* Các thông tin tín dụng mà CIC thu thập:
Hiện nay CIC thu thập đa dạng các thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho việc phân tích tín dụng, bao gồm:
- Thông tin của khách hàng tín dụng: CIC tiến hành thu thập thông tin của tất cả các khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế, khi phát sinh quan hệ tín dụng tại các TCTD, CN TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Các thông tin về khách hàng rất đa dạng và phong phú bao gồm: Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; thông tin về tài chính của khách hàng là tổ chức bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo mẫu do Bộ tài chính quy định; thông tin về dư nợ của khách hàng và cho vay tiêu dùng; thông tin về bảo đảm tền vay của khách hàng; thông tin về bảo lãnh cho khách hàng; thông tin về dư nợ của khách hàng vay có tổng dư nợ bằng hoặc lớn hơn 15% vốn tự có của TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; thông tin về dư nợ thẻ tín dụng.
- Thông tin về thị trường: lãi suất; huy động vốn; tỷ giá; văn bản pháp luật có liên quan ban hành trong kỳ; thông tin cảnh báo; tin về các DN mới thành lập, giải thể, sáp nhập...
- Thông tin về các đối tác nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy, không chỉ thu thập thông tin về dư nợ, thời gian qua, CIC còn mở
rộng thêm các loại thông tin thu thập như: thông tin về thẻ tín dụng, thông tin tài
chính doanh nghiệp, thông tin lãnh đạo doanh nghiệp, thông tin về doanh nghiệp
FDI và dự án đầu tư... Ngoài ra, các thông tin về vi phạm pháp luật thuế, doanh
nghiệp giải thế, phá sản... từ các tổ chức khác như Tổng cục Thống kê, Hải quan
và các cơ quan thuế cũng được CIC thu thập để bổ sung vào kho dữ liệu * Phương pháp thu thập thông tin
Thời kỳ đầu, việc thu thập, cung cấp dữ liệu chủ yếu là thủ công, báo cáo
truyền tin thường tắc nghẽn, tốc độ chậm, cơ sở dữ liệu phân tán nhiều cấp. Hệ thống thông tin tín dụng điện tử được CIC đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001, nhanh chóng mang lại hiệu quả, tạo khả năng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, mở
rộng hệ thống tới tất cả các chi nhánh TCTD trên cả nước; hàng triệu thông tin được cập nhật hàng ngày; hơn 99% giao dịch thu thập, khai thác thông tin tự động. Hệ thống các trang Web CIC đã được thiết kế, vận hành phù hợp với nhu
cầu sử dụng thông tin của từng đối tượng khác nhau với trên 20.000 người sử dụng. Từ hệ thống này, người sử dụng có thể đăng nhập và khai thác trực tiếp những sản phẩm thông tin khác nhau, với độ tin cậy cao. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hệ thống hiện đại, các TCTD đã và đang khai thác thông
tin tức thời, từng giờ, từng phút để xem xét cấp tín dụng cho khách hàng vay. Chất
lượng thông tin cũng tăng lên do các NHTM đã áp dụng kỹ thuật tin học báo cáo
thông tin bằng file, chiết xuất số liệu trực tiếp từ dữ liệu kế toán giao dịch, hạn chế
việc báo cáo thủ công nên đã tránh được nhiều sai sót.
Nhằm khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của các TTTD trong việc báo cáo thông tin, từ năm 2011, Giám đốc CIC đã ký Quyết định số 109/QĐ- TTTD ban hành các chỉ tiêu chấm điểm xét thưởng đối với các TCTD trong việc chấp hành chế độ báo cáo thông tin. Đây là một trong những bước đổi mới giúp cho chất lượng thông tin gửi về CIC được đầy đủ và chính xác hơn.
