Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 30)

mại

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính -Mức độ hài lòng của khách hàng:

Chất lượng tín dụng được phản ánh thông qua mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với Ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng sẽ đến từ các yếu tố sau:

+ Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi đến giao dịch tại Ngân hàng, nếu Ngân hàng có bảo vệ, có chỗ gửi xe thuận lợi và có bảo vệ trông giữ không thu phí thì khi đó Ngân hàng sẽ tạo ra tình cảm tốt đẹp đầu tiên cho mỗi khách hàng đến giao dịch. Sơ đồ bố trí các phòng ban làm việc hợp lý, tối ưu sẽ giúp khách hàng không dễ dàng tìm kiếm và giao dịch. Ngoài ra cách trang trí phong ban, trang phục của nhân viên trang trọng, lịch sự, chuyên nghiệp, cùng với thái độ nhiệt tình niềm nở của nhân viên Ngân hàng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khác hàng;

+ Khi Ngân hàng đáp ứng tốt được nhu cầu của khách hàng về lượng vốn, lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục dễ dàng đơn giản,... qua đó sẽ thoả mãn cơ hội kinh doanh của khách hàng, đem lại sự hài lòng nhất của khách hàng đối với Ngân hàng;

+ Phong cách phục vụ và cách chăm sóc khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng của khách hàng;

- Sự đóng góp của hoạt động tín dụng Ngân hàng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội:

Tín dụng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi và giúp các chủ thể trong xã hội có một nguồn vốn vay để mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh từ đó giúp nền kinh tế phát triển. Vì thế chất lượng tín dụng mỗi ngân hàng tốt hay không còn dựa vào mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng phải kiểm soát mỗi khoản tín dụng được cấp phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo sự vững chắc cho những mục tiêu quan trọng của đất nước như sự tăng trưởng GDP, sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hợp lý, giải quyết tình trạng thất nghiệp...

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng - Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà bên vay khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng không trả được vốn và/hoặc lãi đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN = Dư nợ quá hạn KHDN x 100 (%) Tổng dư nợ KHDN

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn tín dụng tại ngân hàng, cho biết trong tổng dư nợ KHDN có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này cao cho thấy chất lượng tín dụng đang đi xuống và ngược lại. Các khoản nợ bị xếp vào nhóm “nợ quá hạn” hầu hết đều là các khoản nợ “có vấn đề” và Ngân hàng đều phải chuẩn bị sẵn phương án đối phó với khả năng mất vốn một phần hoặc toàn bộ. Do vậy, đây được xem là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp có bảo đảm hay không.

Trong hoạt động của Ngân hàng, việc duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp đối với KHDN cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, để đánh

giá đầy đủ chất lượng tín dụng doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào chỉ số trên được. Lý do là tại một vài thời điểm, nhiều NHTM có dư nợ cho vay tăng rất nhanh, trong khi đó “nợ quá hạn” trong chỉ số trên chỉ được tính khi món vay “đã quá hạn” chứ không xét đến dư nợ “có nguy cơ quá hạn”.

Bên cạnh đó, một số Ngân hàng che giấu nợ quá hạn thông qua việc cho vay đảo nợ, hoặc cố tình làm trái quy định chuyển nhóm nợ, dẫn đến việc phản ánh sai chất lượng tín dụng.

- Nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào một trong 3 nhóm: nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ) hoặc nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) theo quy định của NHNN. Hay nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa vào hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và lo ngại về khả năng trả nợ của bên vay.

Tỷ lệ nợ xấu KHDN = Dư nợ xấu KHDN T

X 100 (%)

Tổng dư nợ KHDN

Tỷ lệ trên cho biết trong tổng dư nợ KHDN thì có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu; tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp, nguy cơ rủi ro lớn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% thì chất lượng tín dụng được đánh giá tương đối tốt. Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) khiến các NHTM rơi vào tình trạng mất vốn, làm cho lợi nhuận bị giảm sút; thậm chí ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp cho chi phí hoạt động.Tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm sút uy tín, có thể dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn (rủi ro thanh khoản), rơi vào thế bị kiểm soát đặc biệt bởi NHNN, đe dọa sự ổn định của chính mình nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Nhìn chung, cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng khó có thể phản ánh hoàn toàn chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Một món nợ nhóm 1 hay nhóm 2 vẫn có thể rủi ro hơn nhóm 3, nhóm 4 khi mà việc đẩy nhóm nợ chỉ phản ánh khó khăn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, có thể xuất phát từ nguồn tiền kinh doanh về muộn hoặc do yếu tố thời tiết, thiên

tai khiến kinh doanh bị trì trệ.

