MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu 0416 giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 108)

3.2 .2Nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay vốn trung và dài hạn

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Đối với Chính Phủ

Trong giai đoạn suy thối kinh tế tồn cầu như hiện nay, Nhà nước cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng hoạt động hiệu quả nhằm hồi phục lại nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp cũng như NHTM nói riêng. Quan hệ cho vay giữa các ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội... Do đó việc tạo ra mơi trường pháp lý đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động cho vay của các NHTM được thực hiện trong một môi trường ổn định, an toàn và hiệu quả.

Nhà nước với chức năng hoạch định chính sách, đường lối phát triển kinh tế nên tiếp tục hồn thiện, tạo ra một mơi trường kinh tế pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay, xây dựng khung giá thống nhất, hợp lý làm căn cứ để các NHTM định giá tài sản thế chấp, hoàn thiện pháp luật về chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản. Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định có tính chiến lược trong thời gian dài tránh gây ra sự thay đổi liên tục mất ổn định ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, công tác quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngồi quốc doanh chưa chặt chẽ. Do đó, cần phải tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này, để có thể phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước đầy đủ, kịp thời. Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không hiệu quả, khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ thì nhà nước cần tổ chức lại hoạt động hoặc mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp này.

87

Tịa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể về việc xử lý tài sản đảm bảo để tạo điều kiện thuật lợi cho bên nhận tài sản đảm bảo và xử lý thu hồi nợ được dễ dàng. Đề nghị Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp hợp đồng đảm bảo tài sản. Sau một thời gian nhất định tài sản không được xử lý để thu hồi nợ thì ngân hàng có quyền kiện ra Tịa án có thẩm quyền để xử lý và có biện pháp cưỡng chế thi hành án đã có hiệu lực. Khi đó cơ quan Cơng an, Tịa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, Cơ quan Tu pháp và Cơ quan thi hành án cần có trách nhiệm cùng nhau phối hợp. Trường hợp bên vay có liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan pháp luật cần tạo điều kiện cho ngân hàng phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Bộ kế hoạch và đầu tư cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiêph hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, quy mô hoạt động phải phù hợp với điều lệ, năng lực và trình độ quản lý. Đồng thời cần có biện pháp mạnh như thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh như là kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký, bn lậu, làm hàng giả... cần có biện pháp buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toàn hàng năm giúp Ngân hàng xác định được chính xác năng lực tài chính của các doanh nghiệp vay vốn.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). Hiện nay, trên địa bàn hoạt động của HD Bank Thủ Đơ có sự hoạt động đan xem của nhiều ngân hàng, do đó khách hàng có quyền lựa chọn và quan hệ với nhiều ngân hàng khác nhau. Vì vậy, yêu cầu phải nắm được các thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thơng tin có liên quan đến hoạt động tín dụng để quyết định cho vay hay khơng và cho vay

88

bằng biện pháp nào là vấn đề được dặt lên hàng đầu đối với HD Bank Thủ Đô.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật, các quy định về hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng nhưng lại giảm thiểu được rủi ro. Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng hiện nay vẫn cịn chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để chỉnh sửa, bổ sung các văn bản cần thiết để các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn hơn.

Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngồi đều phải tn theo một cơ chế tín dụng trung, dài hạn thống nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khơng được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng trung, dài hạn để cạnh tranh, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn.

3.3.3 Đối với HD Bank

Một là tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện quy trình cho vay phù hợp với điều kiện thực tế để đơn giản, gọn nhẹ, ít giấy tờ hơn và thời gian nhanh hơn trong tồn hệ thống của HD Bank. Quy trình cho vay phải được HD Bank thiết lập ngày càng hoàn thiện và trở thành cẩm nang đối với cán bộ tín dụng dễ sử dụng, dễ hiểu.

Hai là hồn thiện hơn nữa các nghiệp vụ theo hướng đơn giản, thuận tiện, dễ làm, dễ thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo đúng luật, đúng quy định, an toàn và hiệu quả cao.

89

Ba là thường xuyên cập nhật các nghị định, nghị quyết, thông tu, chế độ,, của Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành liên quan và ra các văn bản hướng dẫn để các chi nhánh thực hiện có hiệu quả và đồng bộ.

Bốn là việc giao kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu giới hạn, hạn mức cho các chi nhánh cần khách quan, khoa học và sát với điều kiện thực tế nhằm khai thác hết tiềm năng cũng như tại ra động lực thúc đẩy để các chi nhánh hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.

Năm là tại hội sở chính cần có cơ chế phối hợp các ban, ngành liên quan hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn trong q trình tác nghiệp tại các chi nhánh trong toàn hệ thống, nhất là các khoản vay chi nhánh trình hội sở chính phê duyệt.

90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHTM tại chương 1, khảo sát thực trạng cho vay trung dài hạn tại HD Bank Thủ Đô giai đoạn 2010-2012. Trong chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn tại HD Bank Thủ Đô giai đoạn 2013-2015.

91

KẾT LUẬN

Trong thời điểm hiện nay của nền kinh tế và ngân hàng thì việc mở rộng, phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn là rất cần thiết vì ta có thể nhìn nhận được lợi ích của việc gia tăng cho vay trung dài hạn sẽ góp phần đa dạng hóa các danh mục đầu tư của Ngân hàng, chia sẻ rủi ro và tăng nguồn lợi nhuận ổn định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.

Qua quá trình nghiên cứu tại HD Bank Thủ Đơ thì tơi nhận thấy rằng HD Bank Thủ đô đã và đang rất nỗ lực để phát triển, mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên thì HD Bank Thủ Đơ đang gặp rất nhiều khó khằn từ nhiều phía : sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, thị trường, môi trường pháp lý...Chính vì thế mà HD Bank Thủ Đơ cần phải luôn nỗ lực, thay đổi không ngừng và học hỏi các kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trong và ngồi nước để có thể tăng sức cạnh tranh của mình đối với hoạt động cho vay trung dài hạn nói riêng và hoạt động kinh doanh của mình nói chung để có thể tồn tại, phát triển trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế.

Do còn giới hạn về nhiều mặt trong quá trình viết luận văn nên bài luận văn này khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và bạn đọc.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Kim Nhung và các cán bộ, nhân viên tại HD Bank Thủ Đơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình thực hiện luận văn này.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp (2010), Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.

2. Chính Phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của

Chính phủ về đảm bảo tiền vay

3. TS. Hồ Diệu (2008), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thơng Kê, Hà Nội.

4. PGS.TS. Nguyễn Minh Hiền (2007), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình quản trị Ngân hàng Thương

mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

7. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính

8. HD Bank (2010, 2010, 2012), Báo cáo thường niên.

9. HD Bank Thủ Đô (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh

doanh.

10. HD Bank, Sổ tay tín dụng.

11. NHNN Việt Nam (2007), QĐ số 18/2007/QD-NHNN ngày 25/4/2007của

Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

12. NHNN Việt Nam, Sổ tay tín dụng.

13. Ngân hàng Thế giới (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), tài liệu về nguồn

Một phần của tài liệu 0416 giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w