thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng như phản ứng của thị trường tài chính. Sở dĩ Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) luôn xem xét kỹ lưỡng việc điều chỉnh lãi suất cơ bản bởi quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu nếu Fed điều chỉnh chính sách lãi suất cơ bản mà thể chế tài chính này áp dụng suốt hơn 7 năm qua. Việc Fed tăng lãi suất sẽ đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác, khiến các khoản vay mượn bằng đồng USD sẽ đắt hơn và gây khó khăn cho các nước đã vay quá nhiều USD khi giá đồng bạc xanh còn rẻ và lãi suất ở Mỹ thấp. Còn đối với các nền kinh tế mới nổi, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến những nước này có nguy cơ đối mặt với tình trạng "chảy máu" vốn do dòng vốn đầu tư có xu hướng quay trở lại các nền kinh tế phát triển để tìm kiếm sự an toàn.

Thứ ba, về dòng FDI

Do các điều kiện kinh tế vĩ mô của các nước được cải thiện và các nhà đầu tư lấy lại niềm tin trong trung hạn, dòng FDI thế giới được dự báo có xu hướng hồi phục dần và ổn định vào các năm tiếp theo và đạt khoảng 4% GDP thế giới từ năm 2018-2020.

Thứ tư, về thương mại

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,1% vào năm 2014, 5,4% vào năm 2015 sau đó tăng lên các mức 5,7%, 5,9% và 6% tương ứng cho các năm 2016, 2017 và 2018.

3.1.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, triển vọng GDP

nhiều so với mức tăng trưởng của năm 2014. Mục tiêu này được cho là không cao nhưng phù hợp với tình hình của đất nước.

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP từ đầu năm so cùng kỳ

Nguồn: GSO

Động lực chính cho kinh tế Việt Nam trong năm 2015 tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng là: (i) môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho lĩnh vực kinh doanh và đầu tư với lãi suất và chi phí đầu vào đều ở mức thấp, (ii) hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và xuất khẩu của khu vực FDI nói riêng, (iii) hoạt động xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, triển vọng lạm phát

Dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước đều cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2015 sẽ ở mức thấp, dưới 5%. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm; đặc biệt là giá dầu. Năm 2015, tác động của yếu tố cầu kéo tác động lên lạm phát không đáng kể do tổng cầu thấp, các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát do giá cả hàng hóa thế giới dự báo ổn định trong năm 2015. Đây là tiền đề quan trọng để tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, triển vọng xuất nhập khẩu

Mặc dù có thể đạt được mức xuất siêu rất ấn tượng trong năm 2014 nhưng trong quá trình xây dựng chỉ tiêu xuất, nhập khẩu, đặc biệt là cán cân thương mại năm 2015 để báo cáo Quốc hội thông qua, Bộ Công Thương nhận định năm 2015 có khả năng nước ta sẽ quay trở lại với mức nhập siêu 6 - 8 tỷ USD. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian qua, cán cân thương mại thặng dư chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, thời gian tới, việc xuất siêu từ khối này được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhập khẩu thiết bị, máy móc do việc thu hút đầu tư từ các Hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết. Cũng theo Bộ Công thương, năm 2015, Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 163 tỷ USD (tăng 10%) so với năm 2014 nhưng kim ngạch nhập khẩu sẽ đạt khoảng 169 - 171 tỷ USD.

Thứ tư, triển vọng FDI

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn 2008-2014 có nhiều biến động phức tạp nhưng nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đạt mức rất khả quan. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài mới đắn đo hoặc chậm trễ triển khai dự án, thì nhiều nhà đầu tư cũ quyết định tăng vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam chính là nguyên nhân để các nhà đầu tư nước ngoài tăng vốn. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tư sửa đổi cùng với triển vọng TPP được ký kết trong năm 2015, triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là rất khả quan. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có cơ hội lớn để thu hút vốn FDI từ các tập đoàn lớn dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc khi giá nhân công của nước này đang ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với dòng vốn FDI năm 2015 là việc Mỹ tăng lãi suất. Điều này có thể khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu vào các

nước đang phát triển bị chững lại và chuyển sang đầu tư vào thị trường Mỹ khi lợi tức tăng cao.

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w