Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0420 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển nam định sau khi chia tách luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 35)

thương mại

1.2.5.1. Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính là năng lực cốt lõi và có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của NHTM. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh tạo tiền

đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không, giúp khách hàng an tâm khi quyết định giao dịch hoặc gửi gắm tiền vốn của mình vào ngân hàng. Tiềm lực tài chính của một NHTM được

thể hiện qua nhiều tiêu chí nhưng chủ yếu tập trung vào các yếu tố cụ thể như: Quy mô vốn tự có, khả năng HĐV, khả năng sinh lời, rủi ro và chất lượng tài sản có...

về vốn chủ sở hữu, vốn tự có

Vốn chủ sở hữu có đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ NHTM, là tấm đệm cuối cùng giúp

năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh kém.

Hiện nay, NHNN Việt Nam đã quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với một NHTM là 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. [14]

về khả năng huy động vốn

Khả năng HĐV hay quy mô vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình

hình hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có quy mô vốn hay quy mô tài sản càng lớn chứng tỏ khả năng tài chính càng lớn. Xét trong cơ cấu nguồn vốn giữa tỷ lệ vốn huy động và vốn tự có của ngân hàng cho thấy được khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng.

Mặt khác, khả năng HĐV còn thể hiện tính hiệu quả, năng động và uy tín của chính ngân hàng đó trên thị trường. Ngân hàng HĐV tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, các công cụ HĐV có hiệu quả,

thu hút được khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các nghiệp vụ khác như cho vay, thanh toán... Khi một ngân hàng có khả năng HĐV tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó đang tạo cho mình được tiềm lực tài chính tốt, vững mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính.

về mức độ rủi ro và chất lượng tài sản có

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). Tài

sản sinh lời gồm các khoản cho vay; cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào

giấy tờ có giá, chứng khoán; góp vốn liên doanh, liên kết... Chất lượng tài sản của NHTM là 1 chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng

nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của ngân

hàng nên rủi ro tín dụng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các NHTM. Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, việc quản lý và phòng ngừa gặp nhiều khó khăn. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt động cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng và tốn nhiều chi phí để xử lý. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra từ đó tận dụng được các nguồn lực một cách hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng mình.

1.2.5.2. Thị phần

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thị phần là một tiêu thức quan trọng để đánh giá về năng lực cạnh tranh và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Ngân hàng nào có thị phần lớn sẽ có ưu thế lớn trong kinh doanh, là người dẫn dắt thị trường. Thị phần của một ngân hàng là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà ngân

hàng nắm giữ so với tổng quy mô thị trường của toàn hệ thống.

Mặc dù thị phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhưng lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của NHTM. Thị phần biểu thị vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua thị phần của ngân hàng, các nhà đầu tư và khách hàng có thể đánh giá được quy mô hoạt động, uy tín của ngân hàng từ đó quyết định có đầu tư hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó không. Một NHTM có năng lực cạnh tranh cao là ngân hàng có thị phần lớn

và đang được mở rộng.

1.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển bền vững của 1 NHTM. Khả năng sinh lời của NHTM gắn

hoạt động kinh doanh của NHTM.

Để đánh giá khả năng sinh lời của một NHTM, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA) L i nhu n ròng sau thuợ ậ ế

ROAɪɪɪɪɪz 100%

Tong tài s n có bình quânả

+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) L i nhu n ròng sau thuợ ậ ế

ROE = ΛZ^ΛnZ^mS∑x 100% Von ch s h u bình quânủ ở ữ

+ Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (Return On Sales - ROS) L i nhu n ròng sau thuợ ậ ế

ROS = v nɪɪ---X 100% Doanh thu thuân

Những chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời ròng tài sản. Nói cách khác, mỗi đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Đối với NHTM, khả năng sinh lời cao sẽ tạo cho ngân hàng khả năng tích

luỹ cao, từ đó làm tăng năng lực tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, khả năng sinh lời cao sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn lực để trang bị công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng tốt cho khách hàng từ đó mà nâng cao được khả năng cạnh tranh.

1.2.5.4. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và đa dạng dẫn đến những yêu cầu về hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính cũng gia tăng tương ứng. Ngân hàng nào cung cấp được càng nhiều loại sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ có cơ hội thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Theo đó đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các yếu tố: - Tính tiện ích của sản phẩm mà NHTM cung cấp.

