Giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 100)

3.2.2.1 Nhóm giải pháp về nhân sự

Để phát triển hoạt động tín dụng đòi hỏi đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng phải có năng lực, trình độ chuyên môn nắm vững quy trình sản phẩm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và sử dụng thành thạo các ứng dụng ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó mặc dù không trực tiếp giao dịch với khách hàng nhưng đội ngũ cán bộ hỗ trợ tín dụng phải có chuyên môn tốt, thành thạo nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng, hạch toán... để hỗ trợ chuyên viên QHKH thực hiện công việc một cách nhanh và tốt nhất có thể. Thực tế cho thấy sự chuyên nghiệp trong các khâu từ tiếp nhận thông tin khách hàng, thẩm định, hướng dẫn khách hàng chu ẩn bị hồ sơ vay vốn, xét duyệt hồ sơ, giải ngân, kiểm tra sau vay sẽ khiến khách hàng hài lòng, uy tín của ngân hàng tăng lên và đây chính là kênh quảng bá hình ảnh hiệu quả nhất khi mà khách hàng sẽ giới thiệu các sản phẩm của ABBANK đến người thân.

Chính vì vậy để phát triển được hoạt động tín dụng đòi hỏi chi nhánh Hà Nội phải thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là đội ngũ QHKH:

a) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho các chuyên viên QHKH, chuyên viên Hô trợ tín dụng

- Tuyển chọn nhân viên tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng, có ngoại hình khá, khả năng giao tiếp tốt, trung thực, nhanh nhẹn.

đào tạo theo cách “truyền tay”, nội dung đào tạo ngoài các nội dung mang tính lý thuyết, cần bổ sung những nội dung mang tính thực tế, các kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc để đảm bảo sau khi đuợc đào tạo nhân viên nhanh chóng bắt nhịp đuợc với công việc.

- Tăng cuờng đào tạo bổ sung các kỹ năng bổ trợ cho công việc: kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm, kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống, khả năng làm việc theo nhóm...

- Tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ nhân viên để phổ biến chính sách mới, văn bản mới của Ngân hàng và các cơ quan bên ngoài có liên quan nhằm đảm bảo các cán bộ nhân viên nắm bắt nội dung và vận dụng thống nhất. Thuờng xuyên trang bị thêm cho các chuyên viên QHKH và chuyên viên QLTD các kiến thức về pháp luật, thị truờng, các lĩnh vực khác về kinh tế, tài chính, tin học, ngoại ngữ.

- Tăng cuờng giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên.

- Tổ chức các phong trào thi đua về kinh doanh, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm tạo môi truờng làm việc có sự giao luu, chia sẻ, cảm thông để từ đó khuyến khích sự cống hiến, đoàn kết, hợp tác của các nhân viên cho ngân hàng.

- Chi nhánh cũng có thể sắp xếp, phân công CV QHKH phụ trách cho vay khách hàng theo từng mảng đối tuợng khách hàng nhằm tạo ra sự hài hòa hơn trong hoạt động.

b) Thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc tốt

Hiện nay có một thực tế khá bất cập tại ABBANK - chi nhánh Hà Nội là chính sách đãi ngộ đồng đều. Nhân viên đuợc huởng luơng theo luơng chức danh, tức là dù có hoàn thành chỉ tiêu hay không hoàn thành chỉ tiêu du nợ thì mức luơng hàng tháng nhận đuợc vẫn là nhu nhau. Điều này dẫn đến

một tình trạng là sức ỳ của một bộ phận QHKH sẽ lớn và không có động lực phấn đấu, cũng không đem lại sự công bằng cho chuyên viên hoàn thành tốt công việc. Chính vì vậy trong thời gian tới để thúc đẩy đuợc phát triển hoạt động cho vay cá nhân thì Chi nhánh nên chuyển sang cách thức đãi ngộ theo luơng cứng cơ bản, ngoài ra là luơng doanh số. Khi đó sẽ kích thích đuợc động lực phát triển, tìm kiếm khách hàng của nhân viên.

Bên cạnh đó thì văn hóa doanh nghiệp, môi truờng làm việc tốt cũng sẽ tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc, chỉ tiêu đuợc giao và sẽ gắn bó với chi nhánh hơn.

3.2.2.2 Nhóm giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện công nghệ thông tin

Trong xu thế đổi mới hệ thống Ngân hàng ở nuớc ta hiện nay, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng là một yêu cầu lớn và cần thiết đối với bất cứ một NHTM nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chi nhánh cũng không nằm ngoài xu thế đó, luôn phải tiếp cận nhanh công nghệ Ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoàn thành khối luợng công việc ngày càng nhanh chóng; đồng thời từ đó hình thành và phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể:

- Hiện đại hoá công tác thanh toán: Chi nhánh đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục tiêu thu hút các thành phần kinh tế đến giao dịch với Ngân hàng. Chi nhánh có thể phát triển các sản phẩm cho vay cá nhân đối với những khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng: nhu cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng. Và việc khách hàng trả nợ Ngân hàng cũng dễ dàng hơn thông qua khấu trừ vào tài khoản mà không cần phải đến Ngân hàng nhiều lần.

- Chi nhánh cần phải nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ. Công nghệ cao mà hiệu suất sử dụng thấp thì sẽ gây rất nhiều lãng phí, nguợc lại,

công nghệ trung bình mà hiệu suất cao sẽ rất tiết kiệm và thậm chí còn bù đắp đuợc việc thiếu hụt công nghệ.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin để khách hàng có thể thấy đuợc tính hiện đại của Ngân hàng. Cụ thể trang bị các loại máy tính, máy móc thanh toán ở trụ sở giao dịch, quầy giao dịch phù hợp cho giao tiếp. Ngoài việc mua sắm sửa chữa các cơ sở vật chất cũ hay bị hu hỏng Chi nhánh cũng nên quan tâm chú ý đến cách bố trí, sắp xếp đồ đạc tranh ảnh, áp phích nhằm tạo ra một không gian hài hoà, tạo nên một sự thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.

- Cải tiến quy trình nghiệp vụ từ trên xuống duới nhằm tạo sự phù hợp về công nghệ mới cho Chi nhánh. Những nghiệp vụ không còn phù hợp nên có sự cải tiến hoặc cắt giảm. Khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới vào các nghiệp vụ.

- Xây dựng và áp dụng các chuơng trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin, các phần mềm theo dõi, quản lý quá trình thu nợ.. .nhằm góp phần giảm thời gian và công sức cho chuyên viên QHKH và chuyên viên QLTD.

- Tăng cuờng công tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ CBNV chi nhánh từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tác nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất luợng phục vụ khách hàng. Với ABBANK Hà Nội, chi nhánh có thể triển khai phần mềm đánh máy 10 ngón đến toàn thể CBNV nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng công nghệ, giảm thời gian chờ đợi giao dịch của khách hàng.

- Triển khai công nghệ nhung Chi nhánh cần có các kế hoạch phát triển hệ thống bảo mật, đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình và cho khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển dịch vụ và sự tin tuởng của khách hàng khi sử dụng.

Tóm lại, việc áp dụng công nghệ thông tin giúp ABBANK Hà Nội nâng cao chất luợng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản

lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 100)

w