Ngoài ra CIC còn thu thập thông tin nhờ vào các báo cáo chủ động của các tổ chức tín dụng theo luật định, mua thông tin từ Tổng cục Thống kê, các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài: Công ty Business on line (BOL) của Thái Lan,... và thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp,....Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam nói chung và uy tín của CIC ngày càng được nâng cao. Từ đầu năm 2005, CIC đã là đối tác trực tiếp kết nối mạng cơ sở dữ liệu trên 100 triệu doanh nghiệp toàn thế giới với Hãng thông tin Quốc tế D&B để có quyền tra cứu nhanh. Bên cạnh đó, CIC còn hợp tác với một số hãng thông tin khác như BOL, ACP, InfoCredit để thu thập thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài có ý định quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp của Việt Nam.Với NHTW Pháp, Trung tâm Thông tin tín dụng Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, ThaiLans, Tập đoàn TransUnion (Mỹ), Tập đoàn NICE (Hàn Quốc), NICE D&B,... CIC đã tổ chức những hội thảo, khảo sát học tập, tập huấn cho hơn 2.000 lượt cán bộ tín dụng, cán bộ thông tin tín dụng về quản trị rủi ro, xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý thông tin. Với WB, IMF, ADB, IFC và nhiều tổ chức thông tin, nhiều tập đoàn công nghệ thông tin có quan hệ hỗ trợ CIC, tham gia các hội thảo quốc tế, hợp tác giải quyết nhiều công việc
Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng
có tầm chiến lược phát triển thông tin tín dụng Việt Nam, sẵn sàng cho hội nhập thông tin quốc tế. Đồng thời, CIC chủ động phối hợp với các NHTM nhà nước tổ chức nhiều đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng, tổ chức thông tin nước ngoài để mở rộng quan hệ và nâng cao trình độ cán bộ. Năm 2012, CIC đã xây dựng Đề án liên doanh, liên kết phát triển sản phẩm trình Thống đốc phê duyệt. Dự kiến, thời gian tới, CIC sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với một số hãng tin, đơn vị nước ngoài để phát triển mạnh hơn các sản phẩm thông tin tín dụng hiện có.
Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam mang đặc trưng tập trung, thống nhất, kết cấu hợp lý, có sự tổ chức chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước Trung ương đến các TCTD. Đó là ưu điểm, đúng xu hướng mà nhiều ngân hàng châu Âu, nhiều nước lựa chọn
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác thu thập thông tin
Hơn 20 năm đi vào hoạt động (kể từ năm 1999), CIC đã góp phần tích cực bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng; ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng; đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng trong việc tiếp cận tín dụng của khách hàng vay; góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Theo quy định, tất cả các tổ chức tài chính chịu sự quản lý phải báo cáo cho CIC.Thực tế, một số các TCTD khi mới đi vào hoạt động không biết sẽ phải báo cáo số liệu cho CIC, CIC thường xuyên rà soát danh sách các TCTD mới đi vào hoạt động làm công văn đôn đốc, nhắc nhở báo cáo số liệu về CIC hoặc đi công tác trực tiếp đến các TCTD để hỗ trợ phần mềm báo cáo TTTD, giúp cho các TCTD gửi file báo cáo tốt và nâng cao ý thức của TCTD trong hoạt động TTTD. Đến nay, 100% các tổ chức tín dụng đã chấp hành quy định về cung cấp thông tin tín dụng cho CIC.
Có thể nhận thấy các năm qua nhờ áp dụng các biện pháp thu thập
thông tin hiệu quả đã gia tăng năng suất lao động nên quy mô thông tin tín dụng thu thập được ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình thu thập thông tin của CIC các năm qua
Hồ sơ khách hàng
doanh nghiệp
500,000 580,000 % 16.0 671,000 %15.7 829.000 %19,1
Báo cáo tài chính doanh nghiệp 80,00 0 95,00 0 18.8 % 115,000 21.1 % 165.000 30.3 % Hồ sơ chủ thẻ tín dụng 573,490 672,190 17.2 % 782,390 16.4 % 1.230.000 36.4 %
được gần 23 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân trong kho dữ liệu. Năm 2013 con số này tăng lên là 25,2 triệu hồ sơ, tăng thêm 9,6% và năm 2014 tăng thêm 12,7% đạt mức 28,4 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân. Đến năm 2015 số lượng hồ sơ khách hàng cá nhân đã tăng lên 35,5 triệu hồ sơ và tăng thêm 19,5%. Thông tin khách hàng cá nhân thu thập được chủ yếu là dư nợ tín dụng, các quan hệ tín dụng của khách hàng,.... Các thông tin phi tài chính như thu nhập, ngành nghề,... thường có sự thay đổi nên CIC không cập nhật kịp thời.
