Tăng cường năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực và tài chính

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 108)

a) Tăng cường năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

Hiện nay, thông tin của CIC đã cung cấp ra nhiều, phạm vi rộng và rất “nhậy cảm”, có tác động tới nền kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó để tăng cường độ tin cậy của thông tin, đảm bảo tính trung thực, khách quan.. .yêu cầu cần phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ mạnh, có trình độ, vô tư, trung thực và khách quan. Vì vậy, đội ngũ lãnh đạo quản lý cũng phải thường xuyên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị cũng như các kỹ năng quản lý khác để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng lớn mạnh của hoạt động TTTD.

b) Phát triển nguồn nhân lực

* Trình độ cán bộ làm công tác TTTD:

Cán bộ làm công tác TTTD phải là những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế- ngân hàng- tài chính- luật- báo chí, được đào tạo bổ sung trình độ xử lý thông tin kinh tế, quản trị rủi ro ngân hàng cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng phòng chuyên môn. Anh ngữ đảm bảo khả năng đọc hiểu, lập báo cáo tín dụng, giao dịch trao đổi thông tin trên web trong và ngoài nước; đặc biệt họ phải là những cán bộ có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, trung thực, có ý thức kỷ cương kỷ luật tốt.

Để thực hiện được điều này, CIC phải chú trọng từ khâu tuyển dụng nhân viên. Nhân viên được tuyển dụng phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu

do CIC quy định. Nhìn chung, cán bộ làm công tác TTTD phải là người có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, có bản lĩnh, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề. Mỗi mặt của nghiệp vụ đều cần người có kiến thức vì vậy, cán bộ TTTD phải được đào tạo chính quy chuyên môn, nghiệp vụ để có khả năng đảm đương công việc. Cán bộ TTTD phải là người linh hoạt, hiểu biết về hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải đối phó với những biến động phức tạp của thị trường.

Muốn vậy, CIC cũng cần phải quan tâm và xây dựng chính sách hợp lý để thu hút nhân lực giỏi, chuyên môn sâu, tâm huyết nghề nghiệp. Để làm được điều đó, CIC có thể chú trọng đến các vấn đề sau:

Phân công công tác hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức phát huy khả năng, kiến thức được đào tạo và sở trường của mình.

Có đánh giá động viên kịp thời và khách quan đối với cá nhân và tập thể khi có sang kiến trong công việc.

Xây dựng định mức công việc đến từng cá nhân, thực hiện “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít.

Công tác bổ nhiệm cán bộ cần được quan tâm hơn nữa, phẩm chất và năng lực của cán bộ cần được xem là tiêu chí hàng đầu trong bổ nhiệm cán bộ.

Làm được như vậy sẽ có tác dụng khuyến khích cán bộ, viên chức rèn luyện phong cách làm việc, học tập, thi đua cống hiến để được trưởng thành và có điều kiện thu hút người tài tham gia vào hoạt động TTTD.

* Mở rộng các chương trình đào tạo cán bộ:

Cần tổ chức các khoá đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các năm tới trong ba lĩnh vực sau:

(1) Cải thiện chất lượng và hiệu quả của họat động thu thập và xử lý thông tin tín dụng

của hoạt động TTTD. Với vai trò chính, CIC cần đặc biệt chú trọng mở rộng đào tạo đối tượng này để cải thiện chất lượng thu thập thông tin phù hợp với các phương thức công nghệ hiện đại, tiên tiến.

về quản lý rủi ro trong ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một phần rủi ro ngân hàng tổng thể. Đào tạo về lĩnh vực này là một phần quan trọng để đào tạo các khoá tiếp theo về rủi ro tín dụng. Phần đào tạo này bao gồm: xác định rủi ro, rủi ro về ngoại hối, rủi ro về hoạt động, rủi ro về tín dụng và rủi ro tài chính, Phương pháp luận và các công cụ quản lý và hạn chế rủi ro. Xác định chiến lược quản lý rủi ro.

