Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)

Những năm trở lại đây là những năm đầy khó khăn của nền kinh tế, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản không thực quá sôi động, lạm phát tăng cao vào những năm 2013, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ đảm bảo mức duy trì khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay KHCN. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 những tín hiệu tích cực vĩ mô cùng những chính sách điều hành cứng rắn của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới hiện đang mở ra kỳ vọng sáng sủa hơn cho những năm tiếp theo dù thách thức là không nhỏ.

> Cơ hội

- Thị trường Hà Nội là một thị trường lớn, rất tiêm năng trong việc bán các sản phẩm dịch vụ cá nhân; nhu cầu vay của người dân để tiêu dùng là rất nhiều và đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người ở địa bàn Hà Nội là cao vì vậy có nhiều tiềm lực tài chính để đầu tư bất động sản hoặc là kinh doanh nên sẽ phát sinh nhiều hơn các nhu cầu vay vốn ngân hàng, số lượng khách hàng bán lẻ cũng sẽ có thể tăng lên.

- Trong quá trình hoạt động, ABBANK Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Ban điều hành với những định hướng, giải pháp về hoạt động tín dụng, về cơ cấu đầu tư, mở rộng các hình thức huy động vốn, phát triển các loại hình dịch vụ... Đây chính là điều kiện thuận lợi để chi nhánh phát triển bền vững, hiệu quả.

- ABBANK Hà Nội luôn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Công ty thuộc Tập đoàn Điện lực trong địa bàn Hà Nội. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Công ty. Do vậy, với số lượng khách hàng lớn của Công ty thuộc Tập đoàn Điện lực, ABBANK Hà Nội có thể phát triển tín dụng bán lẻ thông qua lượng khách hàng này.

> Thách thức

- Ngân hàng TMCP An Bình không phải là một ngân hàng lớn chỉ đứng thứ 15 trong hệ thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam về tổng tài sản. Thương hiệu ngân hàng An Bình không phải là quá mạnh, nhiều khách hàng chưa quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới của ABBANK nên việc tuyên truyền, vận động và hướng dẫn sử dụng còn tốn nhiều chi phí và mất rất nhiều thời gian.

- Thị trường ngày càng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các NHTM, nhất là trong bối cảnh nhiều Ngân hàng TMCP đều chú trọng hơn vào mảng thị trường bán lẻ, đặc biệt là những ngân hàng có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, quy mô và nguồn lực. Khách hàng thuộc địa bàn Hà Nội thì có hiểu biết có trình độ có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nên để phát triển khách hàng mới đối với ABBANK - chi nhánh Hà Nội là cả một thách thức.

- Các Ngân hàng TMCP khác liên tục tung ra những sản phẩm mang tính chất lôi kéo khách hàng trong thời gian qua. Một số ngân hàng đưa ra sản phẩm mua nợ từ các ngân hàng khác bằng việc sẵn sàng giải ngân trước để khách hàng tất toán khoản vay rút tài sản ra, rồi thế chấp ngược lại ngân hàng mình. Với việc lãi suất đưa ra thấp hơn với lãi suất đang vay nên nhiều khách hàng sẵn sàng chuyển khoản vay sang ngân hàng khác. Như vậy, việc phát triển hoạt động cho vay không đơn thuần chỉ là phát triển khách hàng mới mà còn là câu chuyện chăm sóc tốt khách hàng cũ và quan tâm nhiều hơn đến chính sách lãi suất sau thời gian ưu đãi.

Một phần của tài liệu 0350 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)

w