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Tỷ trọng TN từ hoạt TN từ hoạt động tín dụng DN

/ Z Z ɪ ɪ Z x 100% (%)

động tín dụng DN = Tổng TN từ hoạt động TD

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất, do vậy chỉ số này càng cao cho thấy vai trò của tín dụng doanh nghiệp trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp trực tiếp phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời từ hoạt động này, chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng đã tốt hay chưa.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, các Ngân hàng sẽ tiến hành trích lập một khoản tiền gọi là “dự phòng rủi ro”. Khoản tiền này được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng trên cơ sở phân loại nợ của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng không tốt; năng lực tài chính và năng lực hoạt động của Ngân hàng là yếu kém.

Theo quy định tại Thông tư 02/2013-NHNN, để bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, NHTM bắt buộc phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Ngoài ra, mỗi NHTM cần phải trích lập số dự phòng rủi ro riêng cho từng nhóm nợ, nhóm nợ càng cao số dự phòng rủi ro càng lớn.

Dự phòng RR đã trích lập

Tỷ lệ DPRR trích lập = _ -—ɪ---Z-. - :-x 100% (%)

Tổng dư nợ KHDN

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp kinh doanh thứ hàng hóa đặc biệt: tiền tệ; là ngành dịch vụ đưa lại lợi nhuận lớn nhưng đi kèm theo đó là rủi ro tiềm tàng cũng không hề nhỏ. Trong đó, hoạt động tín dụng đưa đến nguồn thu lớn nhất cũng lại chính là hoạt động mang đến những rủi ro đáng sợ; xuất phát từ rủi ro tín dụng và sau đó như hiệu ứng domino gây nên rủi ro thanh khoản, dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chính Ngân hàng đó và làm lung lay sự bền vững của cả hệ thống. Tình trạng đó có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, minh chứng rõ ở những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Vậy nên việc cải thiện chất lượng tín dụng liên tục là một yêu cầu tất yếu, xét trên góc độ Ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế.

Thứ nhất, về phía Ngân hàng: Cũng như mọi doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của

Ngân hàng là lợi nhuận. Tại Việt Nam, các NHTM gần như đều đã cổ phần hóa, là những

chủ thể kinh doanh độc lập, tự chủ về nguồn vốn đồng thời chịu trách nhiệm về việc kinh

doanh lãi/lỗ của mình. Đặc biệt, việc cho vay đối với các chủ thể là doanh nghiệp đóng một

vai trò vô cùng quan trọng, khi mà mặc dù chiếm tỷ trọng ít về số lượng nhưng lại áp

đảo về

số dư nợ và mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Như vậy việc bảo đảm chất lượng

tín dụng doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế cạnh tranh

khốc liệt, uy tín và thương hiệu chính là yếu tố quyết định sự sống còn của Ngân hàng, giúp

Ngân hàng duy trì và phát triển. Để có được điều đó, các NHTM nhất thiết phải liên tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình nói chung và hoạt động tín dụng đối với

hàng. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp là vấn đề các NHTM luôn phải

quan tâm để thu hút và níu chân khách hàng.

Thứ ba, về phía nền kinh tế: Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng cũng chính là sử dụng nguồn vốn huy động từ xã hội. Nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sẽ góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người lao động, phúc lợi xã hội tăng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả không chỉ khiến nền kinh tế bị trì trệ, mà thậm chí còn đẩy Ngân hàng vào rủi ro mất vốn, phá sản, làm lung lay toàn hệ thống Ngân hàng. Vì vậy mà cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm...

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w