Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về đặc điểm địa lý và kinh tế. Tuy nền kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn hơn Việt Nam nhưng cả hai đều là những nước đang phát triển và trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và quản lý DTNH là bài học quý cho Việt Nam.

Thứ nhất, phát huy các nguồn lực để gia tăng nguồn thu ổn định cho dự trữ ngoại hối. Để có được một tiềm lực ngoại hối ổn định và vững mạnh, phải tiếp tục đẩy mạnh chính sách sản xuất hướng vào xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Mặt khác, phải tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục điều chỉnh một cách linh hoạt các quy định về đầu tư quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các dòng ngoại hối chảy vào Việt Nam. Bênh cạnh đó, thực thi chính sách tỷ giá hợp lý cũng có thể là một công cụ mang lại lợi thế lớn cho XK trong nước.

Thứ hai, duy trì quy mô DTNH hợp lý, vừ đủ để đáp ứng các nhu cầu sử dụng dự trữ của quốc gia và nền kinh tế, tiết giảm chi phí cơ hội của việc gia tăng dự trữ. Theo thông lệ quốc tế, mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngoài đến hạn thanh toán trong vòng một năm và về dài hạn thì ở mức 12 tuần NK. Bài học của Trung Quốc cho thấy sự gia tăng về dự trữ quá mức cần thiết đặt ra thách thức với các NHTW phải đa

dạng hóa đầu tư DTNH. Trong bối cảnh hiện nay thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư lại càng trở nên khó khăn. Vì vậy Cơ quan quản lý dự trữ cần đo lường một mức dự trữ vừa đủ và xây dựng kế hoạch phân bổ lượng dự trữ dư thừa nếu có một cách hiệu quả.

Thứ ba, thành lập các Cơ quan chuyên trách về quản lý DTNH. Để DTNH thực sự trở thành một công cụ của Chính phủ trong điều hành thị trường ngoại hối, đáp ứng tốt vai trò của nó trong thương mại quốc tế, đòi hỏi cần có một cơ quan độc lập và chuyên nghiệp về vấn đề này. Về lâu dài, cần phải đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao chuyên trách trong việc gia tăng, sử dụng và đầu tư vốn, tạo cơ sở cho việc xây dựng cũng như duy trì nguồn dự DTNH vững mạnh.

Thứ tư, xây dựng mục tiêu, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối theo các nguyên tắc cơ bản: an toàn, thanh khoản và sinh lời. Duy trì dự trữ ngoại hối nghĩa là quốc gia đã chấp nhận đánh đổi một mức chi phí cơ hội nhất định. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối và mức độ đa dạng hóa công cụ đầu tư mà các chi phí cơ hội một quốc gia phải chịu có thể thấp hơn, đồng thời vẫn bảo đảm độ an toàn và tính thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

DTNH là tài sản quốc gia, thường được cất giữ dưới dạng ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi và vàng tiêu chuẩn quốc tế, thường do NHTW hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Vai trò của DTNH là hết sức quan trọng đối với một nền kinh tế, nó vừa hỗ trợ chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến từ bên ngoài như sự đảo chiều của dòng vốn hay khả năng đi vay bị thu hẹp, đồng thời tạo niềm tin cho quốc tế về khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ của quốc gia.

nhau nhưng đều phải đảm bảo 3 nguyên tắc: an toàn, thanh khoản và sinh lời,

trong đó mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu. Trên thế giới tồn tại nhiều hình thức tổ chức quản lý DTNH, có thể có hoặc không có sự xuất hiện của Chính phủ, mức độ ảnh hưởng của Chính phủ có thể ít hoặc nhiều. Trong công tác quản lý DTNH cần quan tâm tới quy mô và kết cấu dự trữ. Có 3 chỉ

tiêu thường được sử dụng để đánh giá quy mô DTNH, đó là: chỉ số DTNH/Tuần NK; chỉ số DTNH/M2 và chỉ số DTNH/Nợ ngắn han. Quản lý kết cấu DTNH cần quan tâm tới hình thức nắm giữ, đồng tiền nắm giữ và kỳ hạn nắm giữ. Bên cạnh đó có chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản, an toàn và sinh lời.

Trong giai đoạn hội nhập sâu của đất nước, việc học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài là rất cần thiết. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về đặc điểm địa lý và kinh tế, do đó, NHNN có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý DTNH của Trung Quốc, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và hậu quả để xây dựng một chính sách quản lý DTNH ở Việt Nam một

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Dự TRỮ NGOẠI HỐI VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Dự TRỮ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0382 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w