ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu 0420 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển nam định sau khi chia tách luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 123)

TRƯỜNG KINH

DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 2.3.1. Tác động của các yếu tố vĩ mô

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định khá ổn định, hỗ trợ tốt cho các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền, quân, dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục ổn định và phát triển, các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư... có mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân chung của cả nước.

2.3.1.1. về chính trị, pháp luật

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp,

trong những năm qua, ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã thống nhất các quan điểm chỉ đạo trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển. Theo đó, chỉ số cải cách hành chính năm

2016 của tỉnh Nam Định đã tăng 7 bậc so với năm 2015, tuy nhiên vẫn còn ở mức

thấp so với cả nước (xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố). Bên cạnh đó, theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016, Nam Định chỉ đạt 58,54 điểm đứng

thứ 30/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chỉ số về tính linh hoạt trong khuôn khổ

pháp luật của tỉnh Nam Định chưa cao, chỉ xếp hạng 45/63. Ngoài ra, các Sở, ban

ngành đã thực thi các sáng kiến, chính sách của tỉnh tương đối tốt nhưng lại chưa

với các cấp chính quyền của BIDV Nam Định là khá tốt nên đây có thể xem là một trong những lợi thế của chi nhánh trong quá trình hoạt động trên địa bàn.

2.3.1.2. về các yếu tố từ kinh tế vĩ mô trên địa bàn

Trong những năm qua, tình hình kinh tế vĩ mô trên địa bàn tỉnh Nam Định

tương đối ổn định và có mức tăng trưởng tương đối tốt, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước.

Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP (theo giá so sánh năm 2010) của Nam Định qua các năm có mức tăng khá tốt, năm 2016 tăng 6,4% so với năm 2015, năm 2017 tăng ước đạt 6,7% so với năm 2016. Điều này cho thấy mặt bằng kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh có sự phát triển khá tốt, tạo môi trường tốt cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điểm sáng trong kinh tế của tỉnh trong những năm qua là sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá tốt, thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài FDI đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay về vốn đăng ký và lần đầu tiên lọt vào top 3 tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất cả nước trong 10 tháng đầu năm 2017. Đồng thời, cơ cấu kinh tế trong tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển và gia tăng tỷ trọng đóng góp của các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng

và dịch vụ, giảm tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực nông, lâm thủy sản. Đây là một trong những lợi thế cho BIDV Nam Định khi có truyền thống lâu đời tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dệt may... là những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư khá tốt.

2.3.1.3. về tình hình văn hóa xã hội trên địa bàn

Nam Định là tỉnh tập trung đông dân cư trong đó lực lượng lao động từ 15

tuổi trở lên trên tổng dân số là khá cao (ước tính năm 2016 đạt trên 1.148 nghìn

đang có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các đơn vị sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh như các công ty may mặc, giầy da. thay vì xu hướng làm ăn xa như trước kia. Theo đó đây sẽ là một trong những nhóm khách hàng, phân khúc thị trường tiềm năng để các ngân hàng khai thác nếu tạo được chuỗi liên kết, phối hợp các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói đối với các doanh nghiệp

sử dụng nhiều lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nam Định đang đạt được rất nhiều kết quả tốt. Đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định đang ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao đặc biệt là các vùng nông thôn theo đó nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ tài chính của người dân ngày càng cao đồng thời yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ. ngày càng cao. Theo đó ngân hàng nào làm tốt được các điểm trên sẽ tạo được lợi thế rất lớn, tác động mạnh tới hình ảnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

2.3.1.4. về khoa học và công nghệ

Trên thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng kết hợp các công nghệ khác nhau, hoạt động khác nhau giúp xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo, giữa người với vật. với tốc độ thay đổi nhanh chóng đã tác động sâu và rộng trong mọi mặt của cuộc sống và mọi chủ thể - cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu. Trên địa bàn tỉnh Nam Định, mặc dù tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 chưa nhiều, chưa thực sự rõ nét tuy nhiên cũng đã có rất nhiều hoạt động áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trên địa bàn tỉnh Nam Định, cũng đã manh nha xuất hiện các sản phẩm dịch vụ tài chính mới như tiền ảo, giao dịch trực tiếp. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ như thanh toán trực tuyến, các dịch vụ ngân hàng số. ngày

càng cao, đặc biệt trong điều kiện dân số trẻ và có trình độ như tỉnh Nam Định.

