+ Triển khai nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đã nêu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 08/01/2019 về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019 và Chỉ thị 05/CT- NHNN ban hành ngày 17/09/2019 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.
+ Nghiêm túc thực hiện kiểm soát tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định.
+ Thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và của NHNN. Đồng thời thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt đối với các khoản có lãi dự thu lớn để kịp thời thực hiện thoái lãi dự thu đối với các trường hợp nợ khó có khả năng thu hồi.
+ Định kỳ rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu; tích cực triển khai các phương án xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được NHNN phê duyệt.
+ Quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng từng khoản nợ xấu, đặc biệt với các khoản nợ xấu lớn: tài sản bảo đảm (TSBĐ) cho các khoản nợ này, khả năng thu hồi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ, từ đó ra chỉ đạo giải pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp.
+ Liên kết, phối hợp chặt chẽ với VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý các khoản nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ đã bán cho VAMC. NCB cần tích cực phối hợp với VAMC trong việc tìm kiếm đối tác mua nợ. Dù đã được gia hạn thời gian, NCB phải tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ tăng trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó.
+ Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của TCTD, đặc biệt là hoạt động cho vay, cấp tín dụng.
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng, đặt biệt tại các chi nhánh của TCTD.
+ Tiếp tục công tác truyền thông mạnh mẽ nhằm tăng cường hiểu biết, thống nhất giữa các cá nhân, bộ phận liên quan trong TCTD và khách hàng về các giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
+ Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ trong các công tác xử lý, thu hồi nợ, thu giữ TSBĐ...
+ Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 07/CT-NHNN ban hành ngày 11/10/2017 về việc tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
+ Nghiêm túc thực hiện việc tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý nợ xấu cho NHNN đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định.
- Yêu cầu đối với Khối/Trung tâm và các Đơn vị Kinh doanh trên toàn hệ thống
NCB ∖
+ Đẩy mạnh vai trò, nhiệm vụ giám sát kiểm tra của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh/ phụ trách Miền, Giám đốc Vùng, Giám đốc Chi nhánh về kiểm soát tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, kiểm soát rủi ro.
+ Yêu cầu Trung tâm xử lý nợ và công ty AMC phối hợp cùng các Đơn vị Kinh doanh thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng từng khoản nợ xấu; bao gồm: các tài sản bảo đảm cho các khoản nợ này; khả năng thu hồi nợ; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu để từ đó báo cáo Chủ tịch hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc/ Ban điều hành để có phương án xử lý nhanh và hiệu quả các khoản nợ này.
+ Tăng cường vai trò định hướng cảnh báo nợ sớm cũng như tham mưu cho Ban Điều hành về quản trị danh mục tín dụng trên toàn hàng, tái cấu trúc danh mục tín dụng, thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Yêu cầu Khối Quản trị rủi ro làm đầu mối thực hiện các chỉ đạo, đánh giá rủi ro các khoản vay theo cơ cấu dư nợ toàn hàng để kịp thời thông báo, hướng dẫn các Đơn vị Kinh doanh.
+ Yêu cầu các Giám đốc Miền/Vùng, Giám đốc Chi nhánh triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng; cụ thể: các đơn vị thực hiện đúng quy định về kiểm tra sau vay để kịp thời có đề xuất/chỉ đạo về định hướng phát triển tín dụng, xử lý sớm đối với các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro, thực hiện báo cáo định kỳ tại các cuộc họp giao ban và theo quy định đã ban hành.
+Hoàn thiện các quy trình, quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và phân định trách nhiệm đối với các đơn vị/ cá nhân liên quan trong công tác phối hợp xử lý, thu hồi nợ; xây dựng kế hoạch và ban hành KPIs cho Trung tâm xử lý nợ, Công ty AMC và các Đơn vị Kinh doanh. Yêu cầu Khối Quản trị Nguồn Nhân lực ban hành và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công việc của các đơn vị/ cá nhân trong công tác xử lý, thu hồi nợ để ghi nhận KPIs định kỳ hàng tháng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
•
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của chương 2, chương 3 đã nêu được nhưng định hướng chính nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng NHTM Cổ phần Quốc Dân đến năm 2020 và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Cổ phần Quốc Dântrong thời gian tới. Để các giải pháp có thể triển khai trong thực tiễn, tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và ban quan trị của NHTM Cổ phần Quốc Dân.
KẾT LUẬN
Với chức năng là trung gian tài chính của nền kinh tế, NHTM có nhiều loại hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chính để có nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì thế các ngân hàng cần quan tâm và cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận văn đã trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Dựa vào cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân qua giai đoạn ba năm 2016-2018, luận văn đã trình bày và phân tích các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra một số kết quả chưa tốt, khó khăn nhược điểm của NH và nguyên nhân của các vấn đề đó. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi với Ngân hàng TMCP Quốc dân, những kiến nghị với các bên liên quan để cùng giải quyết, nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng tín dụng và góp phần vào sự phát triển của NH trong tương lai.
Chất lượng tín dụng luôn là vấn đề của mọi NHTM và nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động đế, vì thế đây là một vấn đề lớn và phức tạp. Do điều kiện phạm vi nghiên cứu và khả năng có hạn, nên bài viết khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này, để luận văn được hoàn thiện và thiết thực hơn khi áp dụng vào thực tế.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Phi Lân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí thị trường tài chính Tiền tệ, số 20 - 10/2014
2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quốc Dân”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội. 3. TS. Phí Trọng Hiền (2005), “Số chuyên đề quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý
thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam””, Tạp chí ngân hàng 11/2005.
