nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. DNNVV hiện chiếm tỷ trọng 98,1% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Đồng thời, khu vực DNNVV rất hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là khu vực kinh tế diễn ra các hoạt động cải tiến, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh... tạo sự năng động và cạnh tranh cho nền kinh tế.
Như vậy, DNNVV có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, kể cả tại các nước phát triển. Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn nền
kinh tế. Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, yêu cầu về vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đặt ra. Các doanh nghiệp không thể trông chờ vào vốn tự có, mà còn phải dựa vào vốn của nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. NHTM với tu cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi, sẽ là trungtâm đáp ứng nhu cầu về vốn bổ sung cho đầu tu phát triển. Nhu vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn đuợc thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tu mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ, điều hòa vốn cho nền kinh tế, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh đuợc liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tu, động viên hàng hoá vào luu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các DNNVV ở nuớc ta đã và đang khẳng định đuợc vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên để DNNVV phát huy hết đuợc khả năng của mình thì Đảng, Nhà nuớc, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế cần phải có những chính sách, những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ DNNVV vuợt quan những khó khăn những hạn chế. Mà một trong rất nhiều khó khăn phải kể đến đó là khó khăn về vốn.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thuờng vay vốn ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tu theo chiều sâu. Tuy nhiên để có thể tiếp cận đuợc vốn của ngân hàng thì các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện tín dụng, chịu sự kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn.
Đối với DNNVV thì vốn vay ngân hàng là nguồn vốn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi nó thoả mãn nhu cầu vốn về số luợng và thời hạn đặc biệt chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng thấp hơn các chi phí vốn khi đi vay từ cácnnguồn vốn phi chính thức. Mặt khác, các DNNVV còn nhận đuợc sự tu vấn của ngân hàng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án đầu tu. Và khi vay đuợc vốn rồi trong thời hạn vay vốn ngân hàng sẽ thực hiện giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát hiện những nhuợc điểm, sai sót từ đó có thể có những điều
chỉnh kịp thời nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.
Tóm lại tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV là rất quan trọng, hoạt động này giúp cho các ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tu, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh khoản của Ngân hàng, điển hình là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới... Do vậy vấn đề nâng cao chất luợng tín dụng không chỉ đối là vấn đề cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng, chủ đầu từ mà còn đối với toàn xã hội nữa. Đặc biệt khi mà ngày nay, các DNNVV mang lại đến 45% GDP của cả nền kinh tế thì việt quan tâm đến nâng cao chất luợng tín dụng đối với các DNNVV lại càng trở nên quan trọng và đáng đuợc quan tâm.
về phía Ngân hàng
Ngân hàng thuơng mại giống nhu các nhà kinh doanh trên thị truờng: bỏ vốn ra
và mong muốn thu hồi đuợc vốn và mang lại lợi nhuận. Nhu vậy đảm bảo và nâng cao
chất luợng cho các khoản vay, hay việc nâng cao chất luợng tín dụng là một nhu cầu cấp
thiết, đặc biệt là nâng cao chất luợng tín dụng DNNVV, nó vừa là yếu tố không những
đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển.
Tu duy về nền kinh tế thị truờng của các DNNVV Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế, do đó việc làm ăn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV có nguy cơ
dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế các Ngân hàng không chỉ là nguời cung cấp vốn cho các
DNNVV mà Ngân hàng còn phải là nguời hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của
các DNNVV để có thể tu vấn cho họ các phuơng án kinh doanh hiệu quả, tránh khỏi đuợc những rủi ro không đáng có; từ đó bảo vệ chính khoản tiền đã cho vay của mình.
về phía khách hàng và nhà đầu tư
Khách hàng của Ngân hàng có hai loại: Nguời gửi tiền và nguời vay tiền. Nguời
gửi tiền quan tâm đến khả năng thanh toán của Ngân hàng mà khả năng thanh toán của
Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất luợng của các khoản tín dụng. Vì vậy
đối với họ nâng cao chất luợng tín dụng là vấn đề cần thiết vì nó ảnh huởng trực tiếp đến
những khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng. Nguời vay tiền là nguời trực tiếp sử dụng
giá trị sử dụng của các khoản vốn vay Ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho
khoản tín
dụng đó hiệu quả, đem lại lợi nhuận để họ có thể trang trải chi phí vay và có lãi. Bởi thế
bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng
phải được nâng cao; đặc biệt khi mà hiện nay, tín dụng đối với DNNVV là hoạt động kinh doanh nòng cốt của các ngân hàng thì việc quan tâm đến chất lượng tín dụng DNNVV cũng là vấn đề được các nhà đầu tư lưu tâm.
về toàn xã hội
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng DNNVV cũng
là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả
các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, đóng góp phần lớn vào phúc lợi xã hội. Ngược lại nếu chất lượng tín dụng DNNVV kém có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng, từ đó làm ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế, nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm
trọng và sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ xã hội. Do đó mà vấn đề nâng cao chất lượng tín
dụng DNNVV cũng được toàn thể xã hội quan tâm.