Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 74)

> Nguyên nhân khách quan

- Một là, môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự ổn định: Thực tế trong những năm qua, kinh tế nước ta tăng trưởng ở mức khá nhưng còn chứa đựng nhiều bất ổn đặc biệt là năm 2012 và năm 2013 làm ảnh hưởng tới thu nhập cũng

như đời sống của đại bộ phận dân cư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm giảm nhu cầu vay vốn để bù đắp một phần nhu cầu tiêu dùng đó → ảnh hưởng đến phát triển dư nợ cho vay KHCN.

- Hai là, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho dân cư trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó là thời gian và thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho khách hàng.

- Ba là, môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện: Cho vay cá nhân là hoạt động còn khá mới ở Việt Nam vì vậy các điều kiện về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Các văn bản pháp luật có liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy làm giảm khả năng mở rộng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình -chi nhánh Hà Nội

- Bốn là, đặc điểm và tâm lý tiêu dùng của dân cư: Mặc dù thu nhập của người dân Việt Nam đã thực sự tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý, thói quen mua sắm và tiết kiệm đã ảnh hưởng khá tiêu cực tới nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi sử dụng vốn vay ngân hàng.

> Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những khó khăn khách quan trên, trong hoạt động phát triển tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, việc phát triển sản phẩm mới còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng , thiếu tính cạnh tranh, chẳng hạn:

Đối với việc đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP An Bình chỉ tập trung vào các sản phẩm xây, sửa nhà và sản phẩm cho vay kinh doanh trả góp; những sản phẩm như vay tiêu dùng có thế

chấp, vay mua ôtô chưa cho vay được nhiều. Trong khi đó một số Ngân hàng khác triển khai sản phẩm cho vay mua ôtô và cho vay tiêu dùng rất tốt bởi thực tế nhu cầu hiện nay của khách hàng cho hai mục đích này rất lớn.

- Thứ hai, chính sách lãi suất của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội kém tính cạnh tranh hơn so với các Ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn.Mặc dù lãi suất cho vay thời gian đầu tương đối thấp có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác nhưng lãi suất sau thời gian ưu đãi lại đang cao khi mà biên độ cộng so với lãi suất tiền gửi 12 tháng là từ 4,5 - 5%. Hiện nay khách hàng rất có hiểu biết về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng cho nên họ luôn so sánh và đòi hỏi thương lượng về lãi suất và phí dịch vụ trong hợp đồng tín dụng. ABBANK - chi nhánh Hà Nội sẵn sàng giảm lãi suất sau vay quy định ngay vào các điều khoản trong hợp đồng, tuy nhiên với mỗi một ngoại lệ như vậy đơn vị kinh doanh phải trình cấp cao phê duyệt, điều này làm thời gian xử lý một bộ hồ sơ vay cho khách hàng bị kéo dài hơn dẫn đến chậm tiến độ giải ngân khiến cho đơn vị kinh doanh rất khó có thể phát triển dư nợ tốt hơn nữa.

- Thứ ba, sản phẩm ưu đãi tín dụng cho khách hàng của ABBANK mặc dù đã được khối KHCN, KHDN, phòng phát triển sản phẩm liên tục ra để hỗ trợ đơn vị kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu, phát triển dư nợ tín dụng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như tính cập nhập của sản phẩm chưa cao, luôn đi sau các ngân hàng khác.

- Thứ tư, quy trình hỗ trợ tín dụng của ABBANK hiện nay đang ở giai đoạn chuyển dần sang hỗ trợ tập trung nhưng mới là ở giai đoạn đầu khi tập trung soạn thảo hồ sơ và giải ngân trên Hội sở do đó nhiều khâu trong quy trình còn chồng chéo dẫn đến việc vận dụng tại chi nhánh còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Sự chuyên môn hóa trong quy trình tín dụng và thời gian thực hiện các bước của ABBANK được quy định trong

quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng ABBANK số 186/QĐ-TGĐ.12, nhưng trong thực tế CV QHKH đang phải tự thực hiện rất nhiều bước mà theo quy trình là thuộc của bộ phận hỗ trợ tín dụng để có thể đảm bảo thời gian cam kết giải ngân cho khách hàng. Chính điều này đã chiếm rất nhiều thời gian của CV QHKH để có thể đi phát triển khách hàng tăng dư nợ tín dụng.

- Thứ năm, chất lượng nhân sự chưa cao và chưa ổn định.Đa số chuyên viên QHKH đều mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng nên việc luân chuyển hồ sơ và xử lý hồ sơ cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó trình độ nghiệp vụ của chuyên viên QHKH chưa tốt và sự phối hợp của các bộ phận liên quan chưa chặt chẽ nên mất nhiều thời gian bổ sung hồ sơ chưa đáp ứng thời gian yêu cầu của KH. Đồng thời, do số lượng hồ sơ khách hàng nhiều nên đôi khi thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng còn bị kéo dài. Khả năng tìm kiếm khách hàng và phát triển kênh bán hàng của các chuyên viên QHKH vẫn còn yếu.

- Thứ sáu, chế độ đãi ngộ nhân viên còn nhiều bất cập. Hiện nay cơ chế chi trả lương của ABBANK là đồng đều, mặc dù có chỉ tiêu KPI cho từng CV QHKH nhưng thực tế CV hoàn thành được chỉ tiêu và CV không hoàn thành được chỉ tiêu có mức lương như nhau từ đó dẫn đến sức ỳ, không phát triển khách hàng của một bộ phận CV QHKH.

- Thứ bảy, hệ thống trang thiết bị của Ngân hàng trong các năm đã qua được đổi mới rất nhiều nhằm mục đích trang bị phương tiện hiện đại để phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, do không có chiến lược hợp lý nên trang thiết bị hiện nay không đồng bộ dẫn đến không khai thác hết tiềm năng của tài sản, chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của chi nhánh, có những trang thiết bị cấp cho cán bộ QHKH đã quá lỗi thời dẫn đến năng suất làm việc không cao, hiệu quả thấp. Các tiền đề về vật chất kỹ thuật mà đặc biệt là nền tảng công nghệ còn thấp, chưa đủ điều kiện để

khai thác các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc đánh giá hệ thống các sản phẩm tín dụng cũng như quy trình, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ hiện nay của ABBANK - chi nhánh Hà Nội có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, khả năng phát triển hoạt động tín dụng vẫn chưa xứng với tiềm năng mà bản thân chi nhánh có để đạt được và tiềm năng của thị trường địa bàn Hà Nội. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng cần xây dựng một kế hoạch phát triển sản phẩm cụ thể, trong đó có chuẩn hóa các sản phẩm hiện có và bổ sung các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đồng thời càng từng bước chuẩn hóa tính chuyên nghiệp, chủ động trong việc bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 74)

w