Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

Quốc

Dân

2.2.1. Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

9 % 2 Nợ cần chú ý 1.482.43 3 5,85 % 1.178.136 3,67 % 1.344.159 3,77% 3 Nợ dưới tiêuchuẩn 4 150.14 % 0,59 118.105 % 0,37 124.077 0,35% 4 Nợ nghi ngờ 22.29 8 0,09 % 90.580 0,28 % 168.193 0,47% 5 Nợ có khả năngmất vốn 3 203.93 % 0,80 283.626 % 0,88 303.489 0,85% 7 Tổng (*) 725.352.21 100,00% 32.110.586 100,00% 35.674.111 100,00% 8 Tỷ lệ nợ xấu 1,48 % 1,53% 1,67% Chỉ tiêu__________________________ 2016 2017 2018 Thu nhập từ hoạt động tín dụng________ 2,727,173 3,456,136 3,754,135 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: [7], [8], [9] Tỷ lệ nợ quá hạn đang có dấu hiệu tăng nhẹ qua các năm, đến năm 2018 là 1.67%. Nợ quá hạn vẫn diễn ra chủ yếu ở nợ trung và dài hạn khi tỷ trọng xoay quanh mức hơn 90% so với toàn bộ. Nhìn chung NCB vẫn dư được cơ cấu nợ quá hạn ổn định không bị mất kiểm soát nhưng dấu hiệu tăng dần qua các năm cũng cần phải lưu ý.

2.2.1.2. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu giảm sau khi tái cơ cấu nhờ ngân hàng tích cực bán các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của Tổ chức tín dụng VAMC và hiện tại tỷ lệ nợ xấu của NCB đi vào ổn định. NHTM nào cũng muốn chất lượng tín dụng tốt nhất để phát triển và tăng trưởng quy mô tín dụng. Vì thế, NCB luôn xem xét và quản lý khá chặt chẽ danh mục tín dụng cố gắng hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong giai đoạn 2016- 2018, Ngân hàng đã có được chất lượng danh mục tín dụng khá tốt, NCB thực hiện phân chiabằng phương pháp định lượng, tại thời điểm cuối năm 2017 tỷ lệ nợ xấu theo nhóm nợ NCB tự phân loại là 1,53%. Tính đến ngày 31/12/2018 tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 1,67%.

Bảng 2.5Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo tài chính hợp nhất

Đơn vị: Triệu đồng

2.2.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Qua bảng số liệu có thể thấy được thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư, kinh doanh khác vẫn chiếm phần nhỏ. Trong năm 2016, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 76,6% tổng thu nhập và tăng dần khá đều đặn đến năm 2018. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt cùng với nền kinh tế hồi phục. Bên cạnh đó thu nhập hoạt động tín dụng vẫn tăng đều, so với năm 2016 thì năm 2018 đã tăng thêm hơn 37,8%.

2 Dự phòng cho vay khách hàng 290.310 359.247 392.58 2

3 Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ - - 75

4 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 20.000 92.964 85.487 5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 6.918 9.918 9.918

Tổng 317.228 462.129 488.06

2

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: [7], [8], [9]

2.2.1.4. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng rủi ro của NCB vẫn tuân thủ theo quy định của NHNN và được tăng dần theo các năm, đặc biệt năm 2018 dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ đã được thêm vào quỹ trích lập dự phòng của Ngân hàng. Dự phòng cho vay khách hàng tăng khá cao năm 2017 tăng 20% và năm 2018 tiếp tực tăng gần 10% lên 392,582 tỷ. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư đã giảm khi khủng hoảng sau thua lỗ dần được khắc phục. Tổng dự phòng năm 2018 là 488,062 tỷ tăng 5,6% so với năm 2017.

