Là cơ quan quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực Ngân hàng, thời gian qua NHNN chủ trương kiểm soát chặt tín dụng ở một số lĩnh vực. Mặt bằng tỷ giá và lãi
quả. Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm toán quy trình tín dụng, chính sách tín dụng đối với các NHTM, chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hướng dẫn, xử lý kịp thời ngay khi có dấu hiệu rủi ro; đặc biệt là các rủi ro có tính hệ thống, tránh trường hợp kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng. Ve công tác cán bộ, NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các thanh tra viên; bảo đảm không chỉ về kinh nghiệm, đạo đức mà còn cập nhật được những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
+ Thay vì chỉ làm việc với các NHTM qua báo cáo và các cuộc họp, những chuyên gia kinh tế tại NHNN nên thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, chia sẻ về các chủ trương, định hướng, văn bản của Nhà nước nói chung và NHNN nói riêng tại các chi nhánh NHTM. Điều này vừa gia tăng sự liên kết giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh trong hệ thống; vừa kịp thời lắng nghe, giải đáp, chia sẻ những khó khăn của chi nhánh trong việc triển khai các mục tiêu điều hành của chính phủ và NHNN.
-Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC)
+ NHNN cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, NHNN xây dựng và hoàn thiện qui chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các TCTD. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ, kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác QTRR tín dụng tại các NHTM.
+ NHNN phải đa dạng hóa các thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng, cụ thể như thông tin phi tài chính: năng lực ban lãnh đạo doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, tình trạng vi phạm pháp luật...hoặc các thông tin tài chính như: báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán doanh nghiệp. Để làm được điều này, NHNN cần có kế hoạch phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ tài chính, sở kế hoạch
đầu tư, cục thuế, cơ quan kiểm toán, cơ quan báo chí.. .với mục đích hỗ trợ thông tin giúp các NHTM dễ dàng hơn trong công tác thẩm định và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN cần có chế tài xử lý đối với các NHTM cung cấp thông tin một cách chậm trễ hoặc cố tình cung cấp thông tin thiếu chính xác, sai lệch về tình trạng khoản vay của khách hàng. Bên cạnh đó, với thực tế một khách hàng đang sử dụng đồng thời nhiều chứng minh thư, hoặc sử dụng đồng thời chứng minh thư và căn cước công dân, hộ chiếu; CIC cần thực hiện phối hợp với công an quận, công an tỉnh để tiến hành liên kết thông tin lại với nhau; hạn chế việc khách hàng cố tình gian lận Ngân hàng khi giấu giếm lịch sử tín dụng gắn với các chứng minh thư khác nhau. Thêm vào đó, do vấn đề cạnh tranh, các NHTM thường không nhiệt tình trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin về khách hàng cho các NHTM khác cùng hệ thống. Vì vậy, với tư cách là cơ quan quản lý, kiến nghị NHNN cần thành lập kho dữ liệu về thông tin khách hàng; chỉ đạo các NHTM chia sẻ thông tin về khách hàng cho nhau, hỗ trợ nhau trong công tác thẩm định. Có như vậy thì CIC mới thực sự là đơn vị cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức tín dụng.
- Các chính sách tiền tệ và tài khóa phải linh hoạt phù hợp.
+ Thị trường tài chính, tiền tệ thế giới dần trở nên “chặt chẽ” hơn giai đoạn trước; đòi hỏi các chính sách tiền tệ và tài khóa của NHNN phải phù hợp với bối cảnh mới; để đảm bảo sự ổn định hài hòa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài; là cơ sở cho hoạt động của doanh nghiệp, các NHTM và cả nền kinh tế nói chung hoạt động một cách trôi chảy, thuận lợi. Theo đó, NHNN cần theo dõi sát sao lộ trình tăng lãi suất của FED để có chính sách điều hành thích hợp cho tỷ giá và lãi suất; ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; kiểm soát lạm phát trong nước; phát triển tín dụng đi kèm kiểm soát chất lượng.