- Thời gian cung ứng sản phẩm cùng loại so với ngân hàng khác. - Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm. - Độ chính xác của sản phẩm.

Hệ thống sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào đáp ứng tốt các yếu tố trên

sẽ là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của ngân hàng.

Ngoài yếu tố chất lượng thì giá cả luôn là một trong những yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. NHTM nào cung cấp sản phẩm dịch vụ tài

chính với giá thấp nhất đi kèm với chất lượng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Trong thanh toán giá cả là phí thanh toán, thời gian thanh toán, chi phí cơ hội của thời gian thanh toán...; trong tín dụng, giá cả là lãi suất cho vay và phí (nếu có), các chi phí giao dịch (với ngân hàng, với cơ quan liên quan) về giải quyết món vay; trong HĐV giá cả là lãi suất huy động các loại tiền gửi, các

chính sách khách hàng.

1.2.5.5. Trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ là một trong những tiêu thức khá quan trọng liên quan

tới khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện nay. Một ngân hàng có công

nghệ hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ tiện ích có giá trị cao cho khách

hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công cụ khoa học kỹ thuật hiệu quả sẽ góp

- Mức độ phát triển, tính ổn định, tính bảo mật của các thiết bị, các dịch vụ cung cấp.

- Khả năng ứng dụng, làm chủ công nghệ và cải tiến công nghệ của cán bộ công nhân viên ngân hàng...

1.2.5.6. Năng lực quản trị điều hành

Con người và năng lực quản trị điều hành là một trong những yếu tố quan

trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào trong đó có NHTM. Một ngân hàng mà đội ngũ nhân viên tốt kết hợp với người quản lý điều hành giỏi sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh

đúng hướng, lãnh đạo thực hiện chiến lược kinh doanh đó một cách tốt nhất trên cơ sở phát huy thế mạnh nội tại cũng như tận dụng ngoại lực từ bên ngoài. Việc đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một ngân hàng cần xem xét đánh giá các chuẩn mực và chiến lược mà ngân hàng xây dựng cho

hoạt động của mình trong đó cần đánh giá:

- Tính hiệu quả trong việc đưa ra các chiến lược marketing (xây dựng uy tín, thương hiệu, .), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ, xác

định đối thủ cạnh tranh.

- Mức độ tăng trưởng và khả năng tăng trưởng bền vững theo thời gian của kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Khả năng vượt qua những biến động bất lợi của thị trường.

1.2.5.7. Mạng lưới

Mạng lưới các chi nhánh, PGD, điểm giao dịch. là cánh tay nối dài của NHTM, giúp sản phẩm của ngân hàng được bao trùm khắp các địa bàn. Mạng lưới của NHTM càng rộng thì càng tăng khả năng tiếp cận, chiếm lĩnh thị

- Số lượng các chi nhánh, PGD, ngân hàng đại lý, điểm chấp nhận thẻ.

- Sự phân bổ và hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh, PGD, ngân hàng đại lý, điểm chấp nhận thẻ.

1.2.5.8. Thương hiệu

Danh tiếng và thương hiệu là yếu tố đầu tiên tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến và sử dụng sản phẩm,

dịch vụ của một ngân hàng. Do đó thương hiệu giúp cho NHTM khẳng định với khách hàng hoặc các bên liên quan về mức độ an toàn, tính thuận tiện, phong cách làm việc thoải mái, giá cả hợp lý khi giao dịch với ngân hàng.

Tuy nhiên, danh tiếng và uy tín của ngân hàng chỉ có thể có được sau một quá trình quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng do ngân hàng luôn cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, hoàn tất công việc đúng hạn, đảm bảo tốt các dịch vụ kèm theo. Vì vậy, để có được danh tiếng và uy tín trên thị trường

đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực, cố gắng thường xuyên với tinh thần luôn luôn cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng.

Để đánh giá thương hiệu của NHTM, người ta đánh giá thông qua đánh giá của những người đã từng sử dụng dịch vụ, thông qua xếp hạng của các cơ quan trong nước và tổ chức quốc tế, thông qua xếp hạng bình chọn của các tổ chức tài chính, của các tạp chí trong nước và quốc tế...

1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH

TRANH CỦA

MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO

BIDV NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu 0420 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển nam định sau khi chia tách luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w