4. MC Kinsey (2010), Tài liệu tư vấn Chiến lược Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.
5. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng NHTM,
Nhà xuất bản Tài chính.
6. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (2018), Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (2016), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (2017), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (2018), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
11. NHNN (2007), Quyết định 18/2007/NHNN: Về dự phòng rủi ro
12. NHNN (2005), Quyết định 493/2005/NHNN: Về phân loại nợ của tổ chức tín dụng
13. NHNN (2018), Thông tư 13/NHNN: Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14. NHNN (2013), Thông tư 02/2013/NHNN: Quy định vềphân loại tài sản có, mức tríchvà sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
15. NHNN (2014), Thông tư 36/2014/NHNN: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật có liên quan
16. NHNN (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Quy định vềhoạt động cho vaycủa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
17. NHNN (2018), Văn bản hợp nhất 02/2018/NHNN: Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
18. TS. Đỗ Đoan Trang (2019), “Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam’”, Tạp chí tài chính 02/2019.
19. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. Đào Thanh Tú (2014), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 6/2014.
21. Wikipedia (2018), “Tín dụng”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam.
Tiếng Anh
22. Collin Martin (2018), “2019 Credit Outlook: Time to play defense ”, The Charles Schwab website, USA
23. Sneha Sultania (2018), “11 Major risks faced by banks in 2018 and beyond”,
Gomedici website, USA
24. Will Kenton (2019), “Credit definition ”, Investopedia website, USA.
PHỤ LỤC
của NCB đối với phân khúc Khách hàng cá nhân (KHCN), tạo doanh thu trong phạm vi rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho đối tượng KHCN
hoạch kinh doanh ngân hàng cá nhân, dịch vụ thẻ; - Phát triển và quản lý danh mục sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân; phối hợp với PRM(Trung tâm PR
- Marketing) triển khai thực hiện các chương trình Marketing;
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình, sổ tay nghiệp vụ phù hợp với quy định pháp luật và NCB; - Quản lý và tổ chức thực hiện
hoạt động của Call Center; - Phân bổ và đánh giá việc - Quản lý hiệu suất và kế hoạch kinh doanh; - Phát triển Kênh đối tác; - Sản phẩm tín dụng; - Sản phẩm phi tín dụng; - Tổ quản lý cảnh báo nợ sớm; - Call Center; - Ngân hàng số. 2 Khối ngân hàng Phát triển và quản lý các hoạt - Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh khách hàng doanh nghiệp;
- Chính
sách sản phẩm;
doanh nghiệp kinh doanh của NCB đối với phân khúc Khách hàng doanh nghiệp (KHDN), tạo doanh thu trong phạm vi rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho đối tượng KHDN
- Duy trì, khai thác và phát
triển mối quan hệ khách hàng; - Phát triển và quản lý danh mục sản phẩm cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp;
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình, sổ tay nghiệp vụ phù hợp với quy định pháp luật và NCB; - Xây dựng, đề xuất các chính sách, quy định và tổ chức doanh; - Quản lý kênh phân phối; - Trung tâm Khách hàng chiến lược. 3 Khối nguồn vốn và thị trường tài chính Quản lý bảng cân đối kế toán toàn Ngân hàng; quản lý thanh khoản, kinh doanh có lợi nhuận cho Ngân hàng trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, và thị trường hàng hóa thông qua các nghiệp vụ
- Quản lý, cân đối và điều chuyển các nguồn vốn
và sử
dụng vốn của hoàn toàn hệ
thống;
- Tối ưu hóa thu nhập của Ngân hàng từ các giao dịch
trên các thị trường vốn, thị
trường trường tiền tệ và thị
trường hàng hóa;
- Xây dựng và tổ chức triển
khai kế hoạch kinh
- Kinh doanh ngoại
hối và lãi suất; - Kinh doanh sản phẩm thị trường tài chính; - Quản lý bán hàng cân đối và hỗ trợ kinh doanh; - Định chế tài chính.
kinh doanh vốn, ngoại hối, hàng hóa đầu tư tài sản, cổ phiếu, giấy tờ có giá...
vốn, các công cụ nợ và công
cụ tài chính phái sinh; - Phân tích và dự báo biến
động thị trường;
- Xây dựng, trình ALCO phê
duyệt các phương án bảo
đảm thanh khoản cho toàn
hệ thống;
- Đảm bảo cung cấp đầy
đủ và cập nhật các thông tin về 4 Khối quản trị rủi ro Tổ chức và điều hành công tác quản lý và giám sát rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, công tác pháp chế, công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng.
- Nghiên cứu, dự báo các chính sách vĩ mô, chính sách
ngành, tham mưu cho ban
lãnh đạo về định hướng kinh
doanh và quản trị rủi ro; - Đề xuất khung quản trị
rủi
ro, quy chế, quy định, phân
cấp ủy quyền phê duyệt các
giới hạn trong hoạt động liên
quan đến rủi ro, giám sát và
theo dõi trạng thái rủi ro;
- Phát triển hoặc tham gia phát triển các quy trình - Giám sát tín dụng; - Chính sách quản trị rủi ro tín dụng; - Quản trị rủi ro hoạt động; - Quản trị rủi ro Thanh khoản và thị trường; - Tái thẩm định tín dụng;
động tín dụng và lập các báo
cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành liên quan
đến hoạt động tín dụng; - Thẩm định/tái thẩm
định,
phê duyệt các hồ sơ tín dụng của Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng Định chế;
- Theo dõi, cảnh báo, 5 Khối quản trị tài chính - Quản lý và tổ chức thực hiện tập trung việc quản lý tài chính, kế toán, lập và phân bổ chỉ tiêu kế - Xây dựng các chính