Xử lý thông tin

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

Khi tiếp nhận các nguồn thông tin do các TCTD, CN TCTD truyền về, CIC có chương trình phần mềm để xử lý các thông tin nhận được qua việc kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo tính tin cậy của thông tin đầu vào và phân tích, tổng hợp thông tin bao gồm cả việc phân tích xếp hạng tín dụng DN, cho

điểm tín dụng đối với cá nhân tiêu dùng, để tạo lập các sản phẩm TTTD. Xử lý thông tin bao gồm các công việc sau:

* Xử lý thông tin đối với hồ sơ K1 và các K có liên quan: Khi các TCTD, CN TCTD báo cáo số liệu về CIC, CIC có chương trình phần mềm kiểm soát thông tin để xử lý dữ liệu K1 bao gồm việc kiểm tra file dữ liệu cho đúng cấu trúc và nội dung; chuyển dữ liệu K1 vào kho tạm - xử lý dữ liệu bằng việc kiểm tra, xác định mã số CIC theo các tiêu chí của HSKH (bao gồm 11 chỉ tiêu nhận dạng) cho khách hàng đảm bảo mỗi khách hàng có một mã CIC duy nhất, từ đó cập nhật HSKH vào kho chuẩn. Khi đã tồn tại dòng HSKH trong kho chuẩn, các báo cáo khác như K3, K4, K6, K7, K8, K9 sẽ được kiểm tra và cập nhật vào kho theo cặp mã khách hàng và mã CN TCTD. Đây có thể nói là nghiệp vụ truyền thống của CIC và là nguồn đầu vào quan trọng nhất để tạo ra các sản phẩm đầu ra cũng như là phần đem lại nguồn thu chính cho CIC. Để có được các sản phẩm đầu ra chính xác, kịp thời và đa dạng hóa các sản phẩm, CIC rất tập trung chú trọng cho khâu đầu vào này. Ban lãnh đạo CIC luôn luôn quan tâm và bố trí đủ người, đủ máy để xử lý kịp thời và hiệu quả. Tiến tới, trong tương lai sẽ xây dựng chương trình xử lý tự động dữ liệu, cán bộ sẽ nâng cao tầm kiểm soát số liệu báo cáo. Như vậy, việc xử lý thông tin nhìn chung còn đơn điệu, chưa có các kỹ thuật phân tích tiên tiến.

Nhìn chung hệ thống xử lý dữ liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Năm 2015, CIC đã xây dựng quy trình công nghệ tự động, đưa công nghệ tin học mới như Kho dữ liệu (DataWare House) vào ứng dụng. Dữ liệu lịch sử trong nghiệp vụ này đã lên tới 5 năm, theo đúng thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, kho dữ liệu của CIC không ngừng gia tăng qua các năm.

Thông tin của CIC được kiểm tra và cập nhật thường xuyên 3 ngày một lần các thông tin phát sinh; số liệu dư nợ của từng TCTD được CIC kiểm tra

chéo thường xuyên với số liệu trên bảng cân đối kế toán của TCTD do Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cung cấp. Do vậy chất lượng và tính cập nhật thông tin tại kho dữ liệu của CIC nhìn chung được đảm bảo. Tuy nhiên khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ cập nhật thấp hơn. Nguyên nhân là do TCTD gửi thiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc hồ sơ khách hàng gửi đủ nhưng thiếu các chỉ tiêu chính nhận dạng để cập nhật vào kho... CIC cũng thường xuyên tạo và gửi lại danh sách các khách hàng này để TCTD bổ sung hồ sơ thiếu hoặc hồ sơ thiếu chỉ tiêu.

* Phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

Năm 2002, Thống đốc cho phép CIC được triển khai thí điểm xếp hạng tín dụng (XHTD) doanh nghi ệp và năm 2004, CIC chính thức được Thống đốc NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ XHTD doanh nghi ệp. Đến 2006, CIC đã chỉnh sửa bổ sung lại quy trình XHTD cho phù hợp hơn với thực tế và chuẩn quốc tế. Bình quân hàng năm đã xếp hạng được trên 10.000 doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng ngày càng nâng cao chất lượng, được các TCTD và nhiều tổ chức khác, doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều. Trên cơ sở này, CIC đã có nhiều ấn phẩm chuyên sâu về các ngành Dệt may, Da giầy, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán... Tuy nhiên, điểm XHTD DN của các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở thống kê bình quân số lớn, nhưng thực tế số liệu thống kê chưa đủ, nên điểm đưa ra chưa sát thực. Hơn nữa điểm này phải được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ nhưng các cơ quan XHTD chưa làm được.

Dựa vào nguồn thu thập về các thông tin tài chính của DN, cán bộ phòng

Xếp hạng tín dụng - CIC sẽ tiến hành phân tích, chuyển hoá các yếu tố định lượng

đơn thuần thành các yếu tố định lượng có tính khái quát cao hơn, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính DN hoặc xem xét mối tương quan

về ngành, qui mô DN trong các điều kiện cụ thể. Phân tích xếp hạng tín dụng DN

tại CIC sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp: phương pháp xếp loại và phương pháp

so sánh, và được thực hiện thông qua 9 bước sau:

Bước 1- Thu thập thông tin: Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả hoạt động kinh doanh; Tình hình dư nợ ngân hàng; Các thông tin phi tài chính khác.

Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành: bao gồm 8 ngành: Ngành trồng trọt chăn nuôi; Ngành chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Ngành Xây dựng; Ngành dịch vụ; Ngành công nghiệp chế tạo; Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Ngành công nghiệp năng lượng; Ngành Thương mại hàng hoá.

Bước 3 - Phân loại doanh nghiệp theo quy mô: Dựavào Thông tư số 03/BKH-QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, CIC xây dựng thang điểm tính toán qui mô DN. Việc xác định quy mô DN để đưa ra hệ số tài chính phù hợp là rất quan trọng.

Qui mô DN được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Tài chính tại kho dữ liệu CIC cho thấy, DN có qui mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân loại DN theo qui mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp loại tín dụng DN. Hay nói cách khác, việc phân tích, xếp loại tín dụng DN là việc so sánh DN này với DN khác để đưa ra sự phân định thứ hạng chúng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.

Bước 4 - Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản: Các chỉ tiêu tài chính bao gồm: các chỉ tiêu thnah khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh); các hỉ tiêu hoạt động (luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản); các chỉ tiêu về cân nợ (nợ phải

trả/tài sản, nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu, nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng); các chỉ tiêu về tu thập (tổng lợi tức sau thuế/doanh thu, tổng lợi tức sau thuế/tổng tài sản có, tổng lợi tức sau thuế/nguồn vốn).

Bước 5 - Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế, theo quy mô

Bước 6 - Tổng hợp kết quả tính điểm: Căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối chiếu với bảng điểm để tính điểm cho từng DN.

Bước 7 - Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

Bước 8 - Áp dụng kỹ thuật tin học để tính toán, xếp loại tín dụng doanh nghiệp-. Mã hoá các chỉ tiêu thu thập, phân tích thông tin; Lập chương trình phần mềm thích hợp.

Bước 9 - So sánh kết quả phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp qua các năm; đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, kiến nghị đề xuất.

Một phần của tài liệu 0346 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w