- Đối với hồ sơ khách hàng doanh nghiệp: Năm 2012, CIC thu thập được thông tin của 500.000 khách hàng thì tới năm 2013 tăng thêm 16% đạt mức 580.000 khách hàng và năm 2014 tăng thêm 15,7% đạt mức 671.000 khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2015 số lượng hồ sơ khách hàng doanh
nghiệp đã tăng lên là 829.000 khách hàng, tăng 19,1%. Chủ yếu mới thu thập được thông tin dư nợ, còn các thông tin về tài chính, phi tài chính, tình hình tài sản đảm bảo, bảo lãnh, tình hình tài chính của khách hàng vay thì thu thập chưa được nhiều. Thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay cũng còn chưa đầy đủ. Thông tin về tài sản đảm bảo thu thập khó khăn do số lượng khách hàng lớn, nhiều TCTD chưa lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu này đầy đủ trên máy tính. Hiện tại các bản TTTD về tài sản đảm bảo chủ yếu do cán bộ gọi điện hỏi trực tiếp hoặc tra soát bằng văn bản đến TCTD, do vậy, thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay trong kho CIC chưa thể đáp ứng nhu cầu hỏi tin ngày càng lớn của các TCTD. Việc phối hợp với các bộ, ngành như cơ quan cấp phép thành lập DN, cơ quan thuế, cơ quan tư pháp...chưa tốt nên chưa có đủ dữ liệu đầu vào cần thiết cho TTTD. Thông tin CIC thu thập được hiện nay chủ yếu là đối với nhóm doanh nghiệp trong nước. Do đó, thông tin khách hàng doanh nghiệp CIC vẫn chưa thu thập được đầy đủ. Việc trao đổi hoặc mua thông tin ngoài ngành chưa có phương pháp hữu hiệu nên chưa có đủ các thông tin về tài chính của DN có vốn đầu tư nước ngoài; thông tin về DN nhà nước giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá; thông tin về DN có vấn đề; thông tin kinh tế khác và phân tích về đầu tư theo ngành nghề, vùng, miền..
- Thu thập thông tin báo cáo tài chính: Số lượng báo cáo tài chính mà Trung tâm thu thập được trong các năm qua cũng có xu hướng gia tăng. Điều này là do từ năm 2008 CIC tập trung vào mảng phân tích xếp hạng DN, tăng cường đôn đốc các TCTD gửi báo cáo tài chính đặc biệt là 5 NHTM quốc doanh. Hiện nay, CIC đã thành lập riêng một tổ thu thập báo cáo tài chính thuộc Phòng Thu thập và xử lý thông tin làm đầu mối trong việc thu thập, nhập số liệu và kiểm soát số liệu báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lượng bản báo cáo tài chính của DN. Các TCTD đã chấp hành tốt việc gửi báo cáo tài chính về CIC. Nếu như năm 2012, CIC thu thập được 80.000 báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì tới năm 2013 đã tăng thêm 18,8% đạt mức 95.000
báo cáo tài chính, và năm 2014, số báo cáo tài chính thu thập là 115.000 báo cáo, tăng thêm 21,1%. Tính đến cuối năm 2015 số báo cáo tài chính thu thập được là 165.000, tăng thêm 30.3% so với năm trước.
Mặc dù thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm nhưng chất lượng của các báo cáo tài chính chưa được đảm bảo tốt. Trên thực tế, không phải 100% báo cáo tài chính thu thập đã qua kiểm toán, năm 2014 vẫn còn 25% báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa được kiểm toán và năm 2015 cũng vẫn còn khoảng 19% báo cáo chưa được kiểm toán. Do vậy, độ chính xác của báo cáo tài chính vẫn chưa được đảm bảo.
- Về thu thập thông tin chủ thẻ tín dụng: Những năm gần đây thẻ tín dụng đang phát triển khá mạnh nên công tác thu thập thông tin hồ sơ chủ thẻ tín dụng cũng gia tăng. Năm 2012, CIC thu thập được 573.490 hồ sơ chủ thẻ tín dụng. Tới năm 2013, đạt mức 672.190 hồ sơ của chủ thẻ, tăng thêm 17,2%. Năm 2014 tiếp tục gia tăng 16,4% đạt mức 782.390 hồ sơ. Và tính đến cuối năm 2015 đã đạt mức 1.230.000 hồ sơ chủ thẻ, tăng thêm 36,4% so với năm trước.
Hiện nay, trên 95% dư nợ cho vay nền kinh tế được cập nhật thường xuyên với 129 đầu mối TCTD cung cấp thông tin cho CIC. Như vậy, chất lượng thông tin cung cấp ra đôi khi chưa thật đảm bảo, thông tin dư nợ của CIC còn thấp hơn so với số dư thực tế, do chưa thu thập được hết 100% các khoản vay (hiện nay còn hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân Trung Ương là còn chưa thu thập được dư nợ).