Điều này đã hướng các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh nhau nhiều hơn về các sản phẩm ngân hàng điện tử, các ứng dụng ngân hàng số.

Mặt khác, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đang dần có những

động thái triển khai, ứng dụng các công nghệ, phần mềm mới trong điều hành, quản lý công việc hay cung cấp các dịch vụ mới nhằm nâng cao năng suất lao động, gia tăng tính cạnh tranh.

Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, sự phát triển của khoa học công

nghệ cũng tạo ra không ít thách thức đối với các ngân hàng khi xu hướng tội phạm sử dụng công nghệ cao có diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn thời

gian vừa qua. Nhiều sự cố về bảo mật, an toàn thông tin trong các dịch vụ ngân

hàng trên địa bàn đã gây thiệt hại cho một số ngân hàng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với ngân hàng.

Nhìn chung, các tác động từ các yếu tố vĩ mô trên địa bàn tỉnh Nam Định là tương đối đa dạng. Các tác động này phần nào có lợi cho BIDV Nam Định khi được sự ủng hộ của các cấp chính quyền hay tạo ra những cơ hội phát triển về thị trường, nâng cao năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức về bảo mật thông tin. Điều này đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và năng lực

cạnh tranh của BIDV Nam Định trong thời gian tới.

cải thiện trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng thêm quy mô, mạng lưới theo đó mà mức độ cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gia tăng trong những năm qua. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 20 tổ chức tín dụng chi nhánh cấp I và tương đương bao gồm 8 NHTM nhà nước, 9 NHTM cổ phần, Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Hợp tác xã, 04 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên Tình thương (YTM) và 42 quỹ tín dụng nhân dân. Với số lượng các TCTD đông đảo như trên và có xu hướng ngày càng tăng dẫn đến mức độ cạnh

tranh trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên địa bàn là rất lớn. Với áp lực tăng trưởng, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng

đã đưa ra các chính sách cạnh tranh rất linh hoạt về giá, phí cũng như các chính

sách khác hàng, đối tượng khách hàng trong các mặt kinh doanh chính như HĐV, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán...

Trong hoạt động HĐV, các ngân hàng đặc biệt là các NHTM cổ phần khối

tư nhân, các quỹ tín dụng luôn đưa ra mức lãi suất cao kết hợp với các dịch vụ chăm sóc khách hàng để lôi kéo khách hàng gửi tiết kiệm theo đó tốc độ gia tăng HĐV, tiết kiệm là rất nhanh có thể kể đến như ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Ngoại Thương. Trong khi đó các NHTM khối nhà nước với lợi thế về uy tín, quy mô cũng đang dần cải thiện về phong cách phục vụ, chính

sách chăm sóc khách hàng để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng mới điển hình là ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Công thương tỉnh.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng lại đưa ra các chính sách khác nhau, nhắm vào các phân khúc khách hàng khác nhau làm thế mạnh. Để thu

nhiều ngân hàng cạnh tranh với chiến lược nâng mức cho vay, hạ chuẩn cho vay, chấp nhận rủi ro lớn nhưng bù lại bằng lợi nhuận cao, tập trung vào đối tượng vay tiêu dùng, tín chấp, vay mua xe... như VP Bank, HD Bank, các quỹ tín dụng...

Trong công tác thanh toán, mở rộng mạng lưới, để chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng đang tích cực mở rộng hệ thống PGD, điểm giao dịch và phân bổ ra các huyện xa thành phố nhưng có tiềm lực phát triển kinh tế như Hải Hậu,

Ý Yên, Nghĩa Hưng. Về thời gian giao dịch với khách hàng cũng khá linh hoạt và phù hợp với thói quen, tập quán của người dân ở các khu vực này.

Nhìn chung mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính ngân hàng trên

địa bàn là rất lớn và toàn diện trên các mặt hoạt động kinh doanh đòi hỏi BIDV

Nam Định cần có những chính sách quản lý điều hành và chiến lược phát triển một cách hợp lý để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

2.3.2.2. Các định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định

Định chế tài chính phi ngân hàng được hiểu là các loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể kể đến như: Công ty Bảo hiểm, Công ty tài chính, quỹ đầu tư,

các định chế tài chính phi ngân hàng khác (Quỹ cho vay của chính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.)

