Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương

Một phần của tài liệu 0330 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại NHTM CP công thương chi nhánh đô thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương

Từ những kinh nghiệm của những Ngân hàng thương mại và các chi nhánh Ngân hàng thương mại kể trên, có thể rút ra được một số kinh nghiệm để phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng như sau:

• Cần có những chiến lược kinh doanh khác biệt, tìm được thị trường ngách

Ngành dịch vụ là ngành mà những sáng tạo nhanh chóng được học tập và tiến hành bởi những đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế việc có những chiến lược kinh doanh khác biệt, tìm được thị trường hay phân khúc khách hàng riêng là vô cùng quan trọng. Ngân hàng nào muốn thành công cần là Ngân hàng đi tiên phong trong thị trường hay phân khúc khách hàng đó. Khi đã tích lũy được khối lượng khách hàng đủ lớn cũng như đủ uy tín thì dù các Ngân hàng khác có học theo thì chi nhánh vẫn có thể duy trì và phát triển trên nền tảng kinh nghiệm của mình.

• Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh

Chi nhánh cần đẩy mạnh các sản phẩm như thẻ tín dụng, sản phẩm tín chấp hay những dịch vụ tài chính cá nhân nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Đồng thời, để nâng cao chất lượng dịch vụ, chi nhánh cũng cần xây dựng phong cách phục vụ chuẩn mực, tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh, chú trọng vào hoạt động tư vấn khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần tận dụng tối đa lợi thế của mạng lưới phòng giao dịch và tìm hiểu thói quen của người dân trên địa bàn để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

• Xây dựng mô hình kinh doanh đồng nhất, từ Hội sở đến các chi nhánh và các phòng giao dịch.

Mô hình kinh doanh cần được xác định cụ thể cùng với quy trình rõ ràng sao cho khách hàng đến với mỗi chi nhánh hay phòng giao dịch đều có cảm giác được tận tình như nhau. Đồng thời, việc đồng nhất mô hình kinh doanh, mô hình quản lý từ hội sở đến chi nhánh sẽ giúp Ngân hàng dễ quản lý được hoạt động của mình cũng như khi

tiến hành luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch, việc nắm bắt công việc mới đối với nhân viên cũng trở nên dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, vai trò của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ với nền kinh tế cũng như tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng một số chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Ngân hàng bán lẻ.

Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài nhằm đưa ra một số bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương - Chi nhánh Đô Thành.

Các nội dung trình bày tại chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

Tên phòng Địa chỉ

Điện thoại /fax

Phòng giao dịch số 1

Số 25 tây Sơn, Thị Trấn Phùng,

Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội 50243363654

Phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ

Số 1 Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

0243382757 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI

NHÁNH ĐÔ THÀNH

Một phần của tài liệu 0330 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại NHTM CP công thương chi nhánh đô thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

w