Bảng 2.7 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dịch vụ của NCB được đánh giá cao. Các dịch vụ thanh toán nội địa đa dạng với tính tự động hóa trong giao dịch được nâng cao, thời gian giao dịch nhanh, tương tác hỗ trợ trực tuyến online với kênh “Live chat” trên website, hệ thống internet banking, mobile banking phát triển. Bên cạnh đó NCB cũng có các tiện ích và sản phẩm ưu đãi cho khách hàng mới và các gói sản phẩm chăm sóc và tri ân những khách hàng lâu năm. Ngân hàng cũng hỗ trợ tối ưu cho lợi ích của khách hàng như chuyển đổi nhanh chóng số điện thoại từ 11 số sang 10 số để hệ thống sms banking, mobile

banking hoạt động ổn định. Hoạt động thanh toán quốc tế tiếp tục được phát huy lợi thế với chất lượng dịch vụ đa dạng, hiệu quả. Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại được NCB đảm bảo an toàn bằng cách chuẩn hóa và cập nhật thường xuyên các quy trình nghiệp vụ, áp dụng chuẩn thời gian xử lý giao dịch TTQT (Cam kết chất lượng dịch vụ) và tổ chức các khóa đào tạo cho giao dịch viên, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng.

Hình ảnh NCB đã có vị trí bền vững trong lòng khách hàng bằng những bước đi vững chắc để định hình nên một ngân hàng mới có vị thế vững chắc hơn trên thị trường tài chính ngân hàng. Hình ảnh thương hiệu mới NCB đầy sức sống của Ngân hàng Quốc dân: Nhận diện thương hiệu từ màu trắng và xanh nhạt đã được biến đổi thành màu xanh đậm làm nền cho logo trắng đỏ của ngân hàng, tiếp theo đó là khẩu hiệu: “Ngân hàng của bạn”,NCB cam kết phát triển bền vững nhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối, là đối tác tin cậy cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan.

Mức độ hài lòng của khách hàng với cán bộ công nhân viên. Theo phiếu khảo sát thì chỉ có một số ít phản hồi chưa hài lòng đối với nhân viên của NCB. Nhân tố quyết định đến sự thành công được NCB cho rằng đó là con người, chính vì vậy HĐQT và Ban điều hành luôn muốncải thiện công tác tuyển dụng, chú trọng để tạo ra đội ngũ cán bộ nhân viên NCB có năng lực và đạo đức tốt và được đào tạo kĩ trong mọi lĩnh vực cần thiết là ngân hàng, tài chính, kế toán, nhân sự, luật... Qua đóđội ngũ của NCB đảm bảo am hiểu về nghiệp vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. NCB coi đào tạo là mục tiêu tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng nhân sự, các chương trình đào tạo được tổ chức định kỳ, thường xuyên với nhiều nội dung, nhiều cấp độ khác nhau. “Ngân hàng tư vấn tài chính tốt nhất Việt Nam năm 2016” là giải thưởng chứng tỏcáccố gắng của NCB trong việc luôn đổi mới, sáng tạo, cống hiến cho khách hàng

những sản phẩm, các giải pháp tư vấn tài chính phù hợp và cam kết đồng hành cùng khách hàng.

“Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2016” là giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất và sáng tạo nhất. Tại NCB, trên quan điểm “Một tổ chức bền vững phải là một tổ chức xuất sắc có văn hóa mạnh”, mỗi cá nhân NCB được tạo điều kiện và trau dồi để phát huy hết năng lực bản thân. Ban lãnh đạo NCB luôn nhất quán hướng đến mục tiêu đưa NCB trở thành ngôi nhà thứ hai, một trường học cho sự trưởng thành và phát triển của cán bộ nhân viên.

- Đóng góp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội:

Trên thị trường, mặc dù thuộc phân khúc ngân hàng nhỏ nên dư nợ tín dụng còn thấp song NCB lại đang là ngân hàng có thị phần khá cao trong mảng cho vay mua ô tô - một trong những lĩnh vực mà các ngân hàng lớn nhỏ đều đang đẩy mạnh vì lợi nhuận cao nhưng rủi ro ít. NCB liên tục đưa ra các chương trình, các chương trình kích cầu, thi đua tăng doanh số tập trung mạnh vào thị trường ngách là ở các tỉnh thành - thị trường mà các NHTM vẫn chưa phủ sóng được quá nhiều. Do thúc đẩy hoạt động chung đi lên của thị trường, NCB cũng tung ra các sản phẩm mới tối ưu cho cả khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp.