Về quản trị thông tin: CIC hoạt động gần giống như một ngân hàng dữ liệu. Phương pháp luận và kỹ thuật thu thập và quản trị thông tin là một những thành phần quan trọng nhất để CIC nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này. Các lĩnh vực đào tạo sẽ đem lại lợi ích cho CIC là xác định các thông tin cần thu thập, đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn của thông tin, thu nhận, xử lý, lưu trữ và truy cập thông tin cũng như cung cấp thông tin.

Về các sản phẩm tín dụng và rủi ro tín dụng: Phần đào tạo này sẽ cung cấp kiến thức vững vàng và thống nhất về định nghĩa các sản phẩm tín dụng trong hệ thống ngân hàng trong nước bao gồm cả tính nhất quán và chính xác của thông tin nhằm nâng cao chất lượng thông tin đầu vào của CIC. Chiến lược đối với các loại sản phẩm tín dụng khác nhau như cho vay, cho vay cầm cố, thư tín dụng, bảo lãnh..

(2) Đào tạo nhân viên để mở rộng hoạt động xếp hạng tín dụng

Xếp loại tín dụng mới được thực hiện chính thức theo những đế xuất mới. Để thực hiện Đề án này cần phải gấp rút đào tạo cán bộ cho trước mắt và lâu dài. Họat động xếp hạng tín dụng DN cần phải là một quá trình lâu dài và phải được chuẩn bị công phu.

ngũ chuyên gia có nhiệp vụ xếp hạng DN một cách đầy đủ, vững chắc. Chú trọng về phân tích tài chính DN, chu chuyển tiền mặt, thanh khoản và phân tích cá tỷ số tài chính. Kết hợp phần đào tạo lý thuyết và thực hành trên các tình huống thực tế.

Về kiến thức phân tích kinh doanh và ngành. Một chương trình quan trọng trong việc xác định xếp hạng tín dụng DN là phân tích kinh doanh và phân tích ngành. Các khoá đào tạo này sẽ cung cấp các kiến thức căn bản về phân tích phi tài chính, bao gồm phân tích PEST (phân tích Chính trị - Kinh tế -

Xã hội và Công nghệ), phân tích năm áp lực ngành, phân tích SWOT (Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội và Thách thức), phân tích quản lý và hoạt động DN. Từ những phân tích này, rút ra các tác động đối với khách hàng như thế nào.

Phương pháp luận xếp hạng tín dụng DN: để có năng lực thực hiện xếp hạng tín dụng DN, cán bộ của CIC cần được trang bị kiến thức căn bản về phương pháp luận và quy trình xếp hạng tín dụng DN. Các khoá này sẽ trang bị các kiến thức để xây dựng một phương pháp luận xếp hạng có thực tiễn, tính áp dụng cao mà lại có hiệu quả cao.

(3) Đào tạo cán bộ kỹ thuật nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong việc phát triển hoạt động TTTD. Đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo quản trị hệ thống, quản lý người sử dụng, đặc biệt là những kỹ sư phần mềm. Những cán bộ vừa giỏi công nghệ tin học vừa giỏi ngân hàng để liên tục tạo ra các sản phẩm mới, hoàn thiện cho đông đảo người sử dụng của hệ thống này sẽ thực sự mang lại hiệu quả to lớn. Bởi vậy, cần có kế hoạch, chương trình đào tạo chuyên sâu, khuyến kích học tập say mê, tâm huyết với nghề nghiệp, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần xứng đáng để có đội ngũ cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

c) Tăng cường khả năng tài chính để đáp ứng yêu cầu của hệ thống Để đảm bảo thường xuyên hàng năm nâng cấp phát triển hệ thống đáp ứng yêu cầu tăng rất lớn của thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, đề xuất các giải pháp tăng năng lực nguồn tài chính như: i) Ngân hàng Nhà nước Trung ương xem xét trang bị phương tiện tin học, truyền thông và cơ sở vật chất của CIC hàng năm, kế hoạch 3 năm, 5 năm và đến 2010 cho Hệ thống này tương ứng với yêu cầu đặt ra trên đây. ii)Tăng cường thu dịch vụ sản phẩm thông tin tín dụng để mở rộng hệ thống. iii) Tích cực tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật

từ các tổ chức tài chính lớn như WB, ADB.

