7. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
3.3.1.1 Đưa ra những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ
Các Ngân hàng thương mại hiện nay rất cần sự hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc quản lý hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Do đó, chính phủ cần có sự nghiên cứu, ban hành, bổ sung các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ nhằm hỗ trợ bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho khách hàng và ngân hàng đồng thời để khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục, thời gian xử lý giao dịch.
Các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ cần làm việc thống nhất, tránh đùn đẩy trách nhiệm. Đồng thời, chính phủ cần nghiên cứu, điều chỉnh một số quy định không phù hợp với thực tế.
Có biện pháp nhằm thúc đẩy các Ngân hàng thương mại tăng cường năng lực tài chính theo chuẩn mực quốc tế, lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng như xử lý nợ tồn động thông qua việc quản lý và điều hành
Đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục hành chính trong việc cấp giấy tờ sở hữu tài sản, giảm bớt thời gian công chứng, đăng ký giấy tờ giao dịch bảo đảm, ban hành các biện pháp kiểm soát để chống thái độ nhũng nhiều của cán bộ thực hiện gây phiền hà cho người dân
3.3.1.3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông quốc tế
Chỉ khi cơ sở hạ tầng viễn thông được nâng cấp và trải rộng, việc kết nối thuận tiện hơn thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới có điều kiện để phát triển. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại mặc dù muốn áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất nhưng nền tảng công nghệ tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu này dẫn đến việc chưa thể áp dụng được. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng (các đường truyền kết nối), mạng lưới Internet và giảm thiếu mức phí sử dụng đường truyền, sử dụng dịch vụ Internet nằm trong phạm vi quản lý và điều chỉnh của Bộ khoa học và công nghệ cũng có tác động cơ bản tới việc thiết kế và cung ứng dịch vụ của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
3.3.2.1 Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Trước mắt, Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các văn bản liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng khuyến khích mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua việc phối hợp với các cơ quan Thông tin và truyền thông, Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thẻ, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ sâu rộng đến từng tầng lớp dân cư. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống ngân hàng và hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính như là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan... để đơn giản thu tục trong việc thu thuế, thu Ngân sách nhà nước thông qua tài khoản cá nhân, tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng.
3.3.2.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng minh bạch, thống nhất và đồng bộ
Do hoạt động ngân hàng thực sự chi phối và điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng và nhiều luật khác cho nên khó tránh khỏi tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn. Việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng cần được thực hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh, quản lý của các bộ ngành khác nhau trong phạm vi có liên quan hoạt động ngân hàng.
3.3.2.3 Đưa ra các biện pháp an toàn, bảo đảm bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử
Những lo ngại về xâm phạm bí mật cá nhân đang nảy sinh khi tham gia giao dịch điện tử đã làm hạn chế sự phát triển của giao dịch điện tử. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần phải đưa ra một cơ chế an ninh mạng hiệu quả để chống sự xâm nhập không hợp pháp, bảo đảm giao dịch an toàn, khi đó người dân mới tin tưởng và tham gia giao dịch điện tử với Ngân hàng thương mại.
3.3.3 Kiến nghị với hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Thương
Việt Nam
3.3.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo định hướng khách hàng
Chiến lược phát triển dịch vụ của Hội sở cần phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể dựa trên việc phân khúc thị trường, định vị khách hàng và sản phẩm. Theo đó, mỗi nhóm khách hàng cần thiết kế sản phẩm dịch vụ riêng biệt và hệ thống hỗ trợ phát triển các sản phẩm đó. Trước hết, Ngân hàng Công Thương cần chuẩn hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ cơ bản dành cho từng nhóm khách hàng trong đó đặc biệt chú trọng khách hàng bán lẻ. Chiến lược có thể thực hiện như sau:
- Chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ trọn gói, dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nổi trội trên thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc xây dựng tiêu chí phục vụ khách hàng triển khai toàn hệ thống Vietinbank, tập huấn kỹ năng chăm sóc khách
hàng và nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ cho toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng. - Ve lãi suất, Hội sở chính cần có những chính sách điều chỉnh linh hoạt mức lãi
suất và chi phí phù hợp với từng khu vực, từng nhóm khách hàng. Nhất là trong điều
kiện hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu cạnh tranh
về giá
cả nên Ngân hàng công thương cần phải có những quyết định nhạy bén, phù hợp, theo
sát những diễn biến của lạm phát nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh thị trường. - Về mức phí, khi phần đông doanh nghiệp và công chúng Việt Nam chưa am hiểu sâu sắc về các dịch vụ ngân hàng, việc thu phí các dịch vụ như: bảo lãnh, thẻ thanh
toán, các dịch vụ thanh toán khác... cần được tính toán thu sao cho hợp lý để khuyến
khích khách hàng sử dụng. Phí của từng loại dịch vụ nên gắn với mức độ rủi ro của
dịch vụ đó. Đặc biệt, với những dịch vụ mới triển khai cần có chính sách giảm phí
trong thời gian đầu để khuyến khích khách hàng làm quen với sản phẩm.