Kết quả tăng trưởng kinh doanh với nhiều điểm khởi sắc và bền vững trong năm 2018 đã tiếp tục khẳng định niềm tin của khách hàng với NCB. Năm 2018, NCB nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam của Thời báo Kinh tế Việt Nam (là năm thứ 4 liên tiếp nhận giải thưởng này) và nhận nhiều giải thưởng uy tín khác trong nước và quốc tế như: Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2018 và Ngân hàng có trách nhiệm xã hội được Tạp chí Global Business Outlook trao tặng; Top 50 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam; Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam...

2.3. Ket quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chất

lượng tín

dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân

2.3.1. Kết quả đạt được

- Đội ngũ nhân viên khá tốt và cán bộ nòng cốt chuyên nghiệp :NCB có đội ngũ nhân sự khá trẻ nhiệt huyết nhưng có kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân

hàng, có

huấn luyện bài bản, trình độ từ đại học trở lên chiếm hầu hết, có đạo đức nghề nghiệp

tốt. Nhóm cán bộ lãnh đạo chủ chốt có kinh nghiệm, khá lớn là các chuyên gia trong

lĩnh vực tài chính tiền tệ.

- Mô hình tổ chức hoạt động được tái cơ cấu theo xu thế mới hiện đại hơn, vai trò quản lý được nâng cao, tiếp tục phát triển theo ngành dọc nhưng vẫn thực

hiện đúng

nguyên tắc đảm bảo cân bằng giữa “thu nhập - rủi ro - tăng trưởng - kiểm soát”. - Hệ thống quản trị rủi ro khá hiệu quả khi mô hình quản trị rủi ro ba tuyến

phòng thủ được NCB áp dụng trong những năm qua. Nó đã giúp ngân hàng nhận diện

sớm và kiểm soát và giảm thiểu rủi ro dần qua từng năm.

- Quy mô mạng lưới của NCB với gần 100 điểm giao dịch bao gồm chi nhánh và phòng giao dịch, cùng với rất nhiều cây ATM đã giúp ngân hàng có ưu thế nhất

định. Ngân hàng cũng tập trung cải tổ mạnh mẽ về tổ chức, mạng lưới, ban quản trị

điều hành từ hội sở đến phòng giao dịch theo tiêu chí tăng cường chất lượng, chuyên

Ngân hàng vẫn tiếp tục tung ra các sản phẩm mới đa dạng, mở rộng mạng lưới thì nguồn vốn huy động những năm tới vẫn sẽ tăng trưởng ổn định.

- NCB có ưu thế công nghệ quan trọng khi đã thực hiện chuyển đổi và đưa vào vận hành thành công hệ thống core banking mới T24, một trong những giải pháp về nghiệp vụ ngân hàng đang được sử dụng bởi trên 600 định chế tài chính hàng đầu thế giới phát triển bởi tập đoàn công nghệ Temenos-Thụy Sỹ. Bên cạnh các module thông thường để phục vụ các nhu cầu nghiệp vụ, quản lý của ngân hàng truyền thống, hệ thống T24 mới này đã được NCB đầu tư toàn diện với các module tiên tiến về quản trị dữ liệu khách hàng, thông tin quản trị và đặc biệt là các ứng dụng ngân hàng số hiện đại Digital Banking. Việc chuyển đổi thành công hệ thống T24 sẽ là một bước đột phá lớn cho NCB trong việc phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, tăng cường năng lực cạnh tranh cũng như quản trị hiệu quả thông qua các tính năng vượt trội và nền tảng về phát triển sản phẩm mới, điều hành kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ tốt nhất.

2.3.2. Hạn chế

Như đã phân tích ở trên, kết quả hoạt động kinh doanh tuy có lãi nhưng chưa có được sự ổn định; mặc dù tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng nhẹ qua các năm nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có sự quản lý tốt. Ngoài ra NCB cũng phải tiến hành trích lập dự phòng một khoản khá lớn lấy ra từ lợi nhuận ngân hàng, làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của NCB trong thời gian qua không bùng nổ được như kỳ vọng.

