Khung pháp lý liên quan tới quản lý dự trữ

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 91)

Hoạt động quản lý DTNH của NHNN Việt Nam hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2014, thay thế nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

Nghị định gồm 05 chương với 26 điều, quy định về dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước.

Ngoài văn bản trên, hoạt động quản lý DTNH của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý khác:

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ban hành ngày 18/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11

- Nghị định số 160/2006/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối ban hành ngày 28/12/2006

- Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam

- Quyết định 1278/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

- Thông tư 01/2004/TT-NHNN.m hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

- Các quyết định định kỳ của Thống đốc về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư, các quy định khác.

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý dự trữ ngoại hối

Theo nghị định 50/2014/NĐ-CP, DTNHNN do NHNN Việt Nam quản lý. Trong đó, bao gồm: (1)Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý; (2)Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước; (3)Các nguồn ngoại hối khác. Theo đó, DTNH của Việt Nam được quản lý thành 3 quỹ:

- Quỹ Dự trữ ngoại hối (Quỹ 1)

- Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (Quỹ 2)

- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại NHNN và các nguồn ngoại hối khác (Quỹ 3).

Tuy nhiên NHNN không phải là người duy nhất quản lý ngoại hối nhà nước. Bộ Tài chính cũng giữ một lượng ngoại tệ, trong đó chủ yếu thu từ xuất khẩu dầu và nhận tài trợ dự án từ nước ngoài. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý DTNH tại NHNN Việt Nam

Thủ tướng chính phủ là cấp cao nhất quyết định các vấn đề Mức DTNH dự kiến đạt được hàng năm, hạn mức ngoại hối của quỹ Bình ổn do Thống đốc trình; Tạm ứng từ Quỹ dự trữ cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình; Điều chuyển từ Quỹ dự trữ sang Quỹ bình ổn theo đề nghị của Thống đốc, các hình thức, nghiệp vụ đầu tư DTNHNN mới do Thống đốc NHNN trình.

Hiện nay, việc tổ chức quản lý DTNH theo từng cấp tại NHNN đã được hình thành: Cấp cao nhất là Thống đốc, cấp trung gian là Ban Điều hành quản lý DTNH nhà nước, cấp thấp nhất là hoạt động điều hành và tác nghiệp tại các Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch và các vụ, cục liên quan.

bình ổn, hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư, tiêu chuẩn lựa chọn đối tác để thực hiện đầu tư, can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước khi cần thiết để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thời

điểm can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá và giá vàng can thiệp, số lượng vàng và ngoại tệ can thiệp, hình thức can thiệp và đối tác cần can thiệp).

Ban điều hành quản lý DTNH nhà nước có chức năng: (1)Tham mưu cho Thống đốc NHNN trước khi thủ tướng chính phủ phê duyệt mức DTNH nhà nước dự kiến hàng năm, hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, việc điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, các hình thức, nghiệp vụ đầu tư dự trữ ngoại hối mới; (2)Tham mưu cho Thống đốc NHNN ban hành quyết định việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc DTNH nhà nước, quyết định phương án can thiệp thị trường ngoại hối trong nước, và theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc khi cần thiết, quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH nhà nước và cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối; (3)Hàng năm hoặc khi cần thiết thông qua báo cáo “Tình hình thực hiện việc quản lý DTNH nhà nước” và “Tình hình thực tế sử dụng DTNH nhà nước” để trình Thống đốc NHNN phê duyệt trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, thông qua báo cáo “Tình hình biến động DTNH nhà nước” để trình Thống đốc NHNN phê duyệt trước khi trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ban điều hành quản lý DTNH nhà nước hiện nay gồm các thành viên: 1 Lãnh đạo NHNN làm Trưởng Ban, Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối làm phó trưởng ban, Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tề, Vụ trưởng vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ trưởng vụ Tài chính kế toán, Giám đốc Sở Giao dịch và 1 Thư ký Ban. Ban điều hành có chức năng: Tham mưu cho Thống đốc NHNN về các nội

dung liên quan; Điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý DTNH Nhà nước theo qui định của Thống đốc NHNN.