3.2.7 Tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi việc tăng cường hợp tác

thông tác và hội nhập thông tin quốc tế là tất yếu. Đối với phát triển hệ thống TTTD ngân hàng, xin đề xuất một số biện pháp sau:

Tiếp tục duy trì tốt các mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính quốc

tế và NHTW các nước để thông qua đó thường xuyên trao đổi thông tin, tri thức,

kinh nghiệm về TTTD; tham gia các hội nghị, hội thảo hàng năm về TTTD do WB và các tổ chức tài chính quốc tế tổ chức; tham gia vào các diễn đàn, hiệp hội TTTD trong khu vực và quốc tế; tham gia vào các cổng liên kết thông tin khu vực, toàn cầu (như cổng Asean); tổ chức các đoàn khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm cho các cán bộ làm TTTD, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của

các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống TTTD ngân hàng VN.

Duy trì quan hệ với các cơ quan TTTD quốc tế, Interol và các cơ quan giám sát quốc tế, mở rộng quan hệ đa phương với các công ty TTTD có uy tín như D&B, Moody, Transunion.. .để học tập kinh nghiệm và mua thông tin về DN nước ngoài, trao đổi thông tin phục vụ cho nhu cầu thông tin trong nước nhằm ngăn ngừa rủi ro, lừa đảo tín dụng quốc tế.

Tiếp cận dần với các chuẩn thông tin, các chỉ tiêu thu thập, các mẫu báo cáo, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp XLTD, và các kinh nghiệm ngầm khác của các công ty TTTD đa quốc gia để chúng ta có thể từng bước trao

đổi thông tin, từng bước gia nhập vào siêu sa lộ thông tin.

về kỹ thuật tin học nên học tập theo các chuẩn chung quốc tế để vừa không bị lạc hậu, vừa thuận tiện cho việc nối mạng trao đổi thông tin với các cơ

quan TTTD quốc tế.

Về nguồn vốn đầu tư, một mặt cần chủ động huy động nguồn vốn trong nước, mặt khác cần tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đẩy mạnh xã hội hoá TTTD.

Cơ quan TTTD cần phải nâng khả năng nội lực để việc hợp tác đạt hiệu quả, không bị quá yếu thế, phải đạt đến một trình độ cơ bản nhất định về TTTD

cả về lý luận và thực tiễn, nếu chưa triển khai được một số nghiệp vụ trong thực

tiễn thì cũng phải hiểu về lý thuyết, phải nâng trình độ ngoại ngữ, tin học và nhiều kỹ năng chuyên môn có liên quan chuẩn bị cho hội nhập.

Về học tập kinh nghiệm nước ngoài có thể bằng nhiều cách, theo tôi, để nhanh và có hiệu quả thì tốt nhất là thông qua việc thành lập công ty TTTD tiêu dùng cổ phần, công ty XLTD DN cổ phần để thu hút các công ty TTTD có tên tuổi vào hợp tác, vừa góp vốn, vừa góp tri thức, kinh nghiệm cùng kinh doanh tại VN.

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Nhằm đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả họat động TTTD trong thời gian tới và hợp pháp hoá những điểm đã và đang thực hiện, kiến nghị đối với

Chính Phủ:

(i) Sớm trình Quốc hội để ban hành một dự Luật về thông tin để điều chỉnh môi trường thông tin VN ngày càng thuận lợi, phong phú và đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế; làm cơ sở cho hoạt động thông tin được minh bạch, thuận lợi; đảm bảo việc truy cập các nguồn thông tin ngoài ngành ngân hàng từ các tổ chức do Chính Phủ quản lý.

