Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 30)

(1) Chỉ số TTTD do WB đưa ra năm 2004, được xây dựng trên cơ sở 6

nhân tố then chốt đo lường phạm vi, khả năng tiếp cận và chất lượng TTTD sẵn có của hệ thống TTTD ngân hàng mỗi nước. Mỗi nhân tố được gán 1 điểm trong tổng số 6 điểm của chỉ số TTTD, gồm:

(i) Thu thập, cung cấp cả TTTD tích cực và tiêu cực (thông tin tiêu cực để phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin tích cực để lựa chọn khách hàng tốt);

(ii) thu thập, cung cấp TTTD cả đối với DN và cá nhân vay;

(iii) thu thập và cung cấp TTTD đối với các TCTD, các tổ chức tài chính

khác (công ty tài chính, cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ...); (iv) lưu giữ dữ liệu lịch sử trên 5 năm;

(v) giới hạn thu thập các khoản vay có giá trị trên 1% GDP/người; (vi) pháp luật qui định người tiêu dùng có quyền truy cập vào dữ liệu lưu trữ của chính họ.

Chỉ số càng cao càng tốt, tại Châu Á, chỉ số trung bình là 4.

Ý nghĩa: Là chỉ số khái quát nhất, được WB áp dụng để đánh giá chung về mức độ hiệu quả của hoạt động TTTD từng nước.

lượng thông tin tín dụng sẵn có. Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 6, giá trị càng cao thể hiện hoạt động thông tin tín dụng càng hoàn thiện.

Kết quả phân tích cũng cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng cường chia sẻ thông tin với năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Phân tích cho thấy, cứ thêm một điểm trong chỉ số thông tin tín dụng thì tín dụng cho khu vực tư nhân sẽ tăng thêm. Điều đó có nghĩa là cứ tăng thêm 1 điểm trong chỉ số thông tin tín dụng thì sẽ tăng thêm GDP và tăng thêm trong tăng trưởng năng suất lao động. Chính vì vậy, đây là chỉ tiêu khái quát nhất biểu hiện hiệu quả thông tin tín dụng.

(2) Hệ số thu thập hồ sơ khách hàng vay trên 1.000 người trưởng thành,

đối với cơ quan TTTD công.

Đây là tiêu chí do WB đưa ra, chỉ áp dụng đối với những nước có cơ quan

TTTD công. Tiêu chí có giá trị từ 0 đến 1. Nếu có PCR thì hệ số này càng cao càng tốt.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện sự phát triển của cơ quan TTTD công và độ bao quát thông tin của cơ quan TTTD công tại mỗi nước. Đây là chỉ tiêu nói về sự phát triển theo chiều rộng của TTTD, đối với những nước chưa có cơ quan TTTD tư thì đây là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá về độ bao phủ hoạt động TTTD. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ độ bao phủ của TTTD cafng sâu rộng, do đó hiệu quả của hoạt động TTTD càng cao. Chỉ tiêu này cần phải kết hợp với chỉ tiêu thứ 3 để đánh giá.

(3) Hệ số thu thập hồ sơ khách hàng vay trên 1.000 người trưởng thành,

đối với cơ quan TTTD tư

Đây là chỉ tiêu do WB đưa ra, chỉ áp dụng đối với những nước có cơ quan TTTD tư. Chỉ tiêu có giá trị từ 0 đến 1, chỉ số này càng cao càng tốt.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện sự phát triển của cơ quan TTTD tư, độ bao quát TTTD và thể hiện trình độ văn hoá tín dụng tại mỗi nước. Đây là chỉ

tiêu nói về sự phát triển theo chiều rộng của TTTD, nói chung phải kết hợp cả chỉ tiêu thứ 2 trên mới đủ cơ sở để đánh giá, vì có những nước chỉ có cơ quan TTTD tư như Mỹ, hoặc có nước chỉ có cơ quan TTTD công như VN.

Cộng chỉ tiêu 2 và 3 trên đây, đạt càng cao càng tốt, có những nước đạt giá trị chỉ tiêu đến 1, tức là thu thập được 1000 hồ sơ khách hàng vay trên 1000

người trưởng thành, trung bình khu vực Châu Á đối với những nước đang phát triển là 0,3.

(4) Số TCTD tham gia chia sẻ thông tin trên tổng số TCTD hiện có,

Giá trị từ 0 - 100%, càng cao càng tốt.

Ý nghĩa: thể hiện mức độ tham gia chia sẻ TTTD giữa các TCTD tại mỗi nước. Đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động TTTD về chiều rộng, số TCTD tham gia hệ thống TTTD ngân hàng càng nhiều thì kho dữ liệu TTTD càng đầy đủ và tính chia sẻ càng cao.

(5) Số tổ chức tài chính tham gia chia sẻ thông tin trên tổng số tổ chức tài chính hiện có,

Giá trị từ 0 - 100% càng cao càng tốt.

Ý nghĩa: thể hiện mức độ chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tài chính. Việc khuyến khích các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ trợ cấp, hưu trí...tham gia chia sẻ TTTD sẽ góp phần bảo đảm an toàn hơn đối với cho vay cá nhân tiêu dùng.

(6) Số hồ sơ khách hàng vay trên tổng số khách hàng vay thực tế,

Giá trị từ 0 - 100%, càng cao càng tốt

Ý nghĩa:thể hiện mức độ bao quát của TTTD đối với các khoản vay, giá trị càng cao thì việc chia sẻ TTTD càng có ý nghĩa tích cực và tác dụng ngăn ngừa rủi ro tín dụng mới thực sự có hiệu quả. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTTD về chiều rộng

Giá trị từ 0 - 100% càng cao càng tốt.

Ý nghĩa: thể hiện mức độ bao quát của TTTD. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTTD về chiều rộng

(8) Quy mô khoản vay được thu thập, các nước có quy định quy mô khoản vay từ một mức nào đó thì người cho vay phải báo cáo với cơ quan TTTD, càng nhỏ càng tốt, mức chung là 1% GDP/người.

(9) Thời gian cập nhật tin, thể hiện tính cập nhật của TTTD, thông thường là 1 tháng/lần, nhưng thời gian cập nhật càng ngắn càng tốt.

(10) Thời gian trả lời tin thể hiện sự hoàn hảo, độ sẵn sàng của thông tin

đã được lưu trữ, thường là trả lời trong ngày.

(11) Tăng trưởng số lượng bản trả lời tin theo yêu cầu người sử dụng,

thể hiện hiệu quả hoạt động về qui mô sản lượng dịch vụ cung cấp thông tin ra, càng cao càng tốt.

(12) Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ TTTD cho người sử dụng thông tin, càng cao càng tốt.

(13) Mức độ áp dụng công nghệ chuẩn là trực tuyến online thể hiện mực độ áp dụng công nghệ, truy cập trực tiếp để thu thập và trả lời tin là tốt.

(14) Khả năng phục hồi thông tin khi có sự cố thể hiện tính dự phòng đảm bảo thông tin liên tục trong mọi tình huống. Tính bằng số giờ hệ thống mạng bị trục trặc trong 1 năm, càng thấp càng tốt.

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w