Là một trong những ngân hàng có dư nợ cho vay và quy mô huy động lớn nhất trong phân khúc các ngân hàng quy mô nhỏ nhờ kết quả kinh doanh của NCB khá ấn tượng. Nhưng bên cạnh đó NCB vẫn có nhiều hạn chế do việc kiểm soát chi phí chưa hiệu quả, chi phí hoạt động hàng năm khá lớn. Hiện tại NCB cũng đang chú trọng thực hiện các giải pháp để quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Không thể phủ nhận vai trò của ngân hàng trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay chưa chính xác, yếu tố quản trị rủi ro còn chưa được quan tâm một cách đúng

mức.Hiện tại, việc xử lý các khoản nợ này đang được tiến hành quyết liệt nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Đội ngũ tín dụng của NCB được nâng cao về chất lượng và số lượng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hoàn hảo. Một cán bộ tín dụng ở nhiều chi nhánh vẫn phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ dù không thuộc chuyên môn của mình. Điều đó dẫn đến nhiều rủi ro nếu cán bộ đó không có đạo đức tốt, chuyên môn tốt. Đây là hạn chế khiến giảm hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trực tiếp và cả gián tiếp.

Hạn chế lớn nhất hiện tại của NCB là công tác xử lý nợ xấu, nợ phải thu tồn đọng từ trước tái cơ cấu vẫn chưa được xử lý triệt để. Nợ xấu giảm nhờ ngân hàng tích cực bán các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của Tổ chức tín dụng VAMC. Hiện tại NCB nắm giữ gần 6.500 tỷ đồng trái phiếu của VAMC đổi lại việc bán nợ xấu từ năm 2013 và vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý.

Danh mục đầu tư của NCB đa dạng nhưng do phân tán không đều giữa các ngành nghề, sản phẩm vay và lượng khách hàng hợp lý nên vẫn còn tồn tại rủi ro danh mục tín dụng, khả năng phân tán rủi ro không cao. Dù có định hướng phát triển thị trường ngách, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiêu dùng hợp lý nhưng không thể phủ nhận NCB không có nhiều khách hàng làdoanh nghiệp lớn cũng là hạn chế đối với ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ là bất động sản được duy trì ổn định, tuy nhiên vẫn có tài sản là bất động sản nhưng chất lượng tài sản thấp, khả năng thanh khoản kém hoặc không đủ điều kiện. Ngoài bất động sản, TSBĐ còn có thể là động sản, hàng tồn kho luân chuyển, máy móc thiết bị nhưng đều không có khả năng phát mại cao.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Việc kiểm tra giám sát sau vay chưa được thực hiện đầy đủ.

Hoạt động giám sát sau vay vốn dĩ nên được thực hiện thường xuyên thì thực trạng chung tại các NHTM lại ngược lại; việc kiểm tra sau vay được tiến hành một

cách miễn cưỡng, bắt buộc. Chuyên viên QHKH có trách nhiệm theo dõi tình trạng khoản vay để đảm bảo việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng của khách hàng. Tuy nhiên trong giai đoạn 2016-2018, ngân hàng chưa sát sao trong công tác này; đây cũng là lí do ngân hàng thường bị động khi khách hàng quá hạn thanh toán gốc lãi.

Thứ hai:Nguồn thông tin nội bộ hạn chế; hệ thống công nghệ lạc hậu

Chi nhánh đang thẩm định phụ thuộc vào các thông tin tín dụng do khách hàng cung cấp. Kênh thông tin hữu ích nhất mà Ngân hàng đang sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Công nghệ Ngân hàng đang áp dụng chưa cho phép chuyên viên lưu thông tin tín dụng khách hàng cũ lên hệ thống; mà hồ sơ khách hàng chỉ được lưu trữ dưới dạng bản cứng. Đồng thời, việc sắp xếp bảo quản cũng không được thống nhất trên toàn hệ thống; hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chuyên viên hỗ trợ tín dụng; dẫn tới việc tìm kiếm thông tin khách hàng cũ vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, công tác dự báo cảnh báo; cập nhật thông tin thị trường hiện tại là quá ít, không phát huy tác

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w