(ii) Hỗ trợ NHNN nghiên cứu xây dựng một Luật mới hoặc thời gian đầu

là Pháp lệnh hay Nghị định của Chính Phủ về Hệ thống báo cáo tín dụng VN để

các TCTD được quyền báo cáo thông tin của khách hàng và tăng cường trách nhiệm lập báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động tín dụng.

(iii) Chỉ đạo các Bộ ngành, liên quan cung cấp cho CIC những thông tin để ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng lớn, đặc biệt là các DN nhà nước, các DN có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch Đầu Tư xây dựng hệ thống cấp giấy đăng ký kinh doanh điện tử trên phạm vi toàn quốc gia để CIC có căn cứ xác định tình trạng hoạt động của DN mới, còn, mất hay bỏ trốn... Bộ Tài chính (Tổng Cục Thuế ) cần có hệ thống quản lý mã số thuế điện tử thống nhất toàn quốc để CIC có căn cứ mã số thuế và nắm tình trạng nợ, trốn thuế. Bộ tư pháp tăng cường hoạt động của Đăng ký Cục Giao dịch đảm bảo để CIC có nguồn thông tin thế chấp. Các nguồn thông tin khác như: từ Bộ Công An về quản lý số chứng minh thư để làm mã số

duy nhất quản lý cá nhân vay vốn, Bộ tài chính về báo cáo tài chính. Theo Quy định của Pháp Luật VN thì nhiều nguồn thông tin này được công khai, nhưng việc chấp hành pháp luật của các Bộ, ngành, DN, cá nhân chưa tốt.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Trung ương

Ngân hàng Nhà nước Trung ương là cơ quan quản lý trực tiếp CIC và là thành viên của Chính phủ quản lý về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Do vậy, Ban Lãnh đạo NHNN thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định đã được Thống đốc ban hành, phối hợp chặt chẽ với CIC đẩy mạnh hoạt động TTTD, đặc biệt là đưa ra các biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể là:

(i) Hỗ trợ cho CIC và chỉ đạo các Cục vụ liên quan sớm nghiên cứu xây dựng các Nghị định để đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho họat động TTTD và tăng cường năng lực, phát huy tốt nhất hiệu quả của Hệ thống TTTD.

(ii) Tăng cường hơn nữa trang bị thiết bị tin học, phương tiện truyền thông, đầu tư cả phần mềm hệ thống, phần mềm bảo mật, nghiệp vụ hiện đại tiên tiến, có công nghệ quốc tế để cho CIC nói riêng và hệ thống TTTD VN có bước nhảy vọt, tiến kịp các nước khu vực và thu hẹp khoảng cách các nước tiên tiến.

(iii) Chỉ đạo các Đơn vị thuộc NHTW liên quan cung cấp cho CIC những thông tin liên quan đến hoạt động TTTD đảm bảo nguồn tin kiểm soát dữ liệu cung cấp của các TCTD và đủ để phân tích đánh giá, giám sát hoạt động của NHTM.

(iv) NHNN cần chỉnh sửa quy chế phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực ngân hàng, trong đó có những quy định cụ thể, thật rõ ràng, nghiêm khắc để xử lý các trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo TTTD, đồng thời có khen thưởng kịp thời những gương tốt và khuyến kích cá nhân làm tốt.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTD là vấn đề rất mới đối với nước ta. Nhưng cả về lý luận và thực tiễn đang đòi hỏi

chúng ta phải nhanh chóng làm rõ vai trò, vị trị, chức năng của hoạt động này và hiệu quả của nó. Những thành tựu của công cuộc đổi mới trong đó sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng, vì ngân hàng là "huyết mạch" của nền kinh tế, là trung gian tài chính của nền kinh tế. Trong đó, TTTD từng bước khẳng định như là một công cụ quản lý nhà nước không thể thiếu của NHNN và là phương tiện hỗ trợ kinh doanh hiệu quả của các TCTD. Đồng thời TTTD

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w