Trưởng Ban điều hành quản lý DTNH có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban điều hành, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban điều hành, quyết định các vấn đề: cơ cấu quỹ bình ổn, cơ cấu quỹ dự trữ khi được Thống đốc ủy quyền, phương án đầu tư, các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ 30 triệu USD trở lên, quyết định việc can thiệp thị trường ngoại tệ trong nước, quyết định điều chuyển ngoại hối từ quỹ bình ổn sang quỹ dự trữ khi số dư quỹ bình ổn vượt hạn mức quy định của Thủ tướng chính phủ, chỉ đạo các vụ liên quan tổ chức thực hiện công tác quản lý DTNH theo chức năng, nhiệm vụ của Thống đốc quy định.

Vụ Quản lý ngoại hối là đơn vị đầu mối xây dựng các văn bản pháp quy liên quan, chiến lược quản lý DTNH, phối hợp tổ chức quản lý DTNH, xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư, sử dụng DTNH để can thiệp.

Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cung ứng tiền cho mục tiêu tăng DTNH của NHNN và tham gia vào quá trình quản lý.

Vụ Tài chính kế toán có trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán đối với các nghiệp vụ về quản lý DTNHNN, đảm bảo phản ánh chính xác tính chất, nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Vụ Dự báo thống kê có trách nhiệm dự báo thống kê các số liệu liên quan đến diễn biến thanh khoản ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình thị trường tài chính trong nước và quốc tế....

Sở Giao dịch là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để quản lý DTNH.

2.1.3. Quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối

2.1.3.1. Quy trình quản lý dự trữ ngoại hối

DTNH. Tuy nhiên với mô hình tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của các thành viên tham vào công tác quản lý DTNH, thực tế quy trình quản lý DTNH gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng mức DTNHNN dự kiến và hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Muộn nhất quý I hàng năm, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Tài chính kế toán, Vụ Dự báo thống kê xác định mức DTNHNN trong năm trình Thống đốc phê duyệt để báo cáo Thủ tướng chính phủ.

Mức DTNHNN dự kiến hàng năm và hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được xây dựng trên cơ sở: (1)Mức DTNHNN đạt được năm trước, (2)Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước,

(3) Dự báo cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối năm tiếp theo,

(4) Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm tiếp theo, (5)Dự kiến nhu cầu chi ngoại hối năm tiếp theo để can thiệp thị trường ngoại hối trong nước và cho các yêu cầu đột xuất cấp bách của nhà nước, (6)Dự kiến khả năng mua ngoại hối bổ sung DTNHNN cho năm tiếp theo.

Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức đầu tư

Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Dự báo thống kê thực hiện xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức đầu tư.

Tiêu chuẩn đầu tư DTNHNN bao gồm tiêu chuẩn lựa chọn đối tác đầu tư và tiêu chuẩn lựa chọn chứng khoán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ. Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở hệ thống xếp hạng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thị trường quốc tế, quy mô DTNHNN và tình hình thị trường tài chính quốc tế. Hạn mức đầu từ DTNHNN bao gồm hạn mức ngoại tệ và vàng tối đa được phép đầu tư theo đối tác và theo hình thức đầu tư.

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Bước 3: Thực hiện nghiệp vụ quản lý DTNHNN

Trên cơ sở tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNHNN và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý DTNHNN theo Quyết định của Thống đốc, Sở Giao dịch xây dựng phương án và thực hiện các nghiệp vụ quản lý DTNHNN bao gồm: (1)Thiết lập quan hệ đại lý, (2)Thực hiện đầu tư, (3)Thanh toán các giao dịch, (4)Hạch toán kế toán, (5)Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Bước 4: Đánh giá quá trình thực hiện

Vụ Kiểm toán nội bộ xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra việc quản lý DTNHNN của Bộ Tài chính và thực hiện kiểm toán nội bộ công tác quản lý DTNH.

Hàng ngày, Sở Giao dịch phải báo cáo số liệu DTNHNN cho Thống đốc và Trưởng ban điều hành đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ. Đồng thời, Sở Giao dịch phải báo cáo tình hình đầu tư DTNHNN theo tháng và tài liệu đánh giá xếp hạng các ngân hàng đại lý theo quý.

Hàng tháng, Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo Thống đốc và Trưởng ban điều hành, đồng gửi các thành viên ban điều hành và Vụ Kiểm toán nội bộ về tình hình quản lý DTNH tháng trước. Ngoài ra, Sở Giao dịch thực hiện báo

Định kỳ 06 tháng một lần,Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Tài chính kế toán, Vụ Dự báo thống kê đánh giá tình hình quản lý và thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư đồng thời xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư cho kỳ tiếp theo.

