Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

a) Sự tuân thủ pháp luật và các qui định của Nhà nước của NHTM

Quá trình hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng luôn nằm trong sự bảo hộ và điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Pháp luật đưa ra các quy định và nguyên tắc về lãi suất, các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, giới hạn cấp tín dụng... Nếu ngân hàng không thực hiện và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về các chỉ tiêu trên (ví dụ như việc cho khách hàng vay vốn để thực hiện kinh doanh ngành nghề mà Nhà nước cấm, cho vay khi doanh nghiệp chưa đủ pháp lý, hoặc cho vay dựa trên việc nhận tài sản bất hợp pháp...) thì không những phải chịu kỉ luật mà còn gặp rủi ro về pháp lý khi các khoản vay không đáp ứng đủ điều kiện vay, khiến khoản tiền cho vay không có khả năng thu hồi, làm giảm chất lượng tín dụng. Điều này không chỉ đúng với chất lượng tín dụng nói chung. mà còn đúng với chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNNVV. Do vậy, yếu tố quan trọng và tiên quyết nhất để các ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả. nâng cao được chất lượng tín dụng DNNVV chính là việc tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước về ngân hàng thương mại.

Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV

Chính sách tín dụng của một ngân hàng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng trong một thời kỳ, nó có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, theo các đường lối, chính sách của Nhà nước. Thông thường hàng năm mỗi ngân hàng đều sẽ có chính sách và định hướng tín dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp trên toàn hệ thống: doanh nghiệp siêu nhỏ, DNNVV, donah nghiệp lớn. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng nói chung hay chất lượng tín dụng DNNVV nói riêng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ một ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng tín dụng DNNVV tốt đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, với bản thân ngân hàng mình, đồng thời kết hợp được lợi ích giữa khách hàng DNNVV và của ngân hàng.

Quy trình cho vay đối với DNNVV

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của cán bộ tín dụng và các phòng ban liên quan từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc một khoản tín dụng: từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Trong quy trình tín dụng:

Bước chuẩn bị cho vay là vô cùng quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này, chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định doanh nghiệp vay vốn cũng như quy định điều kiện và thủ tục vay ở từng ngân hàng.

Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản vay đã cung cấp để có thể điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời, sớm thấy được nguyên nhân và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Để thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng tín dụng ngắn hạn thì việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra rất quan trọng.

Thu nợ và thanh lý là khâu có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Sự nhạy bén của các ngân hàng trong việc kiểm soát sau vay, phát hiện kịp thời những bất lợi có thể xảy ra đối với khách hàng, thêm vào đó là các biện pháp xử lý kịp thời, chính xác sẽ làm giảm thiểu khả năng nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động tích cực đối với chất luợng tín dụng trong ngắn hạn.

Chất luợng tín dụng có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng buớc và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học và nhịp nhàng giữa các buớc trong quy trình tín dụng. Nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các buớc trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng đuợc luân chuyển bình thuờng, theo đúng kế hoạch đã định mà nhờ đó bảo đảm đuợc chất luợng tín dụng. Thông thuờng trong cùng một hệ thống ngân hàng, quy trình tín dụng đuợc áp dụng chung cho mọi đối tuợng, mọi loại hình doanh nghiệp. Do vậy, việc quy trình tín dụng có tác động đến chất luợng tín dụng nói chung nhu thế nào, thì nó cũng ảnh huởng tuơng tự nhu vậy đến chất luợng tín dụng DNNVV nói riêng.

c) Phẩm chất và năng lực của cán bộ nhân viên

Con nguời luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức nào. Nếu ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng quản lý DNNVV có năng lực và kinh nghiệm, đuợc đào tạo bài bản, am hiểu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa đuợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, thực hiện cho vay đến kiểm soát sau khoản vay, từ đó nâng cao chất luợng tín dụng DNNVV cho ngân hàng.

Hệ thống thẩm định và kiểm soát nội bộ

Hệ thống thẩm định

Một trong những tiêu chí để đánh giá chất luợng tín dụng DNNVV của ngân hàng là vốn và lãi vay đuợc hoàn trả đúng kỳ hạn. Để điều này xảy ra thì các ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng DNNVV.

Thông thường, công tác thẩm định khách hàng nói chung và khách hàng DNNVV nói riêng được tiến hành trước và chủ yếu tập trung vào việc xem xét các mặt: tư cách pháp lý, khả năng tài chính, năng lực quản lý và kinh doanh, mức độ tín nhiệm, hiệu quả của phương án kinh doanh.

Trong nhiều trường hợp đồng ý cho vay nhưng thấy phương án của khách hàng chưa hợp lý ngân hàng có thể tham gia tư vấn cho khách hàng hoàn thiện sau đó xác định số tiền vay, thời gian vay và mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV sử dụng vốn vay hiệu quả làm tiền đề cho việc thu hồi cả vốn lẫn lãi đúng hạn của ngân hàng. Do vậy, thẩm định được coi là một trong nhưng khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của mỗi khoản cho vay.

Hoặc nhìn trên khía cạnh khác, nếu khách hàng DNNVV đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đặt ra thì dự án đầu tư sẽ được tiếp tục xem xét để ra quyết định có cho vay hay không. Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng DNNVV và đánh giá phương án có hợp lý hay không. Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe, không phù hợp với thực tế thì sẽ có rất ít các DNNVV có thể bảo đảm thoả mãn được yêu cầu của ngân hàng, gây cản trở cho ngân hàng trong việc thu hút thêm khách hàng DNNVV và mở rộng quan hệ tín dụng, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng DNNVV. Tuy nhiên, nếu quy trình điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể sẽ khiến cho ngân hàng sai lầm trong việc ra quyết định cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng cũng làm giảm chất lượng tín dụng. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động các NHTM phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống thẩm định của mình, để vừa thu hút được khách hàng DNNVV, lại vừa có khả năng nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV.

Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ thường xuyên mà các lãnh đạo nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai quy định từ đó đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp. Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm

tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng định hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng mảng DNNVV nói riêng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh hà thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w