Căn cứ theo các khái niệm trên thì các định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay còn khá ít, chủ yếu là các công ty bảo

Ngoài các công ty thuần túy hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm kể trên, hiện đang có xu hướng các công ty bảo hiểm nhân thọ liên kết với các ngân hàng để cùng hợp tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có thể kể đến như Metlife liên kết với BIDV thành lập BIDV Metlife, Aviva Việt Nam liên kết với VietinBank thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva. tuy nhiên mức độ phát triển và hoạt động của các công ty này trên địa bàn tỉnh Nam Định

chưa nhiều.

Bên cạnh hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ, trên địa bàn tỉnh Nam Định còn tồn tại các hình thức công ty tài chính có quy mô nhỏ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực cho vay tín chấp, mua bán cho thuê phương tiện. Các công ty này có hình thức hoạt động chủ yếu là liên kết với chuỗi các siêu thị, điểm giao dịch các mặt hàng điện tử, điện máy như Vietel, Thế giới di động,

Trần Anh. hoặc các gara ô tô, xe máy để cung cấp các sản phẩm cho vay mua trả góp. Mặc dù các khoản vay không lớn và mức độ rủi ro cao song tiềm năng phát triển của các công ty này là tương đối tốt.

Về cơ bản, các mảng hoạt động của định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn hiện nay mới ở mức rất sơ khai, chưa có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định. Tuy nhiên nếu kết hợp và phát triển với các tổ chức này đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có tiềm năng khai thác

tốt thị trường, nhất là về huy động nguồn vốn trung và dài hạn.

2.3.3. Tác động đến BIDV Nam Định

Những tác động của các yếu tố vĩ mô trên địa bàn và tác động của nhóm các đối thủ cạnh tranh vừa mang lại những cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức đối với BIDV Nam Định. Cụ thể:

khắc phục các hệ lụy do nợ xấu mang lại khi cần hợp tác với các cơ quan hữu quan trong tố tụng, xử lý nợ xấu.

- Kinh tế khu vực phát triển tốt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng có lợi, môi trường đầu tư thông thoáng sẽ tạo điều kiện để các doanh

nghiệp phát

triển hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc

với các

khách hàng tốt, có khả năng phát triển nhất là các doanh nghiệp FDI

trong thời

gian tới.

- Thị trường bán lẻ tiềm năng phát triển cao khi đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng nâng lên, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh

doanh, tiêu

dùng ngày càng lớn.

- Khoa học công nghệ phát triển mở ra các kênh phân phối, kênh bán hàng

mới, thị trường mới tiềm năng trong bối cảnh trình độ dân trí trên địa

bàn ngày

càng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhu cầu đời sống ngày

càng gia tăng. Bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ

kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động để nâng cao năng suất lao động,

tăng khả

năng cạnh tranh của chi nhánh.

- Có cơ hội phát triển thị trường và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động liên quan để phân tán rủi ro khi liên doanh, kết hợp với các định chế phi tài

bàn ngày càng lớn như hiện nay.

- Rủi ro hoạt động có nguy cơ tăng lên đặc biệt các rủi ro về bảo mật thông

tin khách hàng trước sự tấn công của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong

lĩnh vực tài chính ngân hàng trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng. - Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn ngày càng

tăng đòi hỏi có những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp để giữ vững

thị phần và chiếm lĩnh các thị trường mới.

KẾ T LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những nghiên cứu lý luận đã đề cập tới ở Chương 1, trong Chương 2 luận văn đã đi sâu vào thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Nam Định sau

khi chia tách chi nhánh dựa trên các tiêu chí về tiềm lực tài chính, thị phần, khả

năng sinh lời, hệ thống sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ, năng lực quản trị

điều hành, mạng lưới chi nhánh, thương hiệu của ngân hàng từ đó đánh giá điểm mạnh và những hạn chế còn tồn tại của BIDV Nam Định. Đồng thời, Chương 2 còn đưa ra được những đánh giá về tác động của các yếu tố đến từ

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

NAM ĐỊNH SAU KHI CHIA TÁCH

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu 0420 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển nam định sau khi chia tách luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 123)