2.1.3.2. Kỹ thuật nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối

Kỹ thuật quản lý theo danh mục

Căn cứ diễn biến về tình hình tài chính, tiền tệ quốc tế trong từng thời kỳ, Thống đốc đưa ra quy định về tỷ lệ cơ cấu DTNHNN, bao gồm quy định

về cơ cấu các loại ngoại tệ, cơ cấu theo thời hạn đầu tư, cơ cấu theo hình thức đầu tư. Hàng ngày, tỷ lệ này được tính toán thực tế và so sánh với tỷ lệ quy định, vừa làm căn cứ để thực hiện đầu tư DTNH, vừa làm căn cứ cho bộ phận quản

lý rủi ro.

1-3 năm, tỷ lệ đầu tư trên 3 năm. Hiện tại, tỷ lệ quy định tương ứng là 42% (+-5%); 45% (+-5%); 13% (+-5%).

- Theo hình thức đầu tư: quy định về tỷ lệ giấy tờ có giá là 75% (+-

5%), trong đó quy định về tỷ lệ đầu tư tối

thiểu vào trái phiếu chính phủ Mỹ

là 40%, tỷ lệ tiền gửi là 20% (+-5%), tỷ lệ ủy thác đầu tư là 5%(+-5%).

An toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý DTNH của

Việt Nam, sau đó mới xem xét đến yếu tố sinh lời. Vì vậy, thực chất kỹ thuật quản lý DTNH chính là kỹ thuật quản lý danh mục dự trữ sao cho đảm bảo tuân thủ tỷ lệ cơ cấu. Đây là yếu tố được xem xét và tính toán đầu tiên khi đưa ra quyết định đầu tư. Song song với đó, phải đảm bảo tuân thủ về quy định về lựa chọn đối tác đầu tư và quy định về hạn mức đầu tư cho mỗi đối tác.

- Các nghiệp vụ cụ thể trong công tác quản lý DTNH

Thứ nhất, nghiệp vụ quan hệ đại lý

lý, xây dựng hạn mức đầu tư tối đa của mỗi ngân hàng dựa trên đánh giá xếp hạng tín dụng của đối tác. Việc thu thập, nghiên cứu, tổng hợp thông tin được

tiến hành và báo cáo theo tháng, quý. NHNN khai thác thông tin từ trang Web

của 2 công ty xếp hạng quốc tế lớn là Moody’s và Standard & Poor’s.

Căn cứ tiêu chuẩn đầu tư DTNHNN theo quyết định của Thống đốc, NHNN đã chọn các ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới làm ngân hàng đại lý chính, đó là: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Đức, Ngân hàng trung ương Pháp, Ngân hàng trung ương Nhật, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS).

Đối với Ngân hàng thương mại nước ngoài để được lựa chọn làm đối tác của NHNN phải đáp ứng các tiêu chí căn cứ theo quyết định của Thống đốc NHNN. Tiêu chí về xếp hạng tín dụng được quy định khác nhau theo từng loại hình. Sở dĩ như vậy vì với mỗi loại hình, mức độ rủi ro là khác nhau. Cụ thể:

- Để là đối tác giao dịch tiền gửi phải có mức xếp hạng từ A1/P -1/a3 trở lên theo xếp hạng của Moody’s Analytic hoặc A+/A-1 trở lên theo xếp hạng của Standard & Poor’s), có dịch vụ ngân hàng tốt, có mức phí dịch vụ cạnh tranh và hiệu quả đầu tư cao.

- Để là đối tác giao dịch giấy tờ có giá phải có mức xếp hạng từ A3 trở lên theo xếp hạng của Moody’s Analytics hoặc A- trở lên theo xếp hạng của Standard & Poor’s, có dịch vụ tốt, mức phí dịch vụ cạnh tranh

- Để là đối tác giao dịch hối đoái phải có mức xếp hạng từ A2/P-1/a3 trở lên theo xếp hạng của Moody’s Analytics hoặc A/A-1 trở lên theo xếp hạng của Standard & Poor’s, có dịch vụ tốt, mức phí dịch vụ cạnh tranh

- Để là đối tác giao dịch vàng phải là thành viên thuộc Hiệp hội thị trường vàng London (LBMA) có mức xếp hạng từ A2/P-1/a3 trở lên theo xếp

USD & Poor’s, có dịch vụ tốt, mức phí dịch vụ cạnh tranhFederal Reserve Bank of New - Cục Dự trữ liên bang Mỹ

Các đối tác, quỹ quản lý đầu tư có quan hệ ủy thác đầu tư phải có mức

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w