3.3.3.2 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp và an toàn
Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, quyết định hiệu quả vốn đầu tư, nhất là đối với phần mềm ứng dụng. Thực tế cho thấy một số ngân hàng đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào phần mềm ứng dụng nhưng hiệu quả đem lại không cao do không phù hợp hay không đáp ứng được yêu cầu khách
3.3.3.3 Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ
Ngân hàng công thương cần xây dựng tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế ngân hàng nên rà soát lại các quy chế, các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công Thương - Chi nhánh Đô Thành. Các giải pháp đó được khái quát bao gồm:
- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Giải pháp công nghệ thông tin
- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Xây dựng chính sách marketing với khách hàng
- Nâng cao chính sách quản trị điều hành và quản trị rủi ro
Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện giải pháp sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội chung mới là điều quan trọng nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho Chi nhánh. Để đạt được các mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ, Chi nhánh Đô Thành cần có sự kết hợp khéo léo, đồng bộ giữa các chủ chương, chính sách theo chỉ đạo từ Hội sở chính cũng như chỉ đạo đồng bộ từ chi nhánh tới bốn phòn giao dịch. Với những giải pháp đã đề ra, tác giả hy vọng có thể đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công Thương - Chi nhánh Đô Thành.
KẾT LUẬN
Theo xu thế chung của ngành Ngân hàng trên toàn cầu, việc đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ là bước đi đúng đắn, phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng thương mại. Muốn nâng cao hiệu quả từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhất thiến cần những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để phát triển dịch vụ một cách hiệu quả. Qua việc phân tích thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Đô Thành, tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân những tồn tại này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh. Các giải pháp được đưa ra cần được thực hiện đồng bộ từ các cấp của Ngân hàng cho tới khách hàng mới có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại chi nhánh Đô Thành. Từ những phân tích trong luận văn, tôi hy vọng đã làm sang tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Đô Thành, góp phần nào tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng tầm vị thế 30 năm phát triển của một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Cẩm Thủy - Phó trưởng khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng cùng các giảng viên trường Học viện Ngân Hàng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Do hạn chế và trình độ và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Lao Động.
2. Nghị định 97/2008/ND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử internet
3. Nguyễn Văn Giàu (2008) Cải cách và mở cửa dịch vụ Ngân hàng Thời báo ngân hàng.
4. Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đô Thành (2015)
5. Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đô Thành (2016)
6. Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đô Thành (2017)
7. Mai Thế Chu (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sài Gòn,
Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Phan Thị Hương (2016) “Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thái Nguyên
9. Nguyễn Thị Vân Anh (2016) “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa”,Học Viện
10.Đinh Mạnh Cường (2016) “Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Ninh Bình ”, Luận văn
thạc sĩ,
Học Viện Ngân Hàng
11.Lê Trần Thảo Nguyên (2016) “Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế”,
Luận
văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế Đại học Huế
12.Tô Khánh Toàn (2014) “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
13.Từ điển giải nghĩa Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh - Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế 1999
Website:
i. Vũ Thị Thái Hà (2016), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam:
hllp:www.khoahockiemloan.vn2 73-1-ndt/phat-trien-dich-vu-ngan-hang-ban-le-tai- viet-nam.sav
ii. ThS. Trịnh Minh Thảo, 5 Trọng tâm của Ngân hàng bán lẻ 2017: http://cafef.vn/5-
trong-tam-cua-ngan-hang-ban-le-2017-20170122154602856.chn
iii. www.sbv.gov.vn iv. www.vietinbank.vn v. www.bidv. com.vn vi. www.vpbank.com.vn