KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HỘI SỞ TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 118)

Hội sở Techcombank là cơ quan đầu mối chỉ đạo, điều hành, quyết định về đường lối, chiến lược hoạt động và đưa ra những định hướng chung của toàn ngành, làm cơ sở cho các Chi nhánh xây dựng định hướng hoạt động phù hợp, vì vậy Hội sở Techcombank cần có những tác động trực tiếp thúc đẩy hoạt động của các Chi nhánh, cụ thể:

- Xây dựng chiến lược về thị trường và khách hàng là DNNVV, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng phù hợp với đặc điểm của các DNNVV, hệ thống này cần đơn giản và linh hoạt nên coi trọng yếu tố bản thân khách hàng như độ tín nhiệm; năng lực quản lý, khả năng về tài chính; triển vọng phát triển.

- Xây dựng một quy trình riêng về cho vay và cung cấp dịch vụ cho các DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và khuyến khích sử dụng tối đa dịch vụ ngân hàng.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để từng bước hiện đại hoá công nghệ, nâng cao vị thế của Techcombank. Giúp đỡ về nghiệp vụ như mở các khoá đào tạo kiến thức mới, nhất là về kiến thức về thị trường, tin học,... nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát để mọi sai sót, yếu kém đều được phát hiện và chỉnh sửa kịp thời tại cơ sở.

- Hoàn chỉnh, tăng cường hiệu lực của hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, kết nối với hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước, cung cấp cho Chi

nhánh khai thác sử dụng một cách hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống thể chế, thủ tục hành chính làm cho chúng đơn giản và linh hoạt. Đơn giản hoá quy trình cho vay, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đơn giản hoá thủ tục cho vay.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng cao. Đó là cơ hội cho tín dụng, đặc biệt là tín dụng DNNVV phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất luợng. Để có thể trở thành một trong các Ngân hàng uy tín trên thị truờng, Ngân hàng TMCP kỹ thuơng Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Thành nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi các ngân hàng bạn đều coi hoạt động tín dụng DNNVV là khoản mục tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao.

Việc nghiên cứu đề tài iiChat lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thánh’ trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp cho hoạt động tín dụng DNNVV của Techcombank Hà Thành phát triển ổn định, bền vững. Sau khi nghiên cứu về lý luận luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng DNNVV và chất luợng hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM.

Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng chất luợng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP kỹ thuơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2017 - 2019. Từ đó rút ra những kết quả đạt đuợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng DNNVV tại Techcombank Hà Thành. Luận văn đã đua ra một số kiến nghị cụ thể đối với Hội sở Techcombank với mong muốn tháo gỡ những khó khăn, vuớng mắc mà các DNNVV đang gặp phải khi tiếp cận vốn tại Techcombank Hà Thành và để việc tổ chức thực hiện các giải pháp đuợc nhanh chóng, thuận lợi.

Những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng DNNVV. Để các giải pháp đuợc thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực của bản thân Techcombank Hà Thành, sự quan tâm và kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan.

Luận văn đã đề cập được các mục tiêu nghiên cứu, nhưng do hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp của các Thầy/Cô giáo hướng dẫn, các Thầy/Cô trong Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động.

2. Học viện Ngân hàng - Nguyễn Văn Tiến: “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng”' - Nhà xuất bản Thống kê, 2003.

3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

5. Lê Văn Tư (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê. 6. Lê Văn Tư (2006), Giáo trình Tiền tệ, ngân hàng thị trường tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành năm 2017, 2018, 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020. 8. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam năm 2017, 2018 và báo cáo tổng kết năm 2019.

9. Quyết định số 3533/QĐ-TCB-HS ngày 08/07/2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam về việc Ban hành Quy trình tín dụng.

10. Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

11. Nghị định số Số: 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

12. Nghiên cứu của World Bank: “World Bank lending for lines of credit: An IEG evaluation - Cho vay tín dụng của Ngân hàng Thế giới: Đánh giá độc lập” (2006) 13. “Credit Situation in Korea and Thailand after the crisis years 1997-1998” (2004) 14. Đức, Elsas, R.; Krahnen, J-P. (1998): “Is relationship lendingspecial? Evidence from Credit-File data in Germany”

□ Doanh nghiệp nhà nước O Công ty c ổ phần □ Công ty TNHH I I DN khác

□ DNTN

□ Không có nhu cầu vay vốn I I Thỉnh thoảng □ Chỉ vay một lần duy nhất □ Thường xuyên

15. Nir Klein (2013) “Non-Performing Loans in CESEE: Determinants and Impact on Macroeconomic Performance”.

16. Mô hình phân tích CAMELS, Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch, tác giả Judijanto và Khmaladze (2003)

17. Trần Thị Hồng Hạnh “Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam ” (1996)

18. Trần Thị Xuân Hương ‘‘Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2004).

19. Nguyễn Hữu Thủy (1997): “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ”

20. Nguyễn Đức Tú (2012): “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ”

21 Lê Thị Kim Nga (2005): “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm trước mắt”

22. Lê Đức Thọ: “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở nước ta hiện nay” (2005)

23. Lê Thị Huyền Diệu (2010): “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Kính chào quý khách hàng!

Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chúng tôi đang tiến hành chương trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành (Techcombank Hà Thành). Xin quý khách hàng vui lòng dành cho chúng tôi ít thời gian trả lời một số câu hỏi. Rất mong quý khách hàng giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin trên phiếu điều tra chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

PHẦN I: THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Anh/chị vui lòng tích dấu X vào các ô trống để đưa ra nhận xét.

1. Doanh nghiệp Anh/chị thuộc loại hình nào sau đây?

không đồng ý thường/Trung lập đồng ý Chỉ tiêu Điểm 1 2 3 4 5 Sự hải lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Techcombank Hà Thành 1.1. Điều kiện vay vốn có phù hợp với hoạt động kinh

doanh

3. Doanh nghiệp Anh/Chị vay vốn với mục đích gì? O Bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh

□ Đầu tư tài sản cố định như: Nhà xưởng, văn phòng công ty, phương tiện, mua sắm máy móc, thiết bị

O Mục đích khác

99

4. Doanh nghiệp anh/chị đã từng làm hồ sơ vay ở Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành chưa?

O Đã làm □ Chưa làm

5. Ngoài việc vay vốn tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, doanh nghiệp Anh/chị đang vay vốn ở tại các tổ chức tín dụng khác không?

I I Không, chỉ đang vay vốn tại Techcombank Chi nhánh Hà Thành □ Có đang vay ở tổ chức tín dụng khác

6. Khi Doanh nghiệp Anh/chị vay vốn tại Techcombank Chi nhánh Hà Thành, biện pháp đảm bảo khoản vay như nào?

□ 100% các khoản vay đều phải thế chấp O Vừa thế chấp vừa tín chấp

□ Hoàn toàn tín chấp

PHẦN II: Ý KIẾN CỦA DOANH NGHIỆP KHI VAY VỐN TẠI TECHCOMBANKHÀTHÀNH

Anh/chị hãy đánh giá các nội dung sau bằng cách đánh dấu IXI lựa chọn các mức độ

1.4. Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 1.5. Thời gian giải ngân khoản vay nhanh gọn

1.6. Cơ sở vật chât tại điêm giao dịch rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, tiện nghi

1.7. Vị trí giao dịch thuận tiện

1.8. Thái độ phục vụ của cán bộ vui vẻ, nhiệt tình, nhã nhặn

1.9. Trình độ của chuyên viên tín dụng chuyên nghiệp, tư vân tốt về các cơ hội kinh doanh

1.10. Chuyên viên tín dụng hướng dẫn, giải thích tận tình, chu đáo khi hồ sơ chưa đúng hoặc chưa rõ ràng. Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ

2.1. Các sản phẩm tín dụng có đa dạng theo ngành nghề kinh doanh

2.2. Các sản phẩm tín dụng có đa dạng phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng

Tính vượt trội của sản phẩm 3.1. Chứng từ giải ngân đơn giản

3.2. Lãi suât có cạnh tranh hơn so với các TCTD khác

3.3. Thường xuyên có các chương trình ưu đãi lãi suất

3.4. Chính sách sản phẩm giải quyết được các vướng mắc của khách hàng.

Đánh giá chung về chât lượng tín dụng

101

Các ý kiến nhận xét, góp ý